Điều Tích Cực Khi Ranh Giới Giữa Cuộc Sống Nghề Nghiệp Và Đời Sống Cá Nhân Của Bạn Bị Xóa Nhòa

Việc gia tăng những công việc từ xa đã khiến việc tìm cách giữ chân những nhân viên giỏi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bí quyết giữ chân người lao động có lẽ đơn giản hơn chúng ta thường nghĩ.

Trước đây, các nhà lãnh đạo luôn cố gắng giữ chân người giỏi bằng cách sử dụng ba đòn bẩy: lương thưởng, mối quan hệ của họ với nhân viên và văn hóa công ty. Tuy nhiên, giờ đây, Covid-19 và các yếu tố xã hội khác đã khiễn chiến lược đó trở nên kém hiệu quả. Người sử dụng lao động không thể điều hướng ba đòn bẩy để giữ nhân viên ở lại trong môi trường làm việc từ xa giống như cách họ thường làm trong quá khứ. Ngay cả khi việc lựa chọn làm việc từ xa mang lại lại một số quyền kiểm soát cho người lao động, các nhà quản lý vẫn khó có thể mang đến cho họ mối quan hệ tương tác xã hội và mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, thứ mà quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, để có thể giữ cho họ không rời đi. Tuy nhiên, việc giữ chân người giỏi là điều hoàn toàn có thể đạt được, nếu các những người leader có thể khai thác được những yếu tố liên quan đến khía cạnh tình người đứng sau những động lực thay đổi công việc của người lao động.

?Thực tế mới đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải xây dựng văn hóa có chủ đích hơn

Trái ngược với tầm nhìn phổ biến của các cấp lãnh đạo tại nơi làm việc, các giám đốc điều hành cấp cao nhất thường sẽ không ngồi xuống và trực tiếp xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các văn phòng của họ. Họ có thể thiết lập một nhịp độ mong muốn, nhưng cuối cùng, các nhân viên sẽ tự tạo ra văn hóa của riêng họ từ dưới lên trên khi họ làm việc và tương tác với nhau. Tuy nhiên, với rất nhiều nhân viên làm việc từ xa, họ sẽ  không làm điều này ở mức độ mà bạn thường thấy.

Tại công ty của tôi, chúng tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi đã trở nên khác hơn sau khi thoát khỏi đại dịch. Chúng tôi thấy rằng nhiều hoạt động xã hội mà chúng tôi đã quen thưởng thức cùng nhau, chẳng hạn như lễ kỷ niệm ngày lễ và tiệc nướng, không diễn ra theo cùng một cách hoặc cùng một mức độ như trước kia. Ngay cả các cuộc họp của công ty cũng rời rạc. Chúng tôi có thể có hơn 100 người tham gia vào Zoom thay vì kết nối trực tiếp.

Trước thực tế này, những người đứng đầu doanh nghiệp cần phải chú tâm hơn và đóng vai trò tích cực hơn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ cần thấy được rằng những thay đổi này không phải là sự phức tạp, mà chính là cơ hội. Trong những tháng gần đây, nhóm của chúng tôi đã chủ động đổi mới thương hiệu và dựa trên các giá trị mới – tò mò, hợp tác và tự tin – để sử dụng làm nền tảng cho những điều chúng tôi làm. Chúng tôi đang xây dựng văn hóa ứng xử và hành động theo cách phù hợp với niềm tin và mục tiêu của mình, đồng thời chúng tôi cũng cố gắng nói về những giá trị đó có chủ đích trong khoảng thời gian quý báu mà chúng tôi có với nhau. Nỗ lực đã được khởi đầu ngay từ khâu tuyển dụng, nơi chúng tôi khuyến khích những người quản lý bộ phận tuyển dụng của mình tìm kiếm những giá trị mới ở các ứng viên.

?Các ranh giới đang bị phá vỡ và đó là một điều tốt

Trước đại dịch, việc vạch ra ranh giới rõ ràng giữa cuộc sống nghề nghiệp và đời tư của bạn là điều hoàn toàn bình thường. Ranh giới này đã khiến chúng ta dễ dàng quên mất giá trị nhân văn của mỗi người. Nếu bạn cần phải sa thải ai đó, cắt giảm lương hoặc đưa ra những lựa chọn khó khăn khác, bạn có thể lặp lại câu thần chú “Đó không phải là chuyện cá nhân, đó chỉ là công việc”.

Giờ đây khi người lao động làm việc từ xa, ranh giới đõ rõ ràng đó bị mờ đi. Mọi người bắt đầu sống trước màn hình của họ và những thứ chúng ta chưa từng thấy vốn là một phần tự nhiên của con người chúng ta – chẳng hạn là hình ảnh những đứa trẻ chạy xung quanh với chú chó ở tấm hình nền – bỗng trở nên rõ ràng hơn nhiều.

Vì vậy, sự tách biệt giữa sự chuyên nghiệp và tính cá nhân đã bị phá vỡ. Tuy nhiên từ vị trí của tôi, đó lại là một điều tích cực. Các nhân viên có thể nhận ra rằng quan niệm về các doanh nghiệp như những thực thể vô hồn là chưa thực sự hợp lý. Những người thực sự điều hành doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định khó khăn, và điều đó luôn xảy ra. Và về phía lãnh đạo, vì những quyết định đó có thể có ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân khác nên nếu bạn là người đứng đầu, bạn phải làm những điều phù hợp nhất cho cả tập thể.

?Khủng hoảng, món quà cho những trải nghiệm chung

Theo vô số cách khác nhau, cơn đại dịch đã tàn phá chúng ta theo cách khác hẳn so với bất cứ thảm họa nào từng xảy ra. Nhưng tất cả chúng ta đã cùng trải qua những nỗi đau và học cách sống sót cùng nhau. Được là một phần trong cuộc khủng hoảng này là món quà tuyệt vời, một trải nghiệm chỉ có một lần trong đời. Chúng ta có thể nhận ra tình người và sự liên kết với đồng loại theo cách mà chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhận ra nếu đại dịch không xảy ra. Nhờ đó, chúng ta có cơ hội cởi mở hơn trong công việc và các mối quan hệ khác.

Bạn có thể thể hiện sự đồng cảm này bằng nhiều cách nhỏ để cuối cùng xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp của bạn theo cách tốt đẹp hơn. Khi tất cả chúng tôi ở văn phòng vào tuần trước để họp, chúng tôi đã bỏ qua tính năng tương tác theo định hướng nhiệm vụ trên Zoom. Mong muốn tự nhiên của chúng tôi là để cuộc trò chuyện bắt đầu và cứ để thời gian trôi đi. Thay vì kết thúc cuộc thảo luận một cách cứng rắn, chúng tôi thừa nhận rằng mọi người đều thực sự muốn có sự kết nối và cùng nói chuyện với nhau về những thứ khác ngoài danh sách nhiệm vụ công việc cần làm  – và kết quả là tôi đã bắt đầu thêm chúng vào lịch trình của mình để bù đắp. Cụ thể hơn, chúng tôi đang cố gắng dựa theo những tiêu chí bao hàm các giá trị mà tất cả chúng tôi đã đồng ý với nhau. Chúng tôi muốn ngôn ngữ chung đó giúp đoàn kết chúng tôi và giúp mọi người cảm thấy rằng họ thực sự thuộc về nơi này.

Những cơ hội mà bạn có được để phản hồi một cách thấu cảm có thể không giống với những cơ hội mà tôi có. Các nhân viên của IBM đã thể hiện tinh thần thương thân tương ái với nhau bằng cách sử dụng Slack để tổ chức các đợt tiếp tế hỗ trợ những nhu yếu phẩm cho nhau. Các chuyến bay thuê của Infosys được sử dụng dành cho những người lao động bị mắc kẹt bên ngoài quê hương của họ. Những cơ hội luôn tồn tại. Vấn đề đơn giản là đưa ra lựa chọn để quan sát và nắm bắt chúng.

?Chúng ta không thể lùi bước, vì vậy hãy để ranh giới tiếp tục được phá vỡ

Khi rắc rối ập đến, mọi người tự nhiên muốn thoát khỏi nó. Họ muốn tránh đau đớn và rủi ro, thường có nghĩa là trốn trong những gì quen thuộc. Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu xem cuộc sống sẽ như thế nào sau đại dịch, rõ ràng là những gì quen thuộc đã không còn nữa. Không còn đường nào để trở lại như lúc trước nữa.

Để làm việc thành công trong môi trường từ xa mới, chúng ta phải tiếp tục phá bỏ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Chúng ta phải hướng tới một cách thức làm việc mới trong đó tính nhân văn chung của con người chúng ta là cốt lõi của hoạt động và mang lại ý thức về cả cộng đồng và mục đích. Nhận thức được nâng cao về cách chúng ta giống nhau và tất cả đều kết nối với nhau có thể đóng vai trò là nền tảng cho yêu cầu thiết lập làm việc từ xa cũng như giao tiếp hiệu quả, lấy lòng tin làm trung tâm để tạo ra một môi trường mà mọi người muốn ở lại. Hãy cố gắng vì điều đó và cả cá nhân và thành công tập thể sẽ đến.

——————————————————————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: entrepreneur.com
  • Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95347

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER