Các Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Trợ Lý Luật Sư
?Một người trợ lý luật sư thường làm gì?
Trợ lý luật sư hỗ trợ luật sư bằng cách sắp xếp các tài liệu pháp lý, thu thập thông tin về vụ việc và hỗ trợ xét xử và phán quyết. Nghiên cứu và sắp xếp các tình tiết, tài liệu của vụ án giúp luật sư chuẩn bị cho việc xét xử. Trợ lý luật sư có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật doanh nghiệp, kiện tụng, luật hình sự, nhập cư, v.v. Mặc dù nhiệm vụ của họ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh, nhưng trách nhiệm của người trợ lý có thể bao gồm:- Thực hiện các tác vụ cơ bản về hành chính và dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như trả lời cuộc gọi điện thoại, trả lời email và chào hỏi khách hàng
- Giữ tất cả các tài liệu pháp lý hoặc thư từ một cách có tổ chức và cập nhật
- Thu thập tất cả các tài liệu, tuyên bố và bằng chứng mà luật sư cần theo dõi
- Cung cấp sự trợ giúp trong quá trình xét xử
- Soạn thảo hợp đồng, thư từ và các văn bản pháp lý khác
- Lên lịch các cuộc họp, cuộc hẹn và phỏng vấn với khách hàng, luật sư, nhân chứng, v.v.
- Thực hiện các nhiệm vụ kế toán và lập hóa đơn
?Yêu cầu người trợ lý luật sư
Mặc dù có thể tìm được việc trợ lý luật sư mà không cần bằng đại học hoặc kinh nghiệm trước đó, nhưng giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực này có thể khiến ứng viên trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà tuyển dụng. Giáo dục Hầu hết các trợ lý luật sư có ít nhất bằng cử nhân hai năm, tốt nhất là về nghiên cứu pháp lý. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên có bằng cử nhân về luật hoặc nghiên cứu pháp lý. Các chương trình này cung cấp cho các ứng viên được đào tạo nền tảng kiến thức về các lĩnh vực như văn bản pháp luật và các loại luật khác nhau. Nếu cơ sở giáo dục của bạn không cung cấp bằng cấp về pháp lý, thì bằng ở hầu hết các môn học vẫn có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng và giáo dục có giá trị.Trợ lý luật sư thường có các kỹ năng dịch vụ khách hàng, máy tính và tổ chức giống như trợ lý hành chính hoặc điều hành. Tuy nhiên, những kỹ năng này sẽ dành riêng cho lĩnh vực pháp lý. Sau đây là vài ví dụ về kỹ năng pháp lý cần có:
- Giao tiếp
Trợ lý pháp lý cần có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản để soạn thảo các văn bản pháp luật và trình bày thông tin cho luật sư. Họ cũng thường làm việc với các công ty bên ngoài, khách hàng và đại diện tòa án để sắp xếp các ngày ra tòa và phiên xử.
- Máy tính
Các trợ lý luật sư cần nhập và sắp xếp các tài liệu và thông tin quan trọng vào cơ sở dữ liệu điện tử. Họ cũng phải có kỹ năng nghiên cứu máy tính cực kỳ tốt. Hầu hết các công ty đều có hệ thống lập lịch trực tuyến, vì vậy người trợ lý có thể giữ một lịch trình điện tử chi tiết.
- Trí tuệ xúc cảm
Trợ lý luật sư thường chịu trách nhiệm trả lời điện thoại và email, lên lịch họp, chào hỏi và nói chuyện với khách hàng. Họ cũng làm việc chặt chẽ với các luật sư và các chuyên gia khác. Khả năng nhanh chóng hiểu được nhu cầu của người khác cho phép họ làm việc hiệu quả.
- Tổ chức
Khả năng để dễ dàng truy cập dữ liệu là điều quan trọng trong môi trường pháp lý. Các trợ lý luật sư cần tổ chức hồ sơ giấy và điện tử để họ có thể truy cập tài liệu khi cần thiết.
- Quản lý thời gian
Vì các trợ lý thường làm việc trong các tình huống có nhịp độ nhanh và có thể cần phải xử lý nhiều trường hợp cùng một lúc, điều quan trọng là phải lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả. Một số trợ lý luật sư quản lý nhiều lịch trình và có thể duy trì mỗi lịch trình một cách chính xác.
?Môi trường làm việc của trợ lý luật sư
Trợ lý luật sư thường làm việc toàn thời gian trong các công ty luật. Tuy nhiên, một số làm việc cho các cơ quan chính phủ hoặc bộ phận pháp lý của các văn phòng công ty. Trợ lý luật sư có thể làm việc trong thời gian dài hoặc thêm giờ đối với các trường hợp hoặc để đáp ứng thời hạn. Họ có thể rời văn phòng để thu thập hoặc giao tài liệu hoặc hỗ trợ luật sư trong quá trình tố tụng tại tòa.
Trợ lý luật sư thường làm việc trong một môi trường có nhịp độ nhanh. Họ có thể làm việc với một luật sư hoặc trong một trường hợp cá nhân, hoặc họ có thể hỗ trợ một nhóm luật sư và nhân viên pháp lý khác. Họ sẽ có thể ngồi trong thời gian dài, thường xuyên trước máy tính.
?Làm thế nào để trở thành một trợ lý luật sư
Để trở thành một trợ lý luật sư, bạn phải được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về pháp luật. Một số người quan tâm đến nghề luật trước tiên kiếm được công việc như một trợ lý luật sư và sau đó nộp đơn vào trường luật. Là một trợ lý luật sư có thể cung cấp cho bạn nền tảng cho sự nghiệp pháp lý hoặc các bằng cấp cao hơn. Tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để trở thành một trợ lý luật sư:
1. Nhận bằng cấp pháp lý.
Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những người trợ lý được đào tạo chính quy. Điều này có thể bao gồm bằng cao đẳng hai năm về nghiên cứu pháp lý đến bằng cử nhân bốn năm. Không phải tất cả các học viện đều cấp bằng về nghiên cứu pháp lý, vì vậy bạn có thể theo đuổi một bằng cấp liên quan, chẳng hạn như chính sách công hoặc khoa học chính trị. Nếu bạn dự định đi học luật, trước tiên bạn phải lấy bằng cử nhân.
2. Tích lũy kinh nghiệm.
Đăng ký thực tập tại một công ty luật, cơ quan chính phủ, bộ phận pháp lý doanh nghiệp, văn phòng của cơ quan bảo vệ công cộng, hoặc tổ chức pháp lý khác. Điều này sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm cần thiết để đủ điều kiện cho công việc trợ lý luật sư. Nó thậm chí có thể dẫn trực tiếp đến một lời mời làm việc từ công ty đó. Một số chương trình chứng nhận yêu cầu ứng viên phải hoàn thành khóa thực tập hoặc khóa đào tạo tương tự trước khi họ có thể được cấp chứng chỉ.
3. Hoàn thành chương trình chứng nhận.
Giấy chứng nhận sẽ chuẩn bị cho bạn sự nghiệp trợ giúp pháp lý và có khả năng đủ điều kiện cho bạn có các cơ hội việc làm khác. Liên hệ với hiệp hội luật sư tiểu bang của bạn để tìm hiểu thêm về các chương trình chứng nhận hợp pháp được tiểu bang phê duyệt. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải học và vượt qua kỳ thi chứng chỉ.
4. Xây dựng kỹ năng của bạn.
Thực hiện các bước hoặc các khóa học để học thuật ngữ pháp lý, văn bản pháp luật và các kỹ năng liên quan khác. Bạn có thể muốn khám phá các loại phần mềm pháp lý cụ thể để có thể mở rộng kỹ năng cứng của bạn, chẳng hạn như LexisNexis, Clio và MyCase.
5. Tìm kiếm công việc.
Ứng tuyển các công việc trợ lý luật sư tại các công ty luật, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty bất động sản, bộ phận pháp lý doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Bạn có thể tìm kiếm công việc trong các lĩnh vực mà bạn đã học hoặc đặc biệt quan tâm, chẳng hạn như nhập cư, hình sự, phá sản, luật gia đình hoặc luật doanh nghiệp. Một số công ty thuê một trợ lý luật sư không có kinh nghiệm làm việc, trong khi những công ty khác yêu cầu một số kinh nghiệm trong môi trường pháp lý.
?Mô tả công việc trợ lý luật sư mẫu
Công ty luật của chúng tôi đang tìm kiếm một trợ lý luật sư để tham gia và hỗ trợ đội ngũ 15 luật sư của công ty chúng tôi. Trợ lý luật sư sẽ thực hiện các công việc hành chính như trả lời điện thoại, giao tiếp với khách hàng và soạn thảo các văn bản pháp luật. Cá nhân này phải là người thận trọng trong hành vi/lời nói, có tổ chức cao và có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực và trong một môi trường có nhịp độ nhanh. Ứng viên lý tưởng sẽ có bằng cao đẳng hoặc cử nhân về nghiên cứu pháp lý hoặc một lĩnh vực liên quan hoặc ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong một công ty luật.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Phạm Mai Ngọc Hoài
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Mai Ngọc Hoài – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=98766
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com