Làm Thế Nào Để Có Một CV Ấn Tượng Cho Vị Trí Quản Lý Khách Sạn

️?Quản lý khách sạn là các chuyên gia cấp cao, có trách nhiệm đảm bảo rằng khách sạn được tổ chức, quản lý một cách khoa học và hiệu quả. Khi ứng tuyển vào các vị trí quản lý khách sạn, sẽ rất có lợi thế hơn các ứng viên khác khi bao gồm một bản CV toàn diện, hoàn chỉnh cùng với các tài liệu ứng tuyển của bạn. Hiểu được các thành phần quan trọng của một CV nổi bật có thể giúp bạn thành công khi tìm kiếm công việc trong ngành này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn định nghĩa thế nào là một CV sáng giá cho vị trí quản lý khách sạn và cung cấp các bước, mẫu và ví dụ để giúp bạn viết CV ấn tượng cho vị trí này.

?CV quản lý khách sạn là gì?

CV quản lý khách sạn là một tài liệu tương tự như bản sơ yếu lý lịch tóm tắt, trình bày chi tiết kinh nghiệm, học vấn và kỹ năng của bạn trong quản lý khách sạn. Tuy nhiên, CV có xu hướng dài hơn sơ yếu lý lịch và bao gồm nhiều thông tin hơn về bằng cấp và trình độ của bạn. Khi ứng tuyển vào vị trí quản lý khách sạn, CV có thể giúp bạn cung cấp thêm thông tin nền về các kỹ năng của mình, mô tả chi tiết kinh nghiệm của bản thân hoặc bao gồm các phẩm chất ấn tượng khác. Chuẩn bị một bản CV quản lý khách sạn kỹ lưỡng là một bước quan trọng để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng, tạo sự khác biệt so với các ứng viên khác và tăng cơ hội trúng tuyển của bạn.

?Vậy làm thế nào để có một bản CV thật xuất sắc và nổi bật?

Hãy cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các bước sau đây để có cho mình một bản CV hoàn hảo cho vị trí quản lý khách sạn nhé!

1. Hồ sơ cá nhân

Bắt đầu CV của bạn bằng một vài lời tóm tắt ngắn gọn, giới thiệu về trình độ và năng lực chuyên môn là một cách hiệu quả để tạo ấn tượng tốt ban đầu. Bạn có thể  giới thiệu sơ lược về bản thân mình trong khoảng từ ba đến năm câu mô tả ngắn gọn kinh nghiệm, học vấn, động lực, mục tiêu nghề nghiệp và cách tiếp cận hay phong cách quản lý khách sạn của bạn. Bạn có thể sử dụng phần giới thiệu mở đầu của mình để xác định giọng điệu cho phần còn lại của CV, bắt đầu CV bằng một cái nhìn tổng quan ấn tượng về trình độ chuyên môn của bạn và cung cấp một số ngữ cảnh cho nội dung sắp tới của CV.

2. Kỹ năng và trình độ chuyên môn

Tiếp theo, bạn có thể tạo một phần để làm nổi bật các kỹ năng hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nếu bạn đã từng làm việc và có kinh nghiệm trong một loại hình khách sạn hoặc quản lý khách sạn cụ thể thì phần này là cơ hội để “khoe khoang” với các nhà tuyển dụng về chuyên môn và kỹ năng mà bạn có. Hãy liệt kê từ sáu đến tám gạch đầu dòng mô tả ngắn gọn các kỹ năng và kiến thức nâng cao của bạn, bao gồm các kỹ năng cứng như khả năng máy tính hoặc kỹ năng mềm như giao tiếp và tổ chức.

3. Kinh nghiệm làm việc

Tiếp đến là mục mô tả ngắn gọn quá trình cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn có thể liệt kê các vị trí trước đây của mình theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu bằng chức danh hiện tại hoặc vai trò gần đây nhất của bạn. Việc liệt kê phải bao gồm cả tên và địa chỉ của doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn đã làm việc trước đó, chức danh công việc của bạn và thời gian làm việc kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Sau đó, trong khoảng năm gạch đầu dòng, bạn có thể mô tả các nhiệm vụ và trách nhiệm thông thường của mình.

Khi mô tả các trách nhiệm công việc trước đây của bạn, có thể đặc biệt hữu ích nếu chỉ ra được các thành tích cụ thể. Bằng những thành tích có thể định lượng được, đây là một cách hiệu quả để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

4. Trình độ học vấn 

Điều quan trọng là phải bao gồm phần học vấn trong CV để cung cấp bằng chứng về việc đào tạo chính thức của bạn. Bạn có thể liệt kê các bằng cấp hoặc văn bằng của mình theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu bằng cái gần đây nhất. Điều quan trọng nữa là bao gồm tên và địa chỉ của trường học hoặc trường đại học, loại bằng cấp hoặc bằng tốt nghiệp bạn nhận được, ngành hoặc chuyên ngành học và năm bạn tốt nghiệp. Để nhấn mạnh thành tích học tập nổi bật đạt được, bạn có thể cung cấp thêm một vài con số đáng chú ý, chẳng hạn như điểm kiểm tra xuất sắc hoặc điểm GPA cao chót vót của mình.

5. Đào tạo bổ sung

Nếu bạn đã nhận được bất kỳ các chứng chỉ hoặc bằng cấp nào thông qua việc tham gia các khóa đào tạo cụ thể nào về chuyên ngành, bạn có thể đưa chúng vào phần này trong CV của mình. Không quên liệt kê cụ thể tên của chứng chỉ, tổ chức cấp chứng chỉ và năm mà bạn nhận được chứng chỉ đó. Làm điều này có thể giúp chứng minh tính chủ động, cầu tiến của bạn trong việc không ngừng phát triển, nâng cao các kỹ năng của mình thông qua giáo dục thường xuyên và cung cấp bằng chứng về bất kỳ chứng chỉ hoặc bằng cấp bắt buộc nào.

6. Trình độ ngôn ngữ

Bởi vì các nhà quản lý khách sạn phải thường xuyên giao tiếp với du khách nghỉ tại khách sạn hoặc nhân viên nói tiếng nước ngoài, vì vậy việc biết một ngoại ngữ thứ hai chính là một kỹ năng hấp dẫn mà các nhà quản lý khách sạn cần sở hữu cho mình. Nếu bạn có bất kỳ khả năng ngoại ngữ nào khác bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn có thể liệt kê chúng ở cuối CV của mình. Hãy nhớ chỉ ra tên ngôn ngữ và mức độ thông thạo của bạn.

?Mẫu CV quản lý khách sạn

Bổ sung thông tin của riêng bạn vào mẫu này để giúp bạn có một CV quản lý khách sạn của riêng mình:

  • Hồ sơ cá nhân (Giới thiệu)

[Từ 3 đến 5 câu mô tả kinh nghiệm, học vấn và động lực hay mục tiêu nghề nghiệp của bạn với tư cách là người quản lý khách sạn]

  • Kỹ năng

[Từ 6 đến 8 gạch đầu dòng mô tả ngắn gọn các kỹ năng và trình độ chuyên môn của bạn]

  • Kinh nghiệm làm việc

[Tên nhà tuyển dụng, doanh nghiệp hoặc tổ chức] | [Địa chỉ]
[Chức danh ] | [Thời gian làm việc]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]

[Tên nhà tuyển dụng, doanh nghiệp hoặc tổ chức] | [Địa chỉ]
[Chức danh ] | [Thời gian làm việc]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]
[Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm và thành tích của bạn]

  • Học vấn

[Tên trường học hoặc trường đại học] | [Địa chỉ]
[Loại bằng cấp và ngành học] | [Năm tốt nghiệp]

[Tên trường học hoặc trường đại học] | [Địa chỉ]
[Loại bằng cấp và ngành học, lĩnh vực nghiên cứu] | [Năm tốt nghiệp]

  • Chứng chỉ và đào tạo

[Tổ chức chứng nhận] | [Địa chỉ]
[Tên chứng nhận] | [Năm nhận]

[Tổ chức chứng nhận] | [Địa chỉ]
[Tên chứng nhận] | [Năm nhận]

  • Ngôn ngữ

[Ngôn ngữ 1] | [Mức độ thành thạo]
[Ngôn ngữ 2] | [Mức độ thành thạo]

Ví dụ về CV quản lý khách sạn

Dưới đây là ví dụ về CV quản lý khách sạn:

  • Hồ sơ cá nhân

Với gần mười năm kinh nghiệm làm việc tại một môi trường làm việc năng động, tôi là một nhà quản lý khách sạn có năng lực với hiệu quả công việc cao. Mong muốn tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách trong khi duy trì cho các bộ phận của khách sạn hoạt động hiệu quả và tích cực. Tôi có tất cả các kỹ năng quản lý, tổ chức và giám sát giữa các phòng ban. Đối với vị trí mới này, tôi luôn cố gắng hết mình để nâng cao hoạt động và cung cấp dịch vụ tối ưu nhất.

  • Kỹ năng
    Khả năng lãnh đạo nâng cao
    Kỹ năng giao tiếp
    Thông thạo về các quy trình của khách sạn
    Kinh nghiệm quản lý bán hàng
    Kỹ năng giải quyết vấn đề
    Chuyên gia về dịch vụ khách hàng
    Kỹ năng giám sát
    Kỹ năng tổ chức
  • Kinh nghiệm làm việc

Khách sạn Marathon | New York, New York
Quản lý khách sạn | Tháng 9/2016 – Hiện tại

– Phỏng vấn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới ở tất cả các bộ phận

– Hỗ trợ tổng giám đốc bằng cách chuẩn bị các dự báo và báo cáo

– Xây dựng, thực hiện và giám sát ngân sách

– Giải quyết các khiếu nại của khách hàng và đảm bảo trải nghiệm tích cực của khách

– Tạo các mục tiêu cụ thể, khả thi, mang tính định lượng và dựa trên mục tiêu về thời gian để góp phần vào thành công của từng bộ phận

– Giảm 40% số lượng khiếu nại của khách hàng trong sáu tháng

– Cải thiện xếp hạng khách sạn trên tất cả các trang web đánh giá công khai

Khách sạn Greenwood | New York, New York
Trợ lý quản lý khách sạn | Tháng 6/2013 – tháng 8/2016

– Hỗ trợ người quản lý khách sạn trong các hoạt động hàng ngày ở tất cả các bộ phận

– Hỗ trợ quản lý khách sạn trong việc tuyển dụng và quá trình tuyển dụng

– Giám sát các quy trình trong từng bộ phận

– Cung cấp phản hồi và hỗ trợ nhân viên khi cần thiết

– Xây dựng lại chương trình khách hàng thân thiết, giúp tăng tỷ lệ doanh thu lên 5%

– Theo dõi bảng chấm công của nhân viên và ghi lại chính xác

– Cung cấp tài liệu đào tạo cho nhân viên mới

  • Học vấn

Đại học Hudson | New York, New York
Cử nhân ngành quản lý khách sạn | Tốt nghiệp năm 2013
GPA 4.0
Tốt nghiệp đứng đầu trong top 10% của lớp

  • Chứng chỉ và đào tạo

Viện AHLEI | New York, New York
Chứng nhận quản trị viên khách sạn |  2013

  • Ngôn ngữ

Tiếng Pháp | Thông thạo
Tiếng Tây Ban Nha | Trung cấp

——————————————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Bài viết gốc: indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=73851

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER