Tìm Hiểu Về Người Quản Lý Quan Hệ Công Chúng

  Công việc của người quản lý quan hệ công chúng là gì?

Người quản lý quan hệ công chúng sẽ giám sát các yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy hình ảnh thương hiệu của công ty họ hoặc khách hàng. Các yếu tố đó có thể từ công khai với báo chí cho tới chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội để phục vụ quảng cáo sản phẩm. Người quản lý quan hệ công chúng cũng có thể sẽ quản lý cả các mối quan hệ và dịch vụ cho công ty với tư cách là người đại diện cho giới truyền thông. Ngoài ra trách nhiệm của người quản lý quan hệ công chúng có thể bao gồm:

  • Duy trì mối quan hệ tích cực với truyền thông và cung cấp cho họ thông cáo báo chí, thông tin và các buổi phỏng vấn với đại diện công ty
  • Xây dựng và quản lý các chiến dịch cổ động và quảng cáo, cả online và trên giấy tờ
  • Theo dõi dữ liệu và số liệu từ các bài đăng trên mạng xã hội, bản tin, quảng cáo và quảng bá thương hiệu
  • Phát triển và duy trì thương hiệu của công ty hay khách hàng, đại diện tiếng nói và logo
  • Giám sát các nhân viên trong đội marketing hoặc truyền thông
  • Kêu gọi quỹ từ thiện nếu họ làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận đang xây dựng hay tham gia các sự kiện
  • Kiểm soát các khủng hoảng và thông tin sai lệch

Các công ty hay tổ chức phi lợi nhuận ở mọi loại quy mô có thể sẽ thuê người quản lý quan hệ công chúng để duy trì danh tiếng  của họ và xây dựng một mối quan hệ tốt với truyền thông.

   Lương trung bình

Lương của người quản lý quan hệ công chúng có thể thay đổi phụ thuộc vào quy mô của công ty, vị trí địa lý, kinh nghiệm của họ và trình độ học vấn.

Mức lương phổ biến ở Hoa Kỳ: $57,715/năm ( khoảng 1.332.494.487 VNĐ )

Với một số người mức lương giao động từ $18,000 ( khoảng 415.574.820 VNĐ ) tới $110,000/năm ( khoảng 2.539.623.904 VNĐ )

  Các yêu cầu cần có cho người quản lý quan hệ công chúng

Người quản lý quan hệ công chúng cần có bằng cao đẳng đồng thời có đủ kinh nghiệm cũng như được đào tạo bài bản để chứng minh họ có đủ khả năng với vai trò là người quản lý.

Học vấn

Hầu hết những người quản lý quan hệ công chúng cần có bằng cử nhân chuyên ngành truyền thông, quan hệ công chúng, ngôn ngữ Anh, báo chí, chính trị học, kinh tế hoặc các khối ngành liên quan. Một bằng cử nhân bốn năm có thể cung cấp cho người quản lý quan hệ công chúng các kỹ năng và kiến thức cơ bản cần có.

Huấn luyện

Những người quản lý quan hệ công chúng thường dành rất nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học nghề chuyên ngành marketing, truyền thông và quan hệ công chúng trước khi được thăng chức hay được tuyển dụng vị trí quản lý. Quá trình học nghề có thể bắt đầu từ khi còn cấp ba hay đại học, thường liên quan tới bản tin trường hay các tổ chức cộng đồng. Bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm qua công việc thực tập sinh ở văn phòng marketing và quản hệ công chúng.

Để có các kỹ năng nâng cao và củng cố hồ sơ của mình, bạn có thể tham gia các hội thảo hay khóa học với các chủ đề hữu ích như quảng cáo, kỹ năng nói trước đám đông. quản trị kinh doanh và viết lách.

Chứng chỉ

Quản lý quan hệ công chúng thường không cần chứng chỉ để vào làm. Tuy nhiên vẫn có một số chứng chỉ có thể hữu ích với họ:

  • Chứng nhận của Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ

Tổ chức này cung cấp các chứng chỉ cho những người đã có kinh nghiệm về quan hệ công chúng chuyên nghiệp hay thậm trí là cả những sinh viên mới tốt nghiệp. Để nhận được giấy chứng nhận, bạn phải áp dụng vào thực tế, hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong quá trình học, vượt qua bài kiểm tra và làm mới chứng nhận của mình định kỳ.

  • Chứng nhận của Hiệp hội các nhà giao tiếp kinh doanh quốc tế (IABC)

IABC trong Hội đồng chứng nhận truyền thông toàn cầu cung cấp hai loại chứng chỉ. Chứng chỉ Chuyên Gia Quản Lý Truyền Thông chỉ dành cho những người đã có kinh nghiệm dưới 10 năm. Những người quản lý quan hệ công chúng có tiềm năm với hơn 10 năm kinh nghiệm có thể nhận chứng chỉ về Chuyên Gia Chiến Lược Quản Lý Truyền Thông. Với mỗi loại chứng chỉ này, các thí sinh sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra và làm mới bằng định kỳ.

Kĩ năng

Những người quản lý quan hệ công chúng phải có kỹ năng truyền thông xuất sắc khi xây dựng kế hoạch và truyền đạt thông điệp của công ty. Đồng thời họ cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tự tin giao tiếp với các thành viên của các phương tiện truyền thông, khách hàng và các nhân viên truyền thông. Các kỹ năng quan trọng khác bao gồm:

  • Kỹ năng viết: Giám đốc bộ phận Account cần phải tạo ra một thông cáo báo chí hiệu quả nhất mà không mắc lỗi sai và sáng tạo các nội dung quảng bá. Họ phải có khả năng đưa ra các thông điệp để nhận được sự thu hút mà vẫn truyền đạt đúng thông điệp của công ty.
  • Kỹ năng nói: Kỹ năng nói tốt sẽ giúp cho người quản lý có thể đại diện công ty truyền đạt nội dung tốt nhất. Họ phải có khả năng nói tự tin và thuyết phục trước đám đông và có thể sẽ phải trực tiếp giao lưu chia tại các sự kiện hoặc với các phương tiện truyền thông.
  • Kỹ năng giao tiếp: Những kỹ năng này sẽ đem đến nhiều lợi ích khi tương tác với báo chí, các phương tiện truyền thông và đồng nghiệp. Người quản lý nên dễ gần, chuyên nghiệp và xây dựng một hình ảnh tích cực cho công ty.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Giám đốc bộ phận Account sẽ phải giải quyết các vấn về và đối mặt với các tình huống thử thách. Họ có thể sẽ phải trực tiếp diễn thuyết về các vấn đề gặp phải với truyền thông hoặc công chúng một cách tích cực và khéo léo.
  • Kỹ năng tổ chức: Những kỹ năng này giúp các cá nhân trong vai trò quản lý có khả thực hiện nhiều dự án, quản lý nhiều nhân viên hay hỗ trợ nhiều khách hàng cùng một lúc và trong một môi trường có nhịp độ nhanh.

  Môi trường làm việc của người quản lý quan hệ công chúng

Người quản lý quan hệ công chúng thường làm việc trong môi trường văn phòng. Họ làm việc vào giờ hành chính thông thường, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể tăng ca hay làm việc vào cuối tuần nếu họ cần phải phản hồi cho một vấn đề cấp bách. Những người quản lý này cũng có thể di chuyển để gặp gỡ khách hàng và các phương tiện truyền thông hay đi tới các hội tạo và sự kiện cộng đồng.

Một số người quản lý quan hệ công chúng cần phải quản lý các nhân viên truyền thông. Họ đồng thời sẽ làm việc với các đội marketing, quảng cáo và ý tưởng để đảm bảo về thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Những người quản lý có thể phải làm việc với luật sư của công ty để đảm bảo các thông tin mà họ cung cấp cho báo chí và công chúng là chính xác và không có ảnh hưởng tới các vấn đề pháp lý.

Người quản lý quan hệ công chúng có thể  làm việc và quản lý tất cả các quan hệ công chúng cho một công ty. Hoặc có thể làm việc cho một đơn vị quản lý quan hệ công chúng làm việc với nhiều công ty. Môi trường làm việc thường có nhịp độ nhanh chóng.

  Cách để trở thành một người quản lý quan hệ công chúng

Bởi vì người quản lý quan hệ công chúng đóng vai trò lãnh đạo, nên ứng viên cần có vài năm kinh nghiệm truyền thông, nhất là kinh nghiệm quản lý. Dưới đây là một số bước phổ biến để trở thành người quản lý quan hệ công chúng.

1. Nhận bằng cử nhân.

Hầu hết người quản lý quan hệ công chúng đều có bằng cử nhân chuyên ngành truyền thông, marketing, ngôn ngữ Anh, kinh tế, quan hệ công chúng, báo chí hoặc cách lĩnh vực liên quan.

2. Nhận chứng nhận học viên.

Nếu bạn muốn có sự nghiệp trên lĩnh vực quan hệ công chúng, bạn có thể đăng ký và vượt qua kì thì để nhận được chứng chỉ về Nguyên Tắc Quan Hệ Công Chúng từ Hiệp Hội Sinh Viên Quan Hệ Công Chúng Hoa Kỳ. Chỉ dành cho những người còn 6 tháng trước khi tốt nghiệp đại học hoặc 6 tháng sau khi đã tốt nghiệp.

3. Tiếp thu kinh nghiệm.

Hãy tìm một vị trí thực tập hoặc công việc quan hệ công chúng mức độ cơ bản để tiếp thu thêm kiến thức và được đào tạo với những người đi trước có kinh nghiệm. Ở mức độ cơ bản công việc của bạn có thể bao gồm viết quảng cáo, quản lý tài khoản truyền thông và trợ lý.

4. Nhận chứng nhận từ chuyên gia.

Để thúc đẩy con đường sự nghiệp của mình, hãy đăng ký và vượt qua bài thì để nhận được giấy chứng nhận từ một tổ chức chuyên nghiệp như Hiệp hội Quan Hệ Công Chúng Hoa Kỳ hay Tổ chức Kinh Doanh Truyền Thông Quốc tế.

5. Không ngừng học hỏi.

Tham gia các hội thảo, hội nghị để học hỏi thêm về các chiến lược marketing và truyền thông hiện nay. Đăng ký các khóa học xây dựng kỹ năng ở cả mảng như truyền thông mạng xã hội hay phân tích dữ liệu marketing. Hầu hết các chương trình cung cấp giấy chứng nhận cũng yêu cầu người quản lý quan hệ công chúng hoàn thành đủ số giờ học tập trong một năm để duy trì bằng của họ.

6. Thăng chức.

Bạn có thể thăng tiến lên vị trí quản lý quan hệ công chúng từ các vị trí thấp hơn sau vài năm, ví dụ như bắt đầu với một khách hàng một hoặc một công ty nhỏ. Các vị trí cao hơn ở các công ty lớn hay giám sát một nhóm nhân viên, thường yêu cầu ít nhất 10 năm kinh nghiệm.

  Mẫu mô tả công việc cho quản lý quan hệ công chúng

Tổ chức phi lợi nhuận của chúng tôi đang tìm kiếm một người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quan hệ công chúng để làm việc với tư cách là người phát ngôn đại diện cho thương hiệu và sứ mệnh của chúng tôi. Quản lý quan hệ công chúng sẽ chịu trách nghiệm cho toàn bộ bài viết và hình ảnh của chúng tôi, giám sát các chiến lược truyền thông trên mạng xã hội và đảm bảo truyền đạt nội dung chính xác qua mọi phương tiện và phòng ban. Một quản lý quan hệ công chúng cần có kỹ năng nói và viết tốt, làm việc nhóm tốt và có thể giải quyết các vấn đề nhạy cảm một cách khéo léo. Ứng cử viên tiềm năm nên có ít nhất 8 năm kinh nghiệm quản lý ở vị trí marketing hoặc truyền thông.

————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

  • Bài viết gốc: Indeed.com
  • Tên người dịch: Nguyễn Thanh Hiền
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thanh Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86712

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER