10 Mẹo Giúp Bạn Cố gắng Hết Mình Trong Việc Đánh Giá Hiệu Suất

Hầu hết các công ty đều tổ chức đánh giá hiệu suất của nhân viên ít nhất mỗi năm một lần, trong đó họ đánh giá hiệu suất của nhân viên, cung cấp thông tin đầu vào về năng suất và đặt mục tiêu cho tương lai. Những đánh giá này thường chỉ diễn ra một hoặc hai lần một năm vì vậy điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị sẵn sàng khi thực hiện chúng. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích đánh giá hiệu suất là gì và cung cấp một số mẹo để bạn có thể vượt qua lần đánh giá hiệu suất tiếp theo của mình.

?Đánh giá hiệu suất là gì?

Đánh giá hiệu suất là một cuộc họp mặt chính thức của doanh nghiệp khi nhân viên gặp gỡ với người quản lý của họ để đánh giá kết quả hoạt động của họ trong năm qua. Hầu hết các cuộc đánh giá hiệu suất được tổ chức hàng năm, nhưng một số công ty có thể thực hiện đánh giá hiệu suất hàng quý hoặc hai năm một lần. Mục tiêu của đánh giá hiệu suất là để cung cấp đầu vào về hiệu suất của nhân viên tại nơi làm việc cũng như khám phá bất kỳ lĩnh vực nào cần cải thiện và đặt mục tiêu cho tương lai. Đánh giá hiệu suất cũng có thể được gọi là đánh giá kết quả hoạt động hoặc đánh giá thành tích công tác.

Đánh giá hiệu suất rất quan trọng vì một số lý do gồm:

  • Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của họ
  • Cung cấp đánh giá kỹ lưỡng về hiệu suất và năng suất của nhân viên
  • Cho phép nhân viên nhận ra công việc của họ đóng góp như thế nào vào mục tiêu và mục đích của tổ chức
  • Cho phép các nhà tuyển dụng xác định những nhân viên có hiệu suất cao và công nhận họ
  • Thúc đẩy sự gắn kết giữa quản lý và nhân viên
?Mẹo để trở nên xuất sắc trong bài đánh giá hiệu suất tiếp theo của bạn

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn chuẩn bị cho lần đánh giá hiệu suất tiếp theo của mình trong năm qua:

1. Theo dõi các thành tích của bạn trong năm qua.

Viết ra thành tích của bạn trong năm qua để có thể đảm bảo rằng bạn không quên bất cứ điều gì khi tiến hành đánh giá hiệu suất. Sử dụng bảng tính hoặc thứ gì đó tương tự để ghi chú từng thành tích và các chi tiết xung quanh thành tích đó. Bạn càng theo dõi kỹ lưỡng thành tích của mình trong suốt cả năm thì bạn càng chuẩn bị tốt hơn để trình bày những thành tích này trong bài đánh giá của mình.

2. Kiểm tra với người quản lý của bạn trong suốt cả năm.

Kiểm tra với người quản lý của bạn thường xuyên trong suốt cả năm để có thể đảm bảo bạn luôn hoàn thành mục tiêu của mình và đạt được tiến bộ mong muốn tại nơi làm việc. Hãy cân nhắc cuộc họp với người quản lý của bạn hàng quý để đánh giá hiệu suất của bạn và yêu cầu phản hồi về bất kỳ lĩnh vực nào bạn cần phải cải thiện. Làm điều này có thể giúp bạn cập nhật về hiệu quả hoạt động cũng như cách người quản lý đánh giá hiệu suất của bạn và có thể giúp bạn không cần phải chuẩn bị cho kết quả đánh giá hiệu suất hàng năm.

3. Viết ra các mục tiêu hiệu suất của bạn vào đầu mỗi quý hoặc đầu mỗi năm.

Sau khi gặp người quản lý của bạn để đánh giá hiệu suất hoặc kiểm tra không chính thức, hãy viết ra các mục tiêu đã thảo luận và theo dõi tiến trình của bạn. Việc đo lường các mục tiêu có thể giúp bạn xác định cụ thể liệu bạn có đang đi đúng hướng để hoàn thành chúng hay không. Khi bạn hoàn thành một mục tiêu, hãy hỏi người quản lý của bạn để biết rõ mục tiêu tiếp theo của bạn là gì nếu bạn không chắc chắn.

4. Tìm cách đóng góp nhiều hơn cho nơi làm việc.

Một cách tuyệt vời khác để chuẩn bị cho buổi đánh giá hiệu suất là tìm cách đóng góp nhiều hơn cho tổ chức của bạn. Ví dụ, nếu công ty của bạn cần ai đó đăng bài mỗi tuần một lần trên các nền tảng truyền thông xã hội của họ thì hãy tình nguyện giúp đỡ ngay cả khi đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của bạn. Sự sẵn sàng đóng góp của bạn cho thấy sự chủ động và cho phép bạn học hỏi những kỹ năng mới. Điều này cũng giúp mặt hiệu suất của bạn được thể hiện tốt và có thể hỗ trợ cho sự quyết định của người quản lý về việc tăng lương hoặc thăng chức cho bạn.

5. Hiểu được lý do tại sao bạn có giá trị với tư cách là một nhân viên.

Xác định điều gì khiến bạn trở nên có giá trị với tư cách là một nhân viên và tập trung nhấn mạnh những yếu tố đó bất cứ khi nào có thể. Ví dụ như nếu bạn giỏi với việc đưa ra những ý tưởng mới cho các sáng kiến truyền thông xã hội của công ty mình thì hãy tìm cách thường xuyên đóng góp những ý tưởng này cho nhóm truyền thông xã hội. Thường xuyên bổ sung giá trị bản thân cho tổ chức của mình cho thấy bạn có quyết tâm với công ty của mình và khiến bạn trở thành một nhân viên vô giá.

6 . Yêu cầu sự trợ giúp khi bạn cần.

Thay vì để dành các câu hỏi và cần có sự hướng dẫn để đánh giá hiệu suất thì hãy lên tiếng và yêu cầu sự trợ giúp khi có vấn đề phát sinh để bạn có thể giải quyết và tiến lên. Yêu cầu giúp đỡ thể hiện sự chủ động và bạn không ngại làm việc với những người khác để đạt được mục tiêu. Theo dõi các vấn đề tái diễn và thảo luận về những vấn đề này trong quá trình đánh giá hiệu suất của bạn nếu cần thiết.

7. Thường xuyên yêu cầu ý kiến phản hồi mang tính xây dựng

Mặc dù việc đánh giá hiệu suất hàng năm của bạn thường là thời điểm tuyệt vời để nhận phản hồi từ người quản lý của bạn, nhưng đây không phải là lần duy nhất bạn yêu cầu ý kiến phản hồi. Hãy tạo thói quen thường xuyên yêu cầu những lời phê bình mang tính xây dựng từ cấp trên của bạn hoặc một người cố vấn đáng tin cậy khác. Điều này có thể đảm bảo rằng bạn đang không ngừng phát triển về mặt chuyên môn và có thể giúp bạn hiển thị trước đánh giá hiệu suất như là phiên bản tốt nhất của mình.

8. Chuẩn bị cho việc đánh giá hiệu suất của bạn.

Khi buổi đánh giá hiệu suất của bạn đã được lên lịch, hãy dành thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cho nó. Hãy đảm bảo danh sách thành tích của bạn được cập nhật và mọi câu hỏi bạn có đều được viết ra. Bạn cũng cần lưu ý các mục tiêu hiện tại của mình và những gì bạn đang làm để đạt được chúng. Bạn càng chuẩn bị kỹ càng thì bạn sẽ vượt qua vòng đánh giá hiệu suất hàng năm của mình.

9. Thảo luận về mục tiêu nghề nghiệp của bạn với người quản lý trong quá trình đánh giá.

Hãy chắc chắn để thảo luận về mục tiêu nghề nghiệp của bạn với người quản lý trong quá trình đánh giá hiệu suất của mình. Chẳng hạn như nếu mục tiêu của bạn là được thăng chức trong năm tới, hãy nói rõ điều này với cấp trên của bạn và hỏi xem bạn có thể làm việc như thế nào để biến mục tiêu này thành hiện thực. Việc cởi mở với người quản lý về các mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng và đảm bảo những người giám sát luôn lưu ý đến bạn khi có cơ hội thăng chức.

10. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu các ưu tiên của người quản lý của bạn.

Nếu bạn không chắc chắn về những ưu tiên và mục tiêu của người quản lý dành cho bạn trong năm tới, hãy nhớ hỏi về những ưu tiên và mục tiêu đó trong quá trình đánh giá hiệu suất của bạn. Bạn càng hiểu rõ những gì được mong đợi ở bạn, bạn càng có thể dễ dàng hướng tới những mục tiêu này và đóng góp tích cực và hiệu quả cho tổ chức của bạn.

——————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: indeed.com
  • Người dịch: Đậu Thị Việt Hà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đậu Thị Việt Hà – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=74514

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER