12 Cách Giải Quyết Với Đồng Nghiệp Khó Tính

Hầu hết mọi người đều phải làm việc cùng một đồng nghiệp đầy thử thách ở một thời điểm nào đó trong công việc của họ. Tạo mối quan hệ tốt với người này là một phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giải quyết xung đột của bạn và học cách vượt qua rủi ro. Khi bạn học được cách giải quyết những hành vi kỳ quặc hoặc khó xử, bạn có thể tập trung hơn vào công việc của

Biết cách đối phó với một đồng nghiệp khó tính là một kỹ năng sống quan trọng. Mặc dù có thể bạn thích nhiều người làm việc cùng, nhưng bạn nên biết cách làm việc với những người mà bạn cảm thấy khó khăn. Học cách quản lý những xích mích có thể giúp bạn duy trì một môi trường làm việc hài hòa hơn. Khi học cách chấp nhận hoặc đối mặt với những hành vi của họ, bạn có thể bắt đầu tập trung hơn vào bản thân và những người bạn yêu mến.

1. Học cách nói lên những suy nghĩ của bạn.

Nếu đồng nghiệp đang khiến mọi việc khó khăn để bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc thì có lẽ đã đến lúc bạn nên đối mặt với tình huống này. Khi chia sẻ cảm nhận của họ, hãy sử dụng ngôn ngữ “Tôi” để họ hiểu rõ hơn về quan điểm của bạn. Việc sử dụng ngôn ngữ “bạn” có thể khiến họ khó nhận trách nhiệm về hành động của mình. Dưới đây là một vài ví dụ về ngôn ngữ “tôi” so với “bạn”:

“Tôi cảm thấy khó chịu khi bạn nói chuyện với tôi theo cách đó.” so với “Bạn luôn nói những điều sai trái.”

“Tôi cảm thấy rằng hành vi của bạn khiến cho tôi khó tập trung.” so với “Cách bạn hành động gây bực tức.”

2. Nên tìm hiểu quan điểm của họ.

Đôi khi hiểu được quan điểm của đồng nghiệp đầy thử thách có thể khiến bạn dễ dàng có mối quan hệ tốt với họ hơn. Sau khi hiểu rõ hơn, bạn có thể nhận ra rằng nền tảng và những trải nghiệm sống hình thành nên hành vi và quan điểm riêng của họ. Mặc dù bạn xứng đáng được đối xử tôn trọng, nhưng cái nhìn sâu sắc này có thể giúp bạn hiểu rõ về cách họ nhìn nhận mọi việc.

3. Tập trung vào những mối quan hệ tích cực của bạn.

Thay vì chăm chú vào người đồng nghiệp này thì hãy chuyển sự tập trung của bạn sang những người bạn yêu mến ở xung quanh. Cố gắng hình thành những mối quan hệ tích cực với các đồng nghiệp khác của bạn. Những cuộc trò chuyện bình thường với những người nâng cao tinh thần suốt cả ngày có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc. Xem xét yêu cầu của một trong những đồng nghiệp yêu thích của bạn để làm điều gì đó thú vị ngoài công việc.

4. Nói chuyện với cấp trên của bạn.

Khi người này bắt đầu phá vỡ các chính sách của công ty hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn, có lẽ đã đến lúc đưa vấn đề này lên cấp trên hoặc bộ phận nhân sự của bạn. Ghi lại những hành vi bất lợi của đồng nghiệp này để bạn có bằng chứng về những gì họ đã làm. Giám sát viên hoặc bộ phận nhân sự của bạn phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn này và khiến bạn cảm thấy an toàn và được tôn trọng tại nơi làm việc.

5. Chấp nhận tính cách của họ.

Bạn có thể cảm thấy rằng đồng nghiệp này không làm gì sai cả nhưng đơn giản là bạn không thích tính cách của họ. Đây là một phần bình thường của cuộc sống bởi bạn sẽ tìm thấy những người bạn yêu mến và những người bạn muốn tránh xa. Học cách chấp nhận rằng bạn cần tạo mối quan hệ tốt với người này. Cố gắng tìm ra những điều bạn thích thú về tính cách của họ và tạo cho họ cơ hội để thể hiện những mặt tốt.

6. Giữ thái độ trung lập trong công việc.

Nếu những đồng nghiệp khác đang nói về người này, hãy giữ ý kiến của bạn cho riêng bản thân mình. Giữ thái độ trung lập là cách giúp bạn có thể duy trì một môi trường làm việc tích cực cho mọi người. Nếu bạn phải nói về người này, hãy kể nó cho một người bạn hoặc thành viên trong gia đình mà không liên quan đến công việc của bạn. Tiết kiệm năng lượng của bạn tại nơi làm việc để thảo luận về những điều tích cực của người khác.

7. Hạn chế những tương tác của bạn.

Hạn chế lượng thời gian dành cho đồng nghiệp này có thể giúp bạn đối mặt tình huống với mức độ nhỏ. Vào bữa trưa hay trong các cuộc họp, hãy ngồi cạnh những đồng nghiệp mà bạn thấy tử tế và tinh thần cao. Khi hạn chế những tương tác, bạn hãy tế nhị để ý đến cảm xúc của họ.

8. Trở thành một người tốt hơn.

Ngay cả khi người này hành động thiếu chuyên nghiệp, bạn phải có kỹ năng để trở thành một người tốt hơn. Bằng cách tiếp tục đối xử ân cần và tôn trọng người khác, bạn đang cho thấy mình là người trưởng thành hơn trong tình huống này. Tốt nhất là bạn nên giải quyết những xung đột kiểu này trong sự riêng tư hơn là lôi kéo các đồng nghiệp khác vào cuộc.

9. Biết được những điểm kích thích của bạn.

Suy ngẫm về những hành vi của họ mà bạn cảm thấy thử thách nhất. Theo cách này, nếu họ bắt đầu bộc lộ những hành động, bạn có thể ngay lập tức đưa bản thân ra khỏi vấn đề. Phương pháp này có thể giúp bạn bình tĩnh và thu thập trong công việc. Tập trung vào việc đưa năng lượng và niềm đam mê của bạn tới những thứ thực sự quan trọng.

10. Tập trung vào điều tích cực.

Mặc dù có thể dễ dàng tập trung vào đồng nghiệp này nhưng hãy hướng sự chú ý đến những gì bạn yêu thích trong công việc của mình. Đó có thể là các đồng nghiệp khác của bạn, công việc hiện tại bạn làm hay các đặc quyền của nghề nghiệp. Biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn có thể khiến cho thử thách này trở nên nhỏ nhặt hơn.

11. Suy ngẫm về những hành động của chính bạn.

Khi suy nghĩ về đồng nghiệp này thì bạn hãy nghĩ về cách mình hành động đối với họ. Bạn có thể cảm thấy rằng cả hai đều đã phát triển một vòng lặp phản hồi về hành vi. Hãy là người phá vỡ vòng lặp này và thử đối xử tử tế với họ để thay đổi những điều cũ. Bạn sẽ thấy họ đáp lại lòng tốt và cả hai có thể tiến lên phía trước.

12. Thể hiện sự đồng cảm.

Mọi người đều có những việc riêng của mình để giải quyết, điều này có thể giải thích cách đồng nghiệp của bạn hành động. Cố gắng thể hiện sự đồng cảm và lòng thương khi bạn hiểu rõ hơn về người này. Bạn có thể thấy rằng nếu bạn ở trong hoàn cảnh của họ, bạn cũng sẽ hành động tương tự như vậy.

——————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

·        Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/how-to-deal-with-difficult-coworker

·        Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh

·        Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=84424

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER