Tại Sao Người Trưởng Thành Lại Khó Sửa Ngữ Điệu Vậy?

Đó không phải là lỗi của bạn nếu tin rằng thời điểm tốt nhất để học ngôn ngữ đã qua rồi. Đó là một niềm tin tưởng kéo dài từ lâu khiến nhiều người tin rằng họ sẽ không bao giờ thành công trong việc học ngôn ngữ. ” Giá mà tôi bắt đầu sớm hơn!” Nếu đó là trường hợp của bạn, hãy để chúng tôi là người đầu tiên nói với bạn: về lâu dài, bạn thực sự có lợi thế nếu bạn học một ngôn ngữ như một người trưởng thành. Điều duy nhất mà một đứa trẻ có thể đánh bại bạn là việc giảm bớt chất giọng địa phương, có nghĩa khả năng bắt chước chính xác giọng bản xứ.

Tại sao lại như vậy? Ta có thể làm được gì? Và, có lẽ quan trọng nhất là ta nên làm gì với nó?

?Tại sao việc giảm bớt giọng địa phương thường là trở ngại cuối cùng?

Giả thuyết rằng tồn tại Giai đoạn Quan trọng (Critical Period Hypothesis – CPH), là khái niệm rằng có một “thời kỳ vàng” cho khả năng học ngoại ngữ giảm sau tuổi dậy thì, đã bị các nhà nghiên cứu hiện đại đặt nghi vấn. Mặc dù trước đây nó có ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu phát triển ở trẻ, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người lớn có xu hướng vượt qua trẻ em trong khả năng nắm bắt các ngôn ngữ mới. Người lớn ít nhiều cũng có thể kết hợp các câu hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ thứ hai, một phần bởi vì người lớn đã có hiểu biết bẩm sinh về ngữ pháp.

Nhưng sau đó là phát âm. Ở vấn đề này thì trẻ em vẫn có lợi thế. Đây là do hệ thần kinh đã trở nên cố định trong ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Khi một người già đi, não bộ trở nên ít linh động hơn về mặt này.

Patricia Kuhl – giám đốc Trung tâm Tâm Trí tuệ, Não bộ và Học tập tại Đại học Washington, đã giải thích với tạp chí Smithsonian rằng bộ não trẻ em rất háo hức để hiểu tất cả các kích thích mà chúng tiếp xúc. Thậm chí trước khi chúng ta được sinh ra, các tế bào thần kinh của chúng ta đã cố gắng tạo thành các khớp thần kinh (hoặc các liên kết). Theo thời gian, não của chúng ta bắt đầu tạo bản đồ những âm thanh mà chúng ta nghe thường xuyên nhất, có nghĩa là những âm thanh mà chúng ta không nghe thấy sẽ được loại trừ khỏi tấm bản đồ này. Chúng ta bắt đầu tự động nhận ra âm thanh trong ngôn ngữ bản địa của mình là “âm thanh của nhà” và chúng ta ngày càng trở nên kém trong việc vẽ lại những bản đồ này khi già đi. Trẻ lớn lên, nói hai thứ tiếng hoặc nhiều thứ tiếng có thể tạo ra hơn một bản đồ trí tuệ, nhưng bộ não người lớn thấy khó có thể áp dụng thêm những kiến thức mới cho bản đồ hiện tại trong đầu.

Việc tạo ra những bản đồ âm thanh này cũng diễn ra (và tăng tốc) một cách nhanh chóng. Một nghiên cứu của Kuhl và các đồng nghiệp của cô cho thấy rằng vào thời điểm 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh phản ứng đều với những âm thanh phổ biến ở cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Nhưng chỉ bốn tháng sau đó, em bé thôi không nhận ra những âm thanh không tồn tại trong ngôn ngữ bản địa của mình nữa.

Điều đó không có nghĩa là bạn mất khả năng tạo ra bản đồ âm thanh mới cho bản thân trước lúc một tuổi. Một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng tính linh hoạt của chúng ta trong vấn đề này bắt đầu giảm dần khi gần đến tuổi dậy thì, và sức mạnh của một người thực sự tương quan trực tiếp với độ tuổi học ngoại ngữ thứ hai.

Bạn càng lớn tuổi hơn thì bản đồ âm thanh của bạn cũng trở nên cứng nhắc hơn, và cuối cùng thực sự khó để vẽ bản đồ âm thanh của ngôn ngữ thứ hai lên âm thanh đã tồn tại trong đầu bạn. Bạn thực sự không nghe được chính xác âm thanh đó là gì mà sẽ nghe thành những âm thanh mà bạn đã quen thuộc.

?Nhưng có nên làm vậy không?

Rất khó để giảm bớt chất giọng địa phương một khi bạn bước sang tuổi 20, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể thử (và thành công).

Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là sống ở một nơi mà bạn buộc phải lắng nghe và nói chuyện mỗi ngày. Giọng nói của bạn có thể khó thay đổi, nhưng nó không hoàn toàn miễn dịch với những tác động bên ngoài. Bạn của bạn có thể trở về nhà từ một học kỳ ở nước ngoài và giọng nói đã có hơi khác đi, và bạn cũng có thể thay đổi giọng điệu của mình một chút khi đi chơi với những người khác nhau.

Bạn có thể tập luyện để giúp giảm giọng địa phương. Nếu đủ kiên trì, bạn có thể nói rất tự nhiên và có thể đánh lừa người bản ngữ (nhưng có lẽ không hẳn là như vậy).

Điều quan trọng là bạn không phải bỏ hoàn toàn giọng nói của mình để đạt được phát âm chuẩn tắc. Loại bỏ mọi biến điệu nhỏ trong giọng nói thực sự không cần thiết để trở nên thành thạo ngôn ngữ.

Dù sao thì cũng có một trường hợp chứng minh rằng sự lưu loát hoàn hảo không phải là mục tiêu cuối cùng của bạn khi học ngôn ngữ. Miễn là bạn có thể dễ dàng hiểu được bản thân mình, bạn đã thành công rồi. Và việc quá tập trung vào giọng nói có thể thực sự ngăn cản bạn tận hưởng những kỹ năng đã trau dồi.

——————————————————————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: babbel.com
  • Người dịch: Đàm Ngọc Anh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Đàm Ngọc Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95033

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER