Cách Để Đi Từ Thành Công Đến Thành Công Hơn Nữa (Và Lý Do Tại Sao Hầu Hết Mọi Người Không Thể Làm Được)
✨ Thành công khó đối phó hơn nhiều so với thất bại
“Hầu như tất cả đàn ông đều có thể chịu đựng được nghịch cảnh, nhưng nếu bạn muốn thử thách tính cách của một người đàn ông, hãy trao cho anh ta sức mạnh”. – Abraham Lincoln
Đối với hầu hết mọi người, đặc quyền là một liều thuốc độc.
Một khi bạn thành công hoặc có một số đặc quyền (ví dụ: thời gian, tiền bạc, danh tiếng, danh hiệu), một trong hai điều sẽ xảy ra:
Trọng tâm của bạn chuyển từ nguyên nhân thành công sang ảnh hưởng của nó. Thay vì tiếp tục trau dồi kỹ năng của mình, bạn tận hưởng những lợi ích từ thành công trước đó của mình, điều này chắc chắn sẽ làm tổn hại đến hiệu suất trong tương lai. Vì thế mà chúng ta có câu nói: “Thành công bỏ qua một thế hệ.” Con cái của những người thành công không tìm hiểu nguyên nhân, không biết đến quá trình mà chỉ quan tâm đến lợi ích của thành công mà ông cha họ đã mang lại.
Hoặc là, bạn trải qua sự tăng lên của áp lực từ chính bản thân để tiếp tục thành công. Nhiều người đã không thể chịu được áp lực này và thường lựa chọn kết thúc sự nghiệp sớm. Tuy nhiên sự leo thang của áp lực bên trong này lại chính là thứ ngăn cản một người bị bao phủ bởi những tiếng ồn xung quanh (hay rõ hơn đó là sự phân tâm) mà thường đi liền với thành công. Như Robert Horry, một cựu cầu thủ NBA đã nói: “Áp lực có thể làm vỡ một đường ống, áp lực cũng có thể tạo ra kim cương.”
Áp lực đến từ bên trong hay áp lực tự phát mới chính là thứ tạo nên thành công của bạn. Áp lực tăng lên cũng có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục.
✨ Thành công so với Thành tích
Sự khác biệt giữa thành công và thành tích là rất nhỏ nhưng lại giữu vai trò vô cùng quan trọng. Thành công là một cảm giác chủ quan về cách bạn đang làm so với lý do tại sao bạn làm điều đó. Thành tích là một thước đo khách quan về những gì bạn đã thực sự làm được.
Tuy nhiên, thành công quan trọng hơn nhiều so với thành tích. Thật vậy, bạn có thể có tất cả các thành tựu trên thế giới nhưng không thể thành công.
Bạn thấy điều này mọi lúc, những người có nhiều chỉ số bên ngoài về sự thành công, nhưng bên trong, họ chỉ là một phế vật. Họ đã đánh mất lý do tại sao, và do đó, không còn nhớ lý do họ theo đuổi mục tiêu ngay từ đầu.
Những gì đã từng là niềm đam mê thực sự với bạn giờ đây lại giống như một nhu cầu cho những sự hào nhoáng bên ngoài nhiều hơn. Một nhu cầu vô tận để có được và đạt được nhiều hơn nữa. Vì vậy, thay vì tập trung vào lý do tại sao, hãy tập trung vào những gì sẽ hiệu quả và làm càng nhiều càng tốt, ví dụ bằng giá trị của bạn chẳng hạn.
Theo Seth Godin, “Nghệ thuật là khi con người làm điều gì đó có thể không có hiệu quả…” Khi bạn tập trung vào việc gì, bạn chỉ quan tâm đến việc liệu nó có hiệu quả hay không, bạn còn không biết lý do tại sao mình làm việc đó.”
Điều thú vị là rất nhiều doanh nhân thành công thừa nhận rằng họ cảm thấy hạnh phúc hơn trước khi đạt được “thành công”, khi động lực của họ phù hợp với giá trị của họ. Thành tích đầu độc họ, và động lực khiến họ thay đổi.
✨ Từ thành công đến thành công hơn nữa
“Thành công là thứ bạn thu hút bởi con người mà bạn sẽ trở thành.” – Jim Rohn
Nếu “thành công” là mục tiêu chính của bạn, bạn có thể sẽ không đạt được nó. Theo đuổi thành công cũng giống như theo đuổi hạnh phúc. Bạn không thể theo đuổi nó một cách trực tiếp. Cả thành công và hạnh phúc đều bắt nguồn từ một điều gì đó cơ bản hơn nhiều – bạn là ai.
Thành công đến từ sự nhất quán với tầm nhìn và giá trị của bạn. Mặc dù khó khăn vì những tiếng ồn xung quanh đến từ thành tích, việc trở nên “rất” thành công đòi hỏi bạn phải duy trì được tầm nhìn và giá trị của bạn – bạn là ai.
Khi bạn luôn kiên định và đúng đắn, bạn sẽ tiếp tục trau dồi kỹ năng của mình, ngay cả sau khi bạn trở thành đẳng cấp thế giới.
Bạn sẽ nói “không” với tất cả những thứ gây xao nhãng ổên con đường theo đuổi thành công của bạn, bất kể chúng có lôi cuốn đến đâu.
Bạn sẽ không để cái tôi của mình bị thổi phồng mà quên đi con người thật của mình. Bạn sẽ không từ bỏ giá trị của mình và những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn.
Đừng quên “lý do tại sao” của bạn. Đó có thể là điều khó nhất bạn làm khi tìm cách cải thiện cuộc sống của mình. Như Ryan Holiday gần đây đã nói về Tim Ferriss: “Anh ấy làm những gì mà anh ấy cảm thấy thích và anh ấy buộc phải tiếp tục sáng tạo, thử nghiệm và cải tiến vì đó chính là con người của anh ấy. Tim vẫn là Tim. Thật đáng tiếc khi mọi người đều bị biến chất khi trở nên thành công. Nhưng Tim thì khác, thành công phù hợp với Tim và anh ấy là hình mẫu mà tôi luôn khao khát.”
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: theladders.com
- Người dịch: Hồ Quỳnh Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hồ Quỳnh Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68795
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com