Cách Để Trở Thành Một Nhà Quản Lý Dịch Vụ
?Công việc của một quản lý dịch vụ
Một người quản lý dịch vụ cung cấp tất cả thông tin phù hợp khi mà họ chuẩn bị buôn bán hoặc cho thuê các sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của tổ chức. Người quản lý thường sẽ phát triển và giữ liên lạc với các khách hàng đã hợp tác với tổ chức. Những nhiệm vụ khác bao gồm:- Đào tạo nhân viên Sales để cải thiện kỹ năng trong các chiến lược buôn bán, độ hài lòng khách hàng và quảng bá thương hiệu.
- Quản lý chuỗi công việc, bao gồm công việc tạo và quản lý hóa đơn.
- Cung cấp thông tin cho khách hàng sản phẩm và các dịch vụ của công ty.
- Kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng của các thiết bị được trả lại.
- Đẩy mạnh các kênh buôn bán nhằm cải thiện quy trình tuyển dụng và đào tạo.
?Một số yêu cầu nhất định
Để có được vị trí quản lý, thí sinh cần phải đạt được một số yêu cầu dựa trên cấp độ công việc mà thí sinh ứng tuyển. Ở một số ngành công nghiệp, quản lý dịch vụ phải đạt được chứng nhận của chuyên ngành. Các chứng nhận phụ luôn có sẵn cho những ai muốn học hỏi thêm về quy trình làm việc hoặc việc thực hành. Trình độ giáo dục Mặc dù hầu như các công ty chuộng những thí sinh có bằng cử nhân nhưng trình độ giáo dục ít nhất trong công việc này là tốt nghiệp cấp 3 hoặc chứng chỉ GED. Chương trình đào tạo bao gồm các bài tập đánh giá trong lĩnh vực nhân sự, tính chuyên nghiệp trong cách làm việc và quản trị kinh doanh. Sinh viên cũng có thể học các khóa học chuyên ngành mà họ dự định theo đuổi. Chẳng hạn một quản lý dịch vụ xã hội và cộng đồng có thể đi học các lớp xã hội và tổ chức cộng động.- Chứng chỉ Quản lý dịch vụ
- Quản lý dịch vụ bảo vệ an toàn thực phẩm
Chứng chỉ này dành cho những nhà quản lý dịch vụ trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn. Để có được chứng chỉ này, bạn phải hoàn thành khóa đào tạo và vượt qua kỳ thi. Hội đồng Quản lý đại phương yêu cầu nhiều đợt chứng nhận lại.
- Chứng nhận Quản lý dịch vụ Agile
Chứng nhận chứng minh bạn biết các nguyên tắc Agile trong việc quản lý dịch vụ. Để lấy được chứng nhận bạn sẽ cần phải hoàn thành khóa đào tạo và bài thi
Kỹ năng
Những nhà quản lý dịch vụ cần có bộ kỹ năng cụ thể để làm tốt công việc. Trong khi nhiều kỹ năng cho những nhà quản lý trong vài ngành công nghiệp, một vài kỹ năng cho riêng một ngành.
- Kỹ năng giao tiếp
Một nhà quản lý dịch vụ cần giữ liên lạc với khách hàng và nhân viên liên tục. Đối với những nhà quản lý giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu khi họ đại diện cho mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Một nhà quản lý dịch vụ xuất sắc sẽ mô tả và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ công ty cho những khách hàng có hứng thú, trong khi họ cũng trao đổi phản hồi của khách hàng cho quản lý và nhân viên công ty.
- Kiến thức về sản phẩm và ngành
Trong nhiều trường hợp, nhà quản lý dịch vụ đại diện hình ảnh công ty đối với khách hàng. Kiến thức mở rộng về hàng hóa và dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ đem lại cho khách hàng sự tự tin mà ho cần.
- Kỹ năng tin học văn phòng
Một nhà quản lý dịch vụ theo dõi những tài liệu liên quan đến khách hàng như hợp đồng và biên lai và cũng có khả năng giao tiếp với khách hàng và quảng bá hình ảnh công ty thông qua các nguồn trực tuyến. Họ nên sử dụng phần mềm và chương trình của doanh nghiệp để quản lý dữ liệu và thời khóa biểu.
- Kỹ năng quản lý thời gian
Việc quản lý tốt thời gian đảm bảo được có nhà quản lý có thể đáp ứng yêu cầu của nhân viên và khách hàng. Một nhà quản lý dịch vụ cần xử lý các phản hồi từ khách hàng, duy trì việc trao đổi với cấp trên, theo dõi những hợp đồng đang có và hợp đồng mới, quan sát quá trình bán hàng và các công việc đặc thù của team marketing và các ngành công nghiệp khác. Sử dụng tốt thời gian và năng lượng cần thiết cho mỗi công việc và ưu tiên chúng theo cách tối đa hóa tính hiệu quả thật sự quan trọng cho bất kỳ nhà quản lý dịch vụ nào.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là cầu nối giữa công ty và khách hàng, những nhà quản lý dịch vụ sẽ phải thường xuyên giải quyết những vấn đề khó khăn hoặc phức tạp. Giải quyết tốt vấn đề có thể giúp họ thu thập và đánh giá các thông tin có liên quan nhằm tìm ra biện pháp khả thi.
- Khả năng lãnh đạo
Đôi khi, quản lý cũng phải tổ chức và đào tạo cho team bán hàng. Team bán hàng và marketing cần được đào tạo liên tục để có thể biết nhiều hơn về việc cập nhật sản phẩm và xu hướng tiếp thị. Đồng thời những khóa đào tạo giúp họ cải thiện kỹ năng bán hàng và tiếp thị. Nhà quản lý dịch vụ nên có nhiều buổi training và đảm bảo rằng họ có thể làm việc và cho ra sản phẩm đạt yêu cầu.
?Môi trường làm việc của một nhà quản lý dịch vụ
Môi trường làm việc do ngành nghề quyết định. Một vài người sẽ làm trong môi trường văn phòng trong khi một số sẽ hoạt động trong ngành bán lẻ, sản xuất hoặc thực phẩm. Một số khác làm việc trong văn phòng thường ngồi sử dụng máy tính trong khoảng thời gian dài. Những nhà quản lý dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thường đứng trong suốt ca trực của họ khi họ làm việc trực tiếp với đối tác.
Nhiều người sẽ làm việc toàn thời gian mặc dù họ có thể làm những ca khác nhau bao gồm cả ngày lễ và cuối tuần. Mặc dù nhiều người làm việc trong ngành bán lẻ và thực phẩm có thể linh hoạt trong thời gian làm việc nhưng những quản lý điều hành trong văn phòng thường sẽ làm việc trong giờ hành chính.Một số quản lý dịch vụ cũng làm việc ngoài giờ.
?Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý dịch vụ
Muốn trở thành nhà quản lý dịch vụ cần làm theo các bước sau:
1. Chọn ngành
Vai trò của quản lý dịch vụ tùy thuộc vào ngành. Tìm hiểu về vai trò của vị trí quản lý dịch vụ theo những ngành nghề khác nhau có thể giúp bạn chọn đúng con đường. Xem xét vào ngành mà bạn có hứng thú và có nhiều cơ hội phát triển. Ví dụ, nếu bạn đam mê đối với ô tô, bạn có thể trở thành nhà quản lý dịch vụ trong ngành công nghiệp ô tô.
2. Nâng cao trình độ học vấn
Bởi vì nhiều công ty đòi hỏi bằng cử nhân, hãy cân nhắc điều đó để có thể mở rộng con đường sự nghiệp. Để có thể có những kinh nghiệm thực tế, bạn nên tìm công việc thực tập. Trong quá trình thực tập, bạn sẽ học những kiến thức chuyên sâu đồng thời có nhiều kinh nghiệm thực tế.
3. Có kinh nghiệm thực tế
Hầu hết có vị trí quản lý đều yêu cầu vài năm kinh nghiệm. Ví dụ, nhà quản lý dịch vụ thực phẩm thường cần từ 2-4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Có nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc và phát triển các kỹ năng quản lý.
4. Chứng chỉ
Chắc chắn rằng một vài ngành sẽ yêu cầu một số bằng cấp cụ thể. Hãy tìm hiểu các chứng chỉ cần thiết trong lĩnh vực của bạn và đảm bảo rằng bạn đạt yêu cầu. Bạn cũng có thể đạt được chứng chỉ tùy chọn để có thêm kiến thức và tăng khả năng kiếm tiền của mình.
?Ví dụ mô tả công việc
Nhà hàng thức ăn nhanh của chúng tôi cần một nhà quản lý dịch vụ có thể xử lý và quản lý hoạt động hàng ngày tại Bellevue Boulevard. Tiêu chí cho vị trí này là thân thiện, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và có 2-3 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thực phẩm và có chứng chỉ Quản lý an toàn thực phẩm. Công việc bao gồm trao đổi hàng ngày với khách hàng và liên tục theo dõi nhân viên bán hàng vì thế chúng tôi cần một người có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý. Nếu bạn là người thích môi trường cạnh tranh và đang tìm kiếm công ty có nhiều cơ hội thăng tiến, hãy ứng tuyển ngay hôm nay.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trương Thanh Mai
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Thanh Mai – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=92141
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com