Bạn Sợ Mất Đi Người Mà Mình Yêu Thương? Làm Thế Nào Để Vượt Qua Nỗi Sợ Đó?
Hành trình làm mẹ của tôi không hề dễ dàng. Với ít hình mẫu và hầu như không có kinh nghiệm với trẻ em, tôi cảm thấy mình không có gì để tiếp tục ngoài bản năng của một người mẹ, nhưng không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận được nó.
Khi một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường đầy biến động, chúng sẽ cảm thấy không tin tưởng vào sự kết nối. Khi những gì cảm thấy an ủi và yêu thương trong một phút có thể quay ngoắt sang phản bội thì niềm tin là thứ không dễ dàng để có được.
Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn kết nối, nhưng những mâu thuẫn sẽ ngăn cản điều đó. Và khi mâu thuẫn xảy ra trong giai đoạn phát triển ban đầu, đứa trẻ sẽ sợ hãi những gì mà nó khao khát và rồi thời gian trôi qua, nó sẽ trở thành một người không muốn trải nghiệm và không tin tưởng vào tình yêu .
Cách duy nhất tôi biết làm thế nào tạo ra những sự gắn kết tốt đó là nhìn vào chính bản thân mình, nhận thức những điều đúng đắn và rồi truyền đạt lại cho con. Vì vậy, tôi đã quan sát rất nhiều.
Tôi quan sát các gia đình khác và cách những bà mẹ nói chuyện với con gái của họ, phản ứng của chúng ra sao. Tôi quan sát và tìm hiểu nhiều hơn những vấn đề của con gái mình.
Tôi đã học cách lắng nghe, học cách đặt nhiều câu hỏi hơn thay vì đưa ra những lời khuyên không cần thiết. Tôi vẫn đang cố gắng từng ngày mặc dù còn rất lâu nữa những thói quen cũ mới có thể bỏ.
Nhưng nó không chỉ có vậy. Nó không chỉ là học cách đối phó với sự khó chịu khi người khác không thoải mái mà còn là học cách không thay đổi cảm xúc khi sự bất an dần lớn lên.
Nuôi dạy con cái là một trong những thách thức lớn nhất của tôi. Sinh con ra chỉ là một phần, nhưng nuôi dưỡng chúng thành người lại là một điều rất khó mà không phải đấng sinh thành nào cũng làm tốt. Hãy luôn kéo chúng lại gần để chúng cảm thấy an toàn và được yêu thương.
Năm nay, con gái tôi bắt đầu vào đại học và tôi biết sẽ rất khó khăn khi nó chuyển đến trường, tôi không biết mình sẽ cảm thấy buồn đến mức nào. Đây cũng là lần đầu tiên nó đi xa nhà, xa tôi.
Và trong thời gian con đi học, chúng tôi vẫn có những cuộc gọi hỏi han, những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc trong ngày. Có thể với người khác, đó là điều hết sức bình thường nhưng với tôi, chúng giúp tôi xoa dịu những nỗi sợ từ thời thơ ấu.
Lần đầu tiên con gái về nhà là hơn một tháng, đến cả chú chó cũng cảm thấy vui mừng, nó chạy xung quanh con bé rồi nhảy xồ vào lòng như lời chào sau bao ngày gặp lại. Cũng đã một thời gian, ở căn nhà này mới có sự hiện diện của con bé, niềm vui này không tài nào tả được. Bỗng nhiên trong tôi cảm thấy như con gái chưa bao giờ rời đi, nó vẫn ở đây từng ngày, từng giờ. Và tôi bắt đầu tin tưởng rằng nếu tình yêu bước ra khỏi cửa, nó cũng sẽ quay trở lại. Có thể không theo cùng một hình dạng hoặc cùng một cách, nhưng nó sẽ quay trở lại khi nó đã sẵn sàng… và có thể nó không bao giờ thực sự còn lại để bắt đầu.
Trái tim cô gái bé bỏng của tôi, vẫn lặng lẽ sợ mất mát, đã lành lại.
Sợ hãi nếu phải trải qua lại những nỗi đau trước đây là điều tất yếu, và càng hiểu rõ nỗi sợ hãi của mình, chúng ta càng phải cố gắng để điều đó không xảy ra. Công việc của chúng ta không phải là im lặng trước nỗi đau ấy mà hãy giãi bày, chia sẻ.
Khi nỗi sợ hãi thể hiện qua cảm xúc dâng trào mạnh mẽ (buồn bã, tức giận, cô đơn, v.v.), hãy hỏi nó để hiểu hơn giống như cách bạn làm với người khác. Bạn có thể nói to điều này bằng lời nói hoặc viết ra. Hãy cho tôi biết thêm về nỗi đau hay nỗi sợ hãi đó. Nó làm gì? Bạn cảm thấy nó ở đâu trong cơ thể mình? Bạn đã từng nếm trải qua chưa?
Sau đó, hãy hỏi lần cuối cùng bạn nhớ lại cảm giác như vậy là khi nào. Chuyện gì đã xảy ra? Nó đã liên quan đến ai? Bạn đã sợ hãi điều gì? Kết quả là gì? Bạn có thể làm gì ngay bây giờ để tránh nỗi đau tương tự? Khi bạn bắt đầu khám phá ra những cảm giác và cảm xúc, hãy hỏi, bạn sẽ nói gì với một người mà đang trải qua nỗi đau tương tự? Và câu hỏi yêu thích của tôi, điều yêu thương và nhân ái nhất mà bạn có thể làm cho chính mình lúc này là gì?
Những câu hỏi như thế này cho chúng ta cơ hội để cảm nhận cảm xúc của mình mà không cần chuyển chúng sang người khác và cho họ tiếng nói mà bình thường họ không có được. Nhu cầu cố hữu của chúng ta là được nhìn thấy và được nghe thấy, và chúng ta không bỏ qua những gì yêu cầu được cảm nhận.
Chúng ta càng để bản thân cảm nhận, chúng ta càng có thể nghe thấy tiếng nói bên trong của cảm xúc. Tiếng nói ấy luôn biết cách nuôi dưỡng, chữa lành vết thương và hướng dẫn chúng ta cách có can đảm và khả năng để yêu thương những người xung quanh.
Sợ hãi đôi khi là một phần thiết yếu của cuộc sống. Chúng như thôi thúc ta, giúp ta ngày càng cởi mở hơn với cuộc sống. Bạn thực sự sợ hãi điều gì? Hãy để nỗi sợ hãi của bạn được lắng nghe, hãy để trái tim bạn dẫn đường.
——————————–
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng – Nguồn iVolunteer Vietnam “
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76535
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com