9 Bước Để Viết Về Việc Bị Sa Thải Trong Sơ Yếu Lý Lịch

Việc sa thải xảy ra khi các tổ chức chấm dứt hợp tác với nhân viên vì bất kỳ lý do nào khác mà không liên quan đến hiệu suất làm việc của họ. Các lý do phổ biến bao gồm tái cơ cấu nội bộ, lo ngại về ngân sách hoặc sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một tổ chức khác. Nếu một công ty cho bạn nghỉ việc, việc chuẩn bị tinh thần thật tốt để tìm một công việc mới là điều rất quan trọng.

10 Things You Need to Do When You Get Laid Off

?Cách viết sơ yếu lý lịch về việc bị sa thải 

Dưới đây là các bước hữu ích giúp bạn viết một sơ yếu lý lịch xử lí việc bị sa thải:

1. Nghiên cứu xu hướng sơ yếu lý lịch

Nghiên cứu xu hướng của các sơ yếu lý lịch phổ biến, đặc biệt khi bạn chưa nộp đơn xin việc mới trong một thời gian. Nghiên cứu điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm trên sơ yếu lý lịch và xem xét các kiểu sơ yếu lý lịch khác nhau để sử dụng. Ví dụ, bạn có thể xem xét sử dụng một sơ yếu lý lịch chức năng sau khi bị sa thải khỏi công việc hiện tại. Mẫu lí lịch này tập trung vào các kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của bạn mà không nhấn mạnh vào ngày tháng, giúp bạn tránh để lộ khoảng trống trong lịch sử làm việc.

2. Tạo một tài liệu mà bạn thông thạo

Tạo một tài liệu thông thạo để biên soạn thông tin bạn có thể đưa vào khi tạo sơ yếu lý lịch. Quan trọng là phải điều chỉnh sơ yếu lý lịch dựa trên từng công việc bạn đang tìm kiếm. Tài liệu này có thể làm cho quá trình tìm việc của bạn hiệu quả hơn.

Bắt đầu bằng cách liệt kê các thông tin trùng nhau trên mỗi bản lý lịch của bạn, chẳng hạn như tên, thông tin liên hệ và lịch sử học tập. Thêm các phần lịch sử từng công việc, kinh nghiệm tình nguyện, chứng chỉ và kỹ năng của bạn. Hãy xem xét kỹ lưỡng từng phần này và thêm vào các danh sách có dấu gạch đầu dòng cho kinh nghiệm làm việc của bạn, bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích bạn đạt được cho từng vị trí. Điều này cho phép bạn chọn các mục phù hợp nhất cho từng công việc khi bạn tạo sơ yếu lý lịch tùy chỉnh của mình.

3. Xem lại bài tuyển dụng

Đọc các bài đăng về công việc cụ thể mà bạn muốn theo đuổi. Đảm bảo rằng bạn có đủ tiêu chuẩn cần thiết và lý lịch của bạn phù hợp với vị trí đó. Khi xem lại bài đăng, bạn hãy tìm các từ khóa cụ thể có thể kết hợp một cách dễ dàng trong toàn bộ sơ yếu lý lịch của mình, chẳng hạn như các kỹ năng cụ thể mà tổ chức muốn. Đưa những điều này vào sơ yếu lý lịch có thể giúp bạn giải quyết được lý do tại sao bạn là một ứng viên sáng giá cho công việc này.

4. Tạo tiêu đề

Mở một tài liệu mới và thêm một tiêu đề ở trên cùng. Bắt đầu bằng tên của bạn và xem xét sử dụng các phương pháp thiết kế đồ họa để phân biệt nó với phần còn lại của văn bản trong sơ yếu lý lịch. Ví dụ: bạn có thể sử dụng cỡ chữ lớn hơn, màu sắc chữ khác hoặc phông chữ đậm bôi đen.

Thêm thông tin liên hệ cơ bản ở bên dưới tên bạn để hoàn thành tiêu đề hồ sơ. Cung cấp số điện thoại hay sử dụng nhất của bạn và một địa chỉ email chuyên nghiệp. Mặc dù bạn có thể đưa vào thành phố và tiểu bang nơi bạn sống, nhưng đây không phải là một yêu cầu bắt buộc.

5. Viết một bản tóm tắt chuyên môn

Chuẩn bị một bản tóm tắt chuyên môn để đặt bên dưới tiêu đề sơ yếu lí lịch. Viết một vài câu nêu bật những thành tựu và mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng tới. Hãy sử dụng phần này như một cơ hội để giới thiệu bản thân với người quản lý tuyển dụng và nhấn mạnh những lợi thế chuyên môn nhất của bạn, đặc biệt là những lợi thế liên quan đến vị trí bạn đang tìm kiếm.

6. Liệt kê các kỹ năng bạn có

Tạo một danh sách có dấu gạch đầu dòng về các kỹ năng bạn có và đảm bảo chọn những kỹ năng liên quan đến công việc nhất. Bao gồm cả các kỹ năng cứng và kĩ năng mềm, đồng thời tìm cơ hội để đưa vào các kỹ năng yêu cầu trong tin tuyển dụng mà bạn có. Cố gắng sắp xếp các kỹ năng một cách hợp lý và sử dụng các tính từ để làm nổi bật mức độ thành thạo của bạn với một số kỹ năng nhất định.

7. Trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn

Sử dụng phần lớn sơ yếu lý lịch của bạn để trình bày lịch sử làm việc của bạn. Tạo các tiêu đề cho từng công việc bao gồm chức danh, tên và vị trí của tổ chức cũng như phạm vi ngày bạn đã làm việc ở đó, hãy liệt kê chúng theo thứ tự thời gian đảo ngược. Quan trọng hãy trung thực về phạm vi ngày bạn đã làm việc ở một vị trí cụ thể. Mặc dù việc liệt kê tháng và năm được xem như là tiêu chuẩn tối thiểu, bạn cũng có thể xem xét chỉ liệt kê năm sau khi nghỉ việc và liệt kê ngày nếu chúng cho thấy khoảng cách lớn trong lịch sử việc làm của bạn.

Dưới mỗi mục nhập dữ liệu, hãy thêm một danh sách có dấu gạch đầu dòng về những thành tích, nhiệm vụ hoặc trách nhiệm của bạn đối với từng vị trí. Viết mỗi gạch đầu dòng như một lời khẳng định hành động và tập trung vào những gì phù hợp nhất với công việc bạn đang tìm kiếm. Tham khảo danh sách bạn đã tạo trên tài liệu thông thạo của mình và kết hợp các trách nhiệm được đề cập trong tin tuyển dụng nếu thấy hợp lí.

8. Thêm trình độ học vấn của bạn vào

Dành một phần cho quá trình học vấn của bạn. Cung cấp tên và địa điểm trường mà bạn đã theo học, bằng cấp bạn có được và năm tốt nghiệp. Liệt kê từng trường theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu với bằng cấp gần đây nhất hoặc cao nhất bạn có và cứ viết các thông tin như vậy theo hướng lùi lại.

Cân nhắc đưa vào các chứng nhận có liên quan mà bạn đã đạt được và loại chứng nhận là gì, tổ chức bạn đã giành được chứng chỉ đó và tháng năm bạn nhận được chứng chỉ đó. Điều này có thể giúp người quản lý tuyển dụng hiểu được sự nhiệt thành đối với sự nghiệp của bạn ngay cả trong thời gian thất nghiệp.

9. Đọc lại sơ yếu lý lịch của bạn

Sau khi bạn hoàn thành sơ yếu lý lịch của mình, viêc đọc lại tài liệu là điều rất quan trọng. Hãy thử đọc to tài liệu để đảm bảo mỗi phần đều suôn sẻ và tìm các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp mắc phải. Cân nhắc yêu cầu người nào đó mà bạn tin tưởng xem xét sơ yếu lý lịch của mình và nhận lời khuyên từ họ.

Sửa những lỗi có thể mắc phải, sau đó đọc lại sơ yếu lý lịch một lần nữa. Hoàn thiện bản sơ yếu, sau đó xuất tài liệu dưới dạng loại tệp được phê duyệt. Hầu hết các tin tuyển dụng đều cung cấp các loại tệp mà công ty chấp nhận cho hồ sơ.

?Một số mẹo để nói về việc bị sa thải trong sơ yếu lí lịch

Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích khi nói về việc bị sa thải trong quá trình tìm kiếm việc làm:

1. Đề cập đến nó trong thư xin việc của bạn

Cân nhắc về vấn đề giải quyết tình trạng sa thải trong thư xin việc của bạn. Đây có thể là một lựa chọn đặc biệt tốt nếu việc sa thải nhân viên diễn ra phổ biến trong công ty. Trình bày về việc công ty đã loại bỏ vị trí của bạn và tập trung làm nổi bật những thành tích bạn đạt được ở cương vị  đó và sự quan tâm của bạn với vị trí đó trong công ty mới.

2. Nói những điều tích cực về tổ chức của bạn

Tránh nói những điều tiêu cực về chủ lao động trước đây của bạn. Đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho lý do tại sao việc sa thải lại xảy ra và trình bày câu trả lời của bạn theo cách không phản ánh bất kỳ cảm giác xấu nào đối với tổ chức. Điều này giúp thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn với người quản lý tuyển dụng và có thể tạo ấn tượng tốt.

3. Làm nổi bật những gì bạn đã làm từ khi thôi việc

Nói về những gì bạn đã làm trong khoảng thời gian thất nghiệp, đặc biệt nếu đó là một khoảng thời gian dài. Ví dụ, nói về công việc tự do mà bạn đã hoàn thành, các cơ hội tình nguyện mà bạn theo đuổi hoặc các khóa học phát triển chuyên môn mà bạn đã hoàn thành. Điều này có thể cho người quản lý tuyển dụng thấy bạn có khả năng xử lý tốt các khó khăn và thể hiện nhiệt tâm phát triển nghề nghiệp.

___________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thị Vi
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Vi – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78457

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER