Các Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Một Bác Sĩ Phụ Sản
?Một bác sĩ phụ sản làm những công việc gì?
OB-GYN là bác sĩ chuyên khoa phụ sản (thai kỳ) và phụ khoa (sức khỏe sinh sản). Trách nhiệm của bác sĩ phụ khoa có thể thay đổi nhưng điển hình vẫn là các công việc như:- Kiểm tra các vấn đề về sức khỏe như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc các rối loạn sinh sản.
- Yêu cầu kiểm tra, xem qua các kết quả và đưa ra các kế hoạch điều trị.
- Thảo luận kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc cho cả kỳ tiền và hậu thai sản.
- Thực hiện các thủ tục khi sinh kể cả phẫu thuật.
- Giải đáp các thắc mắc và thảo luận các vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân.
- Xem qua bệnh sử và cập nhật hồ sơ bệnh án nếu cần thiết.
?Yêu cầu để làm một bác sĩ phụ sản
Có rất nhiều chỉ tiêu đặt ra khi muốn làm một bác sĩ phụ sản: Trình độ học vấn Nghề nghiệp như bác sĩ phụ sản yêu cầu phải tốt nghiệp trường y khoa và đạt giấy phép hành nghề. Để được nhận vào trường y, thí sinh cần phải có bằng cử nhân. Dù cho không yêu cầu bằng cấp cụ thể nào, hầu hết các trường y khoa chọn những thí sinh từ lĩnh vực khoa học chẳng hạn như sinh hoặc hóa học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải nộp bản viết tay, thư giới thiệu và điểm số của Medical College Admission Test (MCAT).- Giấy phép hành nghề y
Bước tiếp theo chia làm 2 phần và kiểm tra cả kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Phần cuối cùng sẽ tập trung vào kiến thức sức khỏe và bệnh tật của thí sinh trong bối cảnh quản lý bệnh nhân.
- Giấy phép của Hội Đồng Sản Phụ Hoa Kỳ (ABOG)
Mặc dù không yêu cầu có chứng chỉ này để hành nghề, nhưng giấy phép này thể hiện sự cam kết của bác sĩ sản phụ để nâng cao tính chuyên môn cũng như chứng minh được họ có đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Để được cấp bằng sản khoa và phụ khoa, thí sinh phải vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực, thu thập các phản hồi về sức khỏe từ những trường hợp mà họ đã thực hiện và vượt qua kỳ kiểm tra vấn đáp. Chứng nhận này có thời hạn là 6 năm và mỗi năm các bác sĩ phụ khoa phải hoàn thành những yêu cầu nhất định để kéo dài bằng cấp của họ. Thí sinh cũng có thể theo đuổi các chứng chỉ chuyên ngành phụ qua ABOG. Để đạt được yêu cầu, thí sinh cần phải có chứng chỉ ABOG, hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tối thiểu 3 năm, vượt qua kỳ kiểm tra năng lực, chuẩn bị danh sách các trường hợp đã chuẩn đoán và vượt qua kỳ thi lấy chứng nhận.
Kỹ năng
Một vài kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một bác sĩ sản phụ như:
- Kỹ năng giao tiếp
Được biết như những kỹ năng con người, những kỹ năng bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Một bác sĩ phụ sản cần có khả năng nói chuyện rõ ràng mạch lạc với bệnh nhân để giúp bệnh nhân hiểu được chẩn đoán và cách điều trị kể cả khi bệnh nhân đang căng thẳng tinh thần nghiêm trọng. Bác sĩ phụ sản cần biết chủ động lắng nghe và đọc được các dấu hiệu không lời. Bác sĩ phụ sản cũng phải trao đổi với các chuyên gia y khoa và hỗ trợ đồng nghiệp khi làm việc nhóm để có thể đảm bảo rằng bệnh nhân được chăm sóc một cách tốt nhất.
- Sự đồng cảm
Bác sĩ phụ sản thường phải giúp bệnh nhân của họ đối mặt với các chẩn đoán tàn nhẫn và cho bệnh nhân biết rằng các bác sĩ sẽ luôn đồng hành cùng họ để họ có trải nghiệm tích cực nhất có thể.
- Sức chịu đựng
Vì bác sĩ phụ sản hỗ trợ sinh em bé và chăm sóc trong các tình huống khẩn cấp, họ thường phải làm việc liên tục trong nhiều giờ thậm chí là làm vào cuối tuần và xuyên đêm. Họ buộc phải duy trì năng lượng trong suốt ca trực để đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tốt và điều đó cũng chính là những công việc đòi hỏi sự chính xác và tốt nhất trong khả năng của họ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm chủ động lắng nghe, phân tích, tìm hiểu và đưa quyết định. Kỹ năng này hỗ trợ họ trong việc chẩn đoán và đưa ra cách tiến trình điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân.
?Môi trường làm việc
Bác sĩ phụ sản thông thường làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe khi chăm sóc bệnh nhân. Họ cũng làm việc trong văn phòng khi xem qua hồ sơ của bệnh nhân và thực hiện nghiên cứu.
Môi trường chăm sóc sức khỏe có các đặc điểm sau:
- Đứng trong một thời gian dài
- Sử dụng có thiết bị y tế phức tạp
- Thường xuyên làm việc vào buổi tối và cuối tuần, điều này phụ thuộc vào nơi làm việc.
Một số đặc điểm khi làm việc trong môi trường văn phòng:
- Ngồi tại bàn làm việc trong một thời gian dài
- Sử dụng máy tính và các thiết bị văn phòng khác
- Trao đổi với chuyên gia y tế về cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân
- Có thể được yêu cầu làm việc ngoài giờ hành chính và cả cuối tuần.
Các bác sĩ phụ sản thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện, trung tâm sinh sản hoặc các nơi chăm sóc sức khỏe khác. Bởi vì việc sinh nở và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên giờ làm việc của các bác sĩ không cố định và khá dài.
?Làm sao để trở thành một bác sĩ phụ sản ?
Đây là những bước thường bắt buộc để theo đuổi sự nghiệp làm bác sĩ phụ sản:
1. Có bằng cử nhân
Để có đủ điều kiện vào trường y, bạn phải hoàn thành chương trình cử nhân 4 năm. Tùy thuộc vào ngôi trường của bạn mà bạn cũng có thể chọn chương trình học dự bị. Trong khi đó không yêu cầu bằng cấp cụ thể nào nhưng một số ngành trong lĩnh vực khoa học như sinh học hoặc hóa học thì phải có một trong các bằng cấp này.
2. Vượt qua MCAT (Kỳ kiểm tra đầu vào y khoa)
Bên cạnh bảng điểm và thư giới thiệu, trường y khoa sẽ yêu cầu bạn làm bài kiểm tra đầu vào y khoa, xác minh trung tâm tổ chức MCAT và đăng ký cho bài kiểm tra tiếp theo. Cân nhắc thực hiện các khóa học bổ sung để chuẩn bị cho bài kiểm tra MCAT.
3. Tốt nghiệp trường y
Để đủ điều kiện trở thành bác sĩ phụ sản và có giấy phép hành nghề, bạn cần phải hoàn toàn 4 năm đại học tại trường y.
4. Hoàn tất quá trình nội trú
Sau khi có được giấy phép hành nghề, bạn cần kiếm nơi thực tập và sau đó là tham gia chương trình nội trú. Kỳ thực tập là điều kiện tiên quyết để có thể nội trú. Một kỳ thực tập sẽ kéo dài trong vòng 1 năm và ở mỗi nơi khác nhau kỳ nội trú có thể kéo dài từ 3 năm đến 6 năm. Một vài kỳ nội trú có thể sẽ yêu cầu bạn vượt qua bài kiểm tra USMLE (Kỳ thi cấp phép y tế Hoa Kỳ).
5. Có giấy phép hành nghề
Các yêu cầu của mỗi bang có các tiêu chí khác nhau khi cấp giấy phép hành nghề, họ có thể yêu cầu bạn hoàn thành USMLE và cũng nộp cho họ các minh chứng trong quá trình học tập và đào tạo.
6. Đạt được chứng nhận
Sau khi có được bằng cấp, giấy phép và kinh nghiệm, bạn có thể cân nhắc việc đăng ký chứng nhận hội đồng quản trị. Mặc dù là tùy chọn, nhưng nó thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy cam kết của bạn đối với nền giáo dục liên tục và sự xuất sắc. Nếu bạn dự định theo đuổi chứng chỉ hội đồng quản trị chuyên ngành phụ, bạn sẽ cần phải hoàn thành nghiên cứu sinh kéo dài một năm trong chuyên ngành phụ đó.
?Ví dụ mô tả công việc
Trung tâm ưu tiên sức khỏe phụ nữ của Fort Worth đang tìm một bác sĩ phụ sản có bằng cấp và có chứng chỉ hành nghề của bang Texas. Thông qua vòng phỏng vấn và bài kiểm tra thí sinh được chọn sẽ chịu trách nhiệm trong việc cung cấp sự chăm sóc có chất lượng và toàn diện. Họ sẽ tiến hành chẩn đoán và tìm ra lộ trình điều trị hiệu quả. Bác sĩ sản phụ cũng sẽ làm việc với nhiều bác sĩ nhân viên y tế để tiến hành giấy tờ và đánh giá tiến độ điều trị. Họ dự kiến sẽ tham gia các hội nghị và cuộc họp của bộ phận và làm liên lạc viên cho phòng khám. Ứng viên lý tưởng sẽ có ba năm kinh nghiệm trong môi trường y tế và kỹ năng giao tiếp cá nhân mạnh mẽ. Kỹ năng nói tiếng Tây Ban Nha cũng là một điểm cộng.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trương Thanh Mai
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Thanh Mai – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=91262
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com