Những Cách Giúp Bạn Kiểm Soát Căng Thẳng Tốt Hơn Và Không Bị Mất Kiểm Soát Bởi Những Điều Nhỏ Nhặt
Hoặc là, vào một đêm Giáng Sinh, tại bãi đỗ xe khá đông đúc của một siêu thị, tôi đã bị mắng bởi một người phụ nữ vì lỡ va chạm trúng cửa xe của bà ấy khi đang cố luồn lách vào trong với hai túi hàng lớn. Tôi đã phải sử dụng hết khả năng tự chủ của mình để không đôi co và quát lại bà ta.
Tôi đoán là những việc như thế này đã từng xảy ra với tất cả chúng ta. Bạn biết đấy, bạn đánh mất sự bình tĩnh và hét vào mặt con của bạn ngay tại khu ẩm thực của trung tâm mua sắm. Hoặc là, bạn chỉ trích bạn đời của mình chỉ vì họ đã khởi động máy rửa bát sai cách.
Mọi chuyện xảy ra cứ như thể Ngài Hyde đang chờ thời cơ để hiện diện bên trong chúng ta.
Vậy, tại sao những điều này lại xảy ra? Và quan trọng hơn là, làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát cảm giác tức giận đến mức muốn “giết” một ai đó?
Vấn đề ở đây là, bản thân những “sự kiện” ấy không phải là nguyên nhân chính đưa bạn đến cơn thịnh nộ. Nó chỉ là một giọt nước li ti trong một chiếc cốc đầy nước.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ, vào ngày tôi xảy ra xung đột trên đường, tôi về nhà vào cái ngày mà mọi thứ không như kế hoạch của mình. Trong lúc lái xe, tôi suy ngẫm về những việc ấy và tôi gần như ở trong tình thế nguy hiểm.
Vì vậy, khi người lái xe kia chạy ngang qua đầu xe tôi, những suy nghĩ của tôi đột ngột “bùng nổ” vì tình huống không lường trước. Và tôi nghĩ rằng, nếu không không phải do va chạm xe thì sự cọc cằn của tôi khi đó cũng sẽ bộc phát vì một lí do khác.
Tôi chỉ đơn giản là bị căng thẳng và không thể thể hiện mặt tốt nhất của bản thân.
Và bạn biết gì không? Ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng. Từ những cảm xúc lo lắng, cảm giác không an toàn, xung đột trong các mối quan hệ, khủng hoảng cho đến tiếng ồn từ xung quanh, sự khiêu khích quá mức và ngay cả khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin cũng sẽ khiến bạn trở nên mất kiểm soát.
Sức chịu đựng của con người luôn có giới hạn nhất định. Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát và tiết chế, một ngày nào đó nó sẽ vượt quá giới hạn cho phép.
Nhưng liệu có thực tế không khi bạn nghĩ rằng bạn có thể loại bỏ hoàn toàn tất cả cảm giác căng thẳng, lo âu ra khỏi cuộc sống?
Không thể nào! Sự kì vọng này sẽ chỉ tạo cho bạn thêm nhiều áp lực về việc cố gắng để không bị căng thẳng.
Vậy chúng ta phải làm gì để tận hưởng cuộc sống tốt hơn?
Có hai lựa chọn dành cho bạn, (1) là bạn có thể tìm cách giải tỏa cảm xúc của mình thường xuyên hơn, (2) là bạn hãy “nâng cấp” giới hạn chịu đựng của bản thân (nếu bạn làm được cả 2 việc trên thì sẽ còn tuyệt vời hơn nữa).
Việc giảm bớt nhùng suy nghĩ lo âu, căng thẳng sẽ giúp bạn thư thoái hơn. Những việc có thể làm thường xuyên như chạy bộ và ngâm mình trong bồn tắm.
Những hoạt động này sẽ giúp bạn cải thiện tâm trí, tạo không gian để cơ thể bình tĩnh hơn. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bạn sẽ dần chuyển từ chế độ “chiến đấu hoặc trốn tránh” sang chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa”, đây là điều cần thiết giúp bản thân bổ sung năng lượng và phục hồi sau căng thẳng.
❗Nhưng điều quan trọng ở đây là sự THƯỜNG XUYÊN❗
Những hoạt động ở trên chỉ thật sự đem lại hiệu quả khi bạn thực hiện chúng với một tần suất đều đặn (bạn sẽ biết ý tôi là gì nếu bạn đã từng thử thiền nhưng lại có quá nhiều suy nghĩ trong đầu).
Bạn cần phải biến chúng thành thói quen trong đời sống hằng ngày của bạn. Tôi gợi ý rằng bạn nên tạo thói quen dành ra những khoảng trống trong lịch trình của mình để tận hưởng thời gian của bản thân.
Tôi biết bạn đang nghĩ gì ngay bây giờ. “Bạn đang đùa đấy à? Tôi không có nhiều thời gian dành cho những việc ấy đâu.”
Nói một cách nghiêm túc, tự chăm sóc và chiều chuộng bản thân không phải là một điều gì đó quá khó khăn và xa xỉ. Nó là một việc thiết yếu trong cuộc sống mỗi người. Những việc ấy đều vì sự đúng mực của bạn và sự an toàn của những người xung quanh bạn.
Bây giờ, sẽ có những lúc bạn không thể khiến bản thân thư giãn ngay cả khi đã trải qua một giờ đồng hồ được xoa bóp mô. Đó là những lúc bạn trằn trọc, mất ngủ và không thể sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Và đó chính là lí do bạn cần mở rộng giới hạn của bản thân, để bạn có thể chịu đựng các nhân tố gây nên sự căng thẳng mà bạn không hề hay biết.
Nâng cấp giới hạn chịu đựng của bản thân chỉ đơn giản là đầu tư thời gian vào việc xây dựng các kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề. Những kỹ năng giúp bạn quản lí căng thẳng, đối phó dễ dàng hơn với các tình huống không mong muốn và giải quyết các vấn đề một cách khôn khéo. Từ đó, bạn sẽ có thể giữ bình tĩnh lâu hơn mà không để sự phẫn nộ bộc phát ra ngoài.
Nó giống như việc phát triển một siêu năng lực vậy.
Vậy phải thực hiện chúng thế nào? Dưới đây là những cách giúp bạn có phản ứng khôn ngoan, khéo léo với các tình huống căng thẳng ngoài ý muốn.
? 1. Nhận thức
Nhận thức có nghĩa là để ý (nhưng không phán xét) những việc đang diễn ra trong tâm trí và cơ thể bạn. Hãy học cách xác định cảm xúc và tình cảm, cách suy nghĩ và cách đáp trả (cách bạn phản ứng lại một điều gì đó).
Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu điều gì khiến bạn cảm thấy khó khăn và tránh việc hành động một cách tự phát, không suy nghĩ mà bạn có thể có khi đang lái một chiếc xe tự động.
? Ví dụ, bạn bắt đầu cảm thấy bản thân trở nên cáu kỉnh khi thấy mình không được tôn trọng, các nguyên tố acid trong cơ thể bạn sẽ dần tiết ra. Vì thế, sự nhận thức giúp bạn tạm dừng hoạt động ấy lại và lựa chọn những cách phản ứng tốt hơn.
? 2. Thanh lọc sức khỏe tinh thần
Thanh lọc sức khỏe tinh thần nghĩa là thông qua các quy tắc trong trạng thái tinh thần của chúng ta để quyết định xem việc gì sẽ hữu ích và nguyên nhân khiến chúng ta căng thẳng.
Tâm trí chúng ta tạo ra các quy tắc tinh thần dựa vào một loạt các kinh nghiệm rút ra từ quá khứ. Vấn đề ở đây chính là những quy tắc này sẽ là nhân tố quyết cuối cùng quyết định cách mà bạn sẽ phản ứng lại với một sự kiện nào đó. Và đó là quá trình của vòng luẩn quẩn mà ta đang mắc kẹt.
Chúng tôi tạo ra các quy tắc về cách mà mọi thứ “nên” được thực hiện, cách mọi người “nên” hành động, cách họ “nên” phản ứng trong những những tình huống nhất định, và cả cách mà thế giới “nên” vận hành… Cùng với vô vàn những ý tưởng về cách mà mọi thứ “nên” trở nên như thế nào đó, chúng tôi chấm dứt việc sống trong trạng thái “phòng thủ”, liên tục chiến đấu chống lại mọi thứ mà tâm trí chúng ta đánh giá là “sai trái”.
Để tiếp tục tiến lên, bạn cần phải học cách bỏ qua.
? Ví dụ, tôi đã tự tạo ra một quy tắc cho riêng mình rằng mọi thứ cần phải gọn gàng khi sống chung và lớn lên với một người bố ngăn nắp và sạch sẽ. Điều này vân vẫn hoàn toàn ổn khi tôi sống một mình. Nhưng khi tôi bắt đầu sống cùng bạn đời của mình, quy tắc tự tạo ấy đã khiến tôi trở nên thống khổ với chính những suy nghĩ bên trong mình. Ông Hyde thường xuất hiện khi hành vi của bạn đời tôi đi ngược lại với quy tắc của tôi. Vì vậy, tôi lựa chọn việc xóa bỏ hoàn toàn quy tắc ấy để có một cuộc sống yên bình bên bạn đời của mình.
✍️ 3. Viết lại tất cả các quy tắc
Có một sự thật là tất cả các lòng tin đều phục vụ cho một mục đích. Chúng là quy tắc ứng xử hướng dẫn chúng ta thực hiện các hành vi của mình. Vì vậy, khi chúng ta quyết định loại bỏ một quy tắc, cần có sự đảm bảo rằng nhu cầu đằng sau chúng sẽ được đáp ứng theo một phương án khác.
? Ví dụ, để có thể bỏ đi quy tắc mà tôi vừa đề cập ở trên, tôi phải tự hỏi bản thân rằng tại sao việc sắp xếp mọi thứ lại quan trọng đến vậy. Tôi suy ngẫm lại mọi thứ và nhận ra rằng khi môi trường sống của tôi ngăn nắp và trật tự, tôi có thể sử lí những suy nghĩ và cảm xúc hiệu quả hơn. Điều này đã giúp tôi định hình mọi thứ theo một quan điểm và các bước tiến triển mới.
Giờ đây, tôi cho phép bản thân sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp, nhưng tôi không còn bị ám ảnh về nó nữa. Điều đó có nghĩa rằng, tôi không còn khó chịu khi chồng tôi vứt chiếc tất bẩn của anh ấy bừa bãi khắp phòng. Tôi chỉ tự nhắc nhở bản thân rằng có một mối quan hệ hòa bình là điều cần ưu tiên hơn. Tôi đã phát triển những cách khác để kiểm soát tâm trí và cơ thể mình, cụ thể như áp dụng phương pháp thiền định, xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục.
Vậy bây giờ bạn sẽ trả lời câu hỏi của tôi chứ? GIới hạn chịu đựng của bạn đang ở đâu? Và quan trọng hơn, bạn có thể làm gì để ngăn nó bùng phát?
Nếu như những điều này còn mới mẻ đối với bạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo cho mình một thói quen tự chăm sóc bản thân để giúp bạn xua tan đi nỗi căng thẳng. Và nếu như bạn đã có, hãy nhanh chóng bắt tay vào và “nâng cấp” giới hạn của mình. Với cách này, bạn sẽ hạn chế tối đa được nguy cơ bộc phát vì những điều nhỏ nhặt.
Oh, và còn nữa, đừng dừng lại nếu bạn thất bại. Hãy luôn nhớ rằng, quản lí căng thẳng là một kĩ năng sẽ trở nên tốt hơn (và đễ dàng hơn) khi bạn rèn luyện nó mỗi ngày!
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/how-to-better-manage-stress-so-little-things-dont-set-you-off.html
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=79601
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com