Cách Để Trở Thành Bác Sĩ Chuyên Khoa Thần Kinh
?Bác sĩ thần kinh học làm gì?
Họ là bác sĩ chuyên khoa điều trị các tình trạng liên quan đến hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống, và dây thần kinh. Các bác sĩ thần kinh thường điều trị những tình trạng như động kinh, đa xương cứng và đột quỵ. Hàng ngày, họ có nhiều nhiệm vụ cho phép họ chẩn đoán các trường hợp bệnh và làm việc với bệnh nhân để cải thiện tình trạng như:- Tư vấn cho bệnh nhân về tiền sử bệnh và bất kỳ rối loạn về thần kinh mà họ đang gặp phải.
- Đặt các xét nghiệm thần kinh cho bệnh nhân và giải quyết kết quả của các nghiên cứu về hình ảnh thần kinh.
- Kê đơn và/ hoặc quản lý thuốc và các loại điều trị khác. Theo dõi tác động về hành vi và nhận thức của bất kỳ loại thuốc và phương pháp điều trị được kê đơn cho bệnh nhân.
- Đặt các dịch vụ hỗ trợ để chăm sóc cho bệnh nhân và nhu cầu của họ trong suốt quá trình quản lý hoặc phương pháp điều trị tình trạng.
- Duy trì sự hiểu biết mới nhất về các phương pháp điều trị và cách tiếp cận luôn đổi thay trong khoa học thần kinh. Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu để đóng góp cho nền kiến thức ngày càng tăng về những kĩ thuật ở mặt quản lý và điều trị khác nhau.
- Tương tác với các chuyên gia y tế, bệnh viện và hội đồng cộng đồng khác để chia sẻ và thu nhập kiến thức liên quan tới tình trạng và trường hợp cụ thể.
- Nghiên cứu và hiểu về các lĩnh vực khám phá cách khoa học thần kinh liên quan đến hệ thống miễn dịch (công nghệ thần kinh), khối u não và tủy sống (ung thư học về thần kinh), hành vi, trí nhớ, nhận thức (hành vi học về thần kinh) và di truyền học của con người (di truyền học thần kinh)
?Những yêu cầu về bác sĩ thần kinh học
Bất cứ vị trí nào trong y học thì cũng cần nhiều năm để thực hành như một người bác sĩ thần kinh học, bao gồm cả bằng cấp trong y học hoặc chỉnh xương. Giáo dục Để hành nghề như một bác sĩ thần kinh học, bạn phải có bằng y học hoặc chỉnh xương, bao gồm bốn năm trong chương trình đại học và bốn năm ở trường học y.- Cấp phép y tế
- Chứng nhận ABPN
Nhiều nhà thần kinh học nhận được chứng chỉ ban đầu từ Hội đồng Tâm thần và Thần kinh Hoa Kỳ (ABPN) để thăng tiến sự nghiệp. Sau khi nhận giấy chứng nhận ban đầu, nhà thần kinh học sau đó có thể làm bài kiểm tra về chuyên môn hoặc chuyên ngành phụ. Những chứng chỉ này đặc biệt có giá trị cho những nhà thần kinh học đang tìm kiếm cho vị trí chuyên môn.
- Những môn học bổ sung
Nhà bác sĩ học đang tìm kiếm một vị trí chuyên môn cũng có thể theo đuổi chứng nhận bổ sung thông qua Hội đồng Bác sĩ chuyên khoa Hoa Kỳ hoặc Hội đồng Y tế chuyên khoa Hoa Kỳ. Bên cạnh việc kiểm tra, một vài chứng nhận yêu cầu các môn học bổ sung do hội đồng quản trị phê duyệt để nhận được chứng chỉ, nhưng đây là tùy chọn đối với việc thức hành chung.
Kỹ năng
Thần kinh học có thể chứng minh đây là sự lựa chọn nghề nghiệp xứng đáng cho bất kì cá nhân chuẩn bị để nhận các chứng nhận và sự công nhận cần thiết. Người đó phải có các kĩ năng sau đây để thành công:
- Tư vấn: Cung cấp kiến thức chuyên môn và lắng nghe tích cực người giám sát, đồng nghiệp, bệnh nhân và các mối quan hệ khác, họ là người sẽ giúp chẩn đoán và điều trị các tình trạng cần thiết cho bác sĩ thần kinh học.
- Tổ chức: Tổ chức tuyệt vời là một yêu cầu quan trọng vì các nhà tâm thần học cần phải lưu lại hồ sơ bệnh nhân chính xác. Họ cũng sẽ cần quản lý thời gian bệnh nhân hiệu quả khi đi từ nhiệm vụ này qua nhiệm vụ khác mà không bị phân tâm.
- Nghiên cứu: nghiên cứu về các chủ đề và xu hướng trong lĩnh vực của họ có thể làm các nhà thần kinh học nhận thức về cách điều trị hiệu quả mà họ có thể sử dụng cho bệnh nhân.
- Đưa ra quyết định: Nhiều tình trạng mà bác sĩ thần kinh điều trị đòi hỏi phải đưa ra quyết định kịp thời. Dựa trên mỗi quyết định về nghiên cứu và nền tảng kiến thức liên quan giúp đảm bảo kết quả tích cực cho bệnh nhân.
- Giao tiếp: Các chuyên gia ở vị trí này phải truyền đạt các quyết định và có khả năng trả lời câu hỏi một cách dễ dàng, đặc biệt là những câu hỏi phức tạp mà yêu cầu giải thích bằng các thuật ngữ đơn giản.
- Quản lý: Quản lý và chỉ đạo nhóm trong khi đảm nhận vai trò lãnh đạo là một phần trách nhiệm hàng ngày của nhà thần kinh học.
?Môi trường làm việc của bác sĩ thần kinh
Một bác sĩ thần kinh làm việc trung bình khoảng 55 giờ mỗi tuần, nhiều hơn 5 giờ so với bác sĩ bình thường. Bất kể nơi họ làm việc ở đâu, các bác sĩ thần kinh có thể mong đợi:
- Dành hầu hết thời gian trong ngày để di chuyển
- Dành đến 14 giờ mỗi tuần cho công việc không cần kiên nhẫn
- Dành thời gian đáng kể cho việc nghiên cứu và thảo luận những phát hiện mới
Các nhà thần kinh học có sự lựa chọn làm việc trong những môi trường khác nhau, bao gồm:
- Làm việc tư nhân: Nhiều bác sĩ thần kinh học làm việc hoặc thậm chí mở phòng khám tư, nơi họ hoạt động với tư cách là một bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ thần kinh này giải quyết các trường hợp không khẩn cấp mà yêu cầu quản lý và điều trị liên tục.
- Bệnh viện: Các bác sĩ thần kinh học có thể làm việc ở bệnh viện nơi tốc độ làm việc nhanh hơn và chuyên gia đặt ra nhu cầu nhiều hơn. Trong tình huống này, bác sĩ thần kinh có thể khám các trường hợp khẩn cấp cần điều trị.
?Làm thế nào để trở thành một bác sĩ thần kinh học
Sau đây là những bước căn bản để trở thành bác sĩ thần kinh học:
1. Theo đuổi giáo dục
Việc ưu tiên giáo dục là cần thiết nếu bạn mong muốn trở thành một nhà bác sĩ tâm thần học. Điểm cao trong suốt quá trình học trung học được yêu cầu để nhận vào đại học, và cuối cùng là vào trường y.
2. Trau dồi các kỹ năng liên quan
Ngoài khả năng nghiên cứu và thấu hiểu các chủ đề y tế khác nhau, các bác sĩ thần kinh cũng cần thực hành các kỹ năng đưa ra quyết định tích cực giống như các chuyên gia y tế khác phải sử dụng.
3. Xây dựng mạng lưới
Như bất kỳ ngành nghề nào, có được mạng lưới mạnh mẽ của đồng nghiệp có được giáo dục là điều quan trọng để thành công. Khi học để trở thành một bác sĩ thần kinh học, sinh viên nên tìm kiếm nhiều cơ hội thực tập và cơ hội nhất có thể. Ngay cả khi đảm bảo công việc trong lĩnh vực này, thì nó cũng rất quan trọng để tiếp tục tìm kiếm kinh nghiệm để phát triển mạng lưới của bạn.
4. Tìm kiếm cơ hội mới
Nhiệm kì trung bình của bác sĩ khoa thần kinh là từ một đến ba năm, vì hầu hết họ điều hướng qua nhiều phòng khám và cơ sở để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của họ. Kinh nghiệm dày dặn và nhiều năm làm việc là yêu cầu quan trọng để trở thành một bác sĩ khoa thần kinh thành công, vậy nên việc duy trì bản lí lịch kiểu mới là điều luôn luôn quan trọng.
5. Đặt ra mục tiêu cụ thể
Nhiều nhà thần kinh học hy vọng một ngày nào đó có thể mở cơ sở làm việc riêng của họ, trong khi những người khác lại mong muốn chuyên ngành về một khía cạnh cụ thể của khoa học thần kinh. Đặt ra mục tiêu cụ thể là điều quan trọng để có được kinh nghiệm phù hợp và sử dụng tối đa các kỹ năng của bạn.
?Ví dụ về mô tả công việc của bác sĩ khoa thần kinh
Phòng khám của chúng tôi đang tìm kiếm một bác sĩ khoa thần kinh đủ điều kiện hoặc có chứng chỉ hội đồng quản trị, người có kinh nghiệm trong việc chăm sóc rối loạn vận động, đa xơ cứng và chấn thương thần kinh (chấn động). Là một phần của phòng khám đang phát triển của chúng tôi, bạn sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo để chỉ đạo điều trị và chăm sóc cho một phần trong số hơn 300 bệnh nhân mà chúng ta gặp mỗi tuần. Các cơ sở vật chất nổi bật sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc trải nghiệm và thăng tiến sự nghiệp trong lĩnh vực thần kinh. Chúng tôi hoan nghênh việc đào tạo nghiên cứu sinh và cung cấp mức lương cạnh tranh cho cá nhân nào tận tâm và năng động cũng như bày tỏ được niềm đam mê với công việc.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Lê Phương Thảo
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=88867
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com