Các Kỹ Năng Dịch Thuật: Định Nghĩa Và Ví Dụ
- Tiếng Đức
- Tiếng Trung (tiếng Hoa hay Quan thoại)
- Tiếng Anh
- Tiếng Tây Ban Nha
- Tiếng Pháp
- Tiếng Ả Rập
- Tiếng Hà Lan
- Tiếng Nga
- Tiếng Bồ Đào Nha
- Tiếng Ý
Mục đích cuối cùng của thông dịch viên là truyền đạt nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, do đó, kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng mà họ cần có.
4. Kỹ năng viết
Như giao tiếp bằng lời nói, các thông dịch viên cần phải biết giao tiếp qua các văn bản, đặc biệt khi dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác. Kỹ năng viết bao gồm:
- Ngữ pháp: Hiểu rõ các quy tắc ngữ pháp của các ngôn ngữ sẽ giúp bạn dịch chính xác.
- Dấu câu: Một vài thứ tiếng sử dụng dấu câu khác nhau, vì vậy, người dịch nên làm quen với cách sử dụng dấu câu trong cả hai thứ tiếng
- Phương thức biểu đạt: Gồm có miêu tả, thuyết phục, tự sự và lập luận. Mỗi phương thức đều có mục đích riêng, nên cũng quan trọng như dịch ngôn ngữ vậy.
5. Nghiên cứu
Người dịch cần sử dụng khả năng nghiên cứu để tìm và xác minh các quy tắc trong từng ngôn ngữ khác nhau. Nó giúp họ trau dồi không ngừng và có kiến thức sâu hơn về ngôn ngữ đó.
6. Công cụ hỗ trợ dịch thuật (CAT)
Có một số phần mềm bạn có thể dùng để giúp bản dịch của mình được hoàn chỉnh hơn. Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:
- Công cụ tìm kiếm ngôn ngữ: Tương tự như một công cụ tìm kiếm, nhưng thay vì tìm trên internet, nó sẽ tìm các đoạn văn bản đã được dịch trước đó để tìm đoạn phù hợp với tài liệu nguồn. Người dịch có thể dùng phần mềm này để dịch các đoạn văn bản.
- Công cụ cơ sở dữ liệu thuật ngữ: Giúp lưu trữ các thuật ngữ trong cơ sở dữ liệu để người dịch truy cập khi dịch văn bản viết và nói.
- Công cụ bộ nhớ dịch: Giúp tự động hóa một số quy trình, lưu trữ các văn bản thành các phân đoạn và lưu trữ bản dịch của các đoạn đó.
- Công cụ dịch tương tác: Là công cụ tự động hóa giúp thông dịch viên có thể dự đoán ý nghĩa văn bản ở ngôn ngữ này và dịch nó sang ngôn ngữ khác. Ví dụ điển hình là Google Dịch.
- Công cụ căn chỉnh văn bản: Giúp người dịch căn chỉnh cùng một văn bản ở hai ngôn ngữ, phần mềm sẽ lưu trữ bản dịch để giúp bạn dịch nhanh hơn trong tương lai.
7. Lắng nghe một cách chủ động
Lắng nghe một cách tập trung và hiểu toàn bộ những gì người khác đang nói. Người phiên dịch khi dịch các cuộc đối thoại cần phải lắng nghe một cách chủ động để có thể dịch chính xác nội dung.
8. Kỹ năng tổ chức
Kỹ năng tổ chức giúp bạn quản lý thời gian và cân bằng nhiều dự án ở các ngôn ngữ khác nhau. Khả năng tổ chức tốt cũng mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn cho thông dịch viên.
9. Kỹ năng đọc hiểu
Khả năng đọc hiểu tốt bằng nhiều ngôn ngữ có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng văn bản viết và nói theo một cách tự nhiên. Điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là việc đọc đơn thuần khác hoàn toàn với đọc hiểu. Người dịch có thể dành thời gian để trau dồi khả năng đọc hiểu, nhưng họ cần phải hiểu sâu văn bản mà họ đang dịch để có thể truyền tải nội dung, ý nghĩa.
10. Kỹ năng tin học
Các thông dịch viên thường sử dụng một số phần mềm máy tính để dịch các văn bản nói, viết, cũng như sắp xếp mọi thứ một cách tổ chức hơn. Sau đây là một vài phần mềm họ sử dụng:
- Microsoft Word: Phần mềm có tích hợp công cụ dịch và cũng rất hữu ích để trình bày nội dung dưới dạng văn bản, do đó mà nó rất quan trọng đối với ccas thông dịch viên.
- Microsoft Excel: Excel có cách trình bày tổ chức và tích hợp cả công cụ dịch.
- Adobe InDesign: Người dịch cũng sử dụng phần mềm này để dịch các từ trong ảnh minh họa và để trình bày các văn bản dịch.
11. Chú ý đến từng chi tiết
Kỹ năng này giúp bạn nâng cao độ chính xác, một điều rất quan trọng để có thể dịch hiệu quả. Những sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn trong quá trình dịch, vì vậy mà thông dịch viên cần phải không ngừng rèn luyện sự cẩn thận.
12. Tính linh hoạt
Cũng như các ngành nghề khác, dịch thuật là một công việc đòi hỏi sự phát triển và cải thiện liên tục. Những thông dịch viên có thể đón nhận những lời chỉ trích và linh hoạt với khách hàng sẽ thành công hơn trong công việc. Ví dụ khách hàng bổ sung thêm ngữ cảnh và làm thay đổi ý nghĩa của văn bản, người dịch có thể linh hoạt thay đổi để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng.
13. Chuyên môn hóa
Chuyên dịch một loại văn bản cụ thể có thể giúp người dịch phát triển hơn trong công việc. Sự chuyên môn hóa giúp họ hiểu ý nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh cụ thể. Hầu hết các dịch giả chuyên nghiệp đều có bằng cấp trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Dưới đây là một số chuyên môn phổ biến của thông dịch viên:
- Kinh doanh và tài chính: Nhiều thông dịch viên dịch cho các doanh nghiệp có các đại diện nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Y học: Thông dịch viên y khoa có thể làm việc cho các bác sĩ hoặc bệnh viện để trao đổi về các triệu chứng và phương pháp điều trị giữa bác sĩ và bệnh nhân.
- Luật: Thông dịch viên luật có thể dịch các tài liệu pháp lý hoặc trao đổi giữa các luật sư nói các thứ tiếng khác nhau.
- Khoa học và kỹ thuật: Các thông dịch viên chuyên ngành khoa học như kỹ thuật, có kiến thức sâu về các quy trình kỹ thuật có thể giúp các kỹ sư dịch tài liệu sang ngôn ngữ khác.
14. Quản lý thời gian
Các thông dịch viên thường nhận các dự án dịch thuật ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ các khách hàng khác nhau, do đó mà kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Nó giúp họ trong việc quản lý khối lượng công việc của mình.
15. Khả năng sáng tạo
Sự khác biệt trong thành ngữ, tiếng lóng và thậm chí cả phương ngữ có thể là một thách thức lớn cho các thông dịch viên. Khả năng sáng tạo sẽ giúp họ tránh việc dịch theo nghĩa đen hay không truyền tải được chính xác nội dung. Giả dụ như nếu một người nói tiếng Đức sử dụng một câu nói thành ngữ trong tài liệu kinh doanh cho một người nói tiếng Trung, thì người dịch có thể sử dụng khả năng sáng tạo để tìm một câu nói tiếng Trung có ý nghĩa tương tự hoặc dịch nghĩa của câu thành ngữ đó.
16. Tính trung lập
Đôi khi, người dịch phải truyền đạt những ý tưởng không phù hợp với quan điểm của họ. Sở hữu tính trung lập giúp họ duy trì sự chuyên nghiệp trong những tình huống này.
17. Marketing
Bạn có thể làm phiên dịch cho một công ty, hoặc làm freelancer để lấy kinh nghiệm và kiếm nhiều tiền hơn. Nếu làm tự do thì kỹ năng marketing sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc tìm khách hàng đó.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng dịch
Một số cách để các phiên dịch viên cải thiện kỹ năng và giúp họ tiến xa hơn trong sự nghiệp:
- Kiểm tra công việc: Để rèn luyện sự tỉ mỉ, bạn có thể dùng phần mềm kiểm tra ngữ pháp và kiểm tra chính tả để đảm bảo bản dịch của mình không mắc các lỗi đó.
- Xem TV, đọc sách hoặc nghe podcast sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức văn hóa và khả năng đọc hiểu ngoại ngữ.
- Tham gia các khóa học trực tuyến: Có nhiều khóa học giúp bạn cải thiện kỹ năng sử dụng phần mềm CAT, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Cách làm nổi bật kỹ năng dịch thuật trong Hồ sơ xin việc
Một số cách để nhà tuyển dụng thấy được kinh nghiệm dịch thuật của bạn trong Hồ sơ xin việc, thư xin việc hay trong cuộc phỏng vấn:
Cho hồ sơ xin việc và thư xin việc
Dưới đây là một số ví dụ về các kỹ năng bạn có thể đề cập trong CV của mình:
- Kỹ năng ngôn ngữ: Liệt kê các ngôn ngữ bạn thông thạo và đang học để nhà tuyển dụng biết khả năng ngôn ngữ của bạn. Bạn cũng có thể đánh giá mức độ thành thạo của mình cho mỗi ngôn ngữ.
- Kỹ năng tin học: Kể tên các phần mềm CAT mà bạn thường xuyên sử dụng.
- Kỹ năng chuyên môn: Mô tả chuyên môn của bạn trong thư xin việc và đề cập tới bằng cấp bạn có để nhà tuyển dụng thấy được kinh nghiệm của bạn.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để nhà tuyển dụng thấy được khả năng làm việc độc lập và đa nhiệm của bạn.
Cho phỏng vấn xin việc
Buổi phỏng vấn sẽ là cơ hội để bạn thể hiện ngôn ngữ bạn có và những gì bạn đã học được khi là một phiên dịch viên. Bạn có thể cung cấp sản phẩm của các dự án dịch thuật và giải thích chúng đã giúp bạn đào sâu kiến thức văn hóa về ngôn ngữ đó như thế nào. Bạn có thể rèn luyện khả năng lắng nghe chủ động để trả lời đầy đủ các câu hỏi và khiến người phỏng vấn thấy được niềm đam mê của bạn đối với vị trí tuyển dụng.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Phạm Hà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch Phạm Hà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69561
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com