Làm Thế Nào Để Tìm Công Việc Phù Hợp Với Kinh Nghiệm Di Chuyển Của Bạn?

Astrid Vinje, một người có niềm đam mê với việc di chuyển, cách đây 10 năm cô đã rơi vào tình trạng khó khăn trong sự nghiệp.

Sau hai năm phục vụ tại Peace Corps với các dự án phát triển cộng đồng cấp cơ sở, cô nhận ra rằng những trải nghiệm di chuyển và tình nguyện của mình KHÔNG mang lại cho cô lợi thế mà cô nghĩ. Đáng ngạc nhiên là các nhà tuyển dụng tiềm năng không bị ấn tượng. Astrid đã phải đối mặt với một thử thách – khá khó khăn – và bất ngờ: làm thế nào để tìm được việc làm sau khi kết thúc chuyến du lịch.

Câu chuyện này dường như đi ngược lại mọi lợi ích của việc di chuyển mà chúng ta đã nghe, đọc và thấy trong những năm gần đây. Nhà tuyển dụng không thích người hay xê dịch sao? Suy cho cùng, bạn trở nên độc lập, có tổ chức và cởi mở hơn sau khi khám phá thế giới.

Những phẩm chất này cùng với sự sáng tạo, tư duy nhanh nhạy và năng lực sẽ tạo nên một ứng viên có tiềm năng nhất (theo như đánh giá của nhà tuyển dụng).

Nhưng TẠI SAO nhiều người thích đi du lịch lại gặp khó khăn tìm kiếm việc làm khi họ quay trở lại?

✨ Các Vấn Đề Với Việc Di Chuyển 

Với sự bùng nổ của những lao động thế hệ thiên niên kỷ kéo theo sự bùng nổ của hoạt động tình nguyện ở nước ngoài, làm việc từ xa và du mục kỹ thuật số; tất cả đều có MỘT điểm chung: sự thôi thúc đứng dậy và đi. Những thứ liên quan đến xê dịch dường như có ở khắp mọi nơi. Từ mạng xã hội, tạp chí, quảng cáo truyền hình và ứng dụng – tất cả đều nói về việc hãy ra ngoài để khám phá thế giới.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi xê dịch, nhưng vẫn có một sự kỳ thị nghề nghiệp gắn liền với nó. Có nhiều câu chuyện về những người đã đi du lịch hoặc gap year, họ tự tin rằng họ sẽ phát triển tất cả các loại kỹ năng mà cuối cùng sẽ giúp họ trong sự nghiệp – chỉ để đối mặt với sự thất vọng khi đến nơi.

Nhưng vấn đề không thực sự là về những lần xê dịch mà là về khả năng ứng viên “quảng cáo” nó với nhà tuyển dụng của mình. Chẳng hạn trong trường hợp của Astrid, cô thừa nhận rằng trong những lần thử việc đầu tiên, cô không biết LÀM THẾ NÀO để gắn kinh nghiệm của mình với những gì nhà tuyển dụng cần.

Giả sử bạn làm trong ngành luật và bạn đã nghỉ một năm. Bạn sẽ giải thích điều đó như thế nào? Bạn đặt nó ở đâu trong sơ yếu lý lịch của mình? Bạn thật sự viết vào đó? Những câu hỏi như vậy rất cần thiết khi bạn đã sẵn sàng tiếp cận thị trường việc làm một lần nữa.

Một điều nữa cần xem xét là bạn có thể trực tiếp áp dụng những BÀI HỌC nào từ chuyến đi của của cho công việc. Ngôn ngữ, làm tình nguyện hoặc viết blog có điểm nào phù hợp với công việc? Và một lần nữa: làm cách nào?

✨ Làm Thế Nào Để Tìm Một Công Việc Bạn Muốn – Ngay Cả Sau Nhiều Năm Di Chuyển?

Hãy ngừng mơ mộng hão huyền: SẼ rất khó quay lại thị trường việc làm, ngay cả khi bạn chỉ mới đi được vài tháng. Một số nhà quản lý tuyển dụng sẽ nghi ngờ về khoảng thời gian bị trống đó. Nếu bạn không kết nối được, bạn sẽ quay về điểm xuất phát (có thể có một khoản cho cuộc phiêu lưu tiếp theo đó).

Chìa khóa chính là CÓ CHIẾN LƯỢC và CÓ MỤC ĐÍCH.

Hãy xem xét MỤC ĐÍCH vì sao bạn lại chọn nôn nóng đi ngay từ đầu. Tiếp theo, LẬP CHIẾN LƯỢC những điều bạn sẽ làm ở tất cả những nơi bạn định ghé thăm. Lặp đi lặp lại.

Đây là bốn cách tìm việc làm – bất kể bạn đã đi bao lâu:

1) Chọn các hoạt động bạn có thể gắn bó với sự nghiệp của mình

Bạn không thể chỉ nhâm nhi ly cocktail bên bãi biển. Tại một số thời điểm – đặc biệt là đối với người xê dịch dài ngày – bạn có thể chọn cơ hội làm việc hoặc tình nguyện.

Đảm bảo xác định chính xác những thứ bạn đã làm và làm cho ai. Ngay cả khi bạn chỉ mới bắt đầu một blog, điều quan trọng là phải quan sát ghi nhớ nó.

Ví dụ:

  • Đã tạo và ra mắt blog du lịch “CrisDelightstheWorld.com”.
  • Đạt được hơn 100.000 người theo dõi trên Facebook và Twitter.
  • Kiếm 10.000 đô la một tháng từ tiếp thị liên kết của Google và Amazon
  • Đã học về SEO, tiếp thị truyền thông xã hội và PPC.
  • Đã đầu tư tiền vào sách điện tử được ra mắt trên sách Amazon vào tháng 10 năm nay

Điều chỉnh các chi tiết cụ thể dựa trên loại công việc bạn sẽ ứng tuyển. Đừng quên giữ lại tài liệu về những điều bạn đã học được. Nếu bạn đang lập quản lí chi tiêu, hãy lấy bảng tính Excel ra. Nếu bạn tham gia tình nguyện, hãy sẵn sàng trưng bày ảnh về cộng đồng mà bạn đã phục vụ và kể câu chuyện của họ (sẽ nói thêm về điều này sau).

2) Biết NƠI và CÁCH thể hiện điều đó trên sơ yếu lý lịch/ thư xin việc của bạn

Nếu bạn thấy lo lắng về việc làm thế nào để tìm được một công việc sau những chuyến xê dịch của mình, thì việc suy nghĩ sẽ thể hiện nó trên sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc của bạn phải nói là rất đau đầu. Nhưng hãy nhớ lấy mẹo này một lần nữa, là phải có chiến lược.

Nếu bạn chủ yếu ở nước ngoài để giải trí, tốt nhất bạn nên tập trung vào các kỹ năng mềm của mình (ví dụ: đàm phán, viễn cảnh toàn cầu, khả năng thích ứng, v.v…) và quảng cáo nó trên thư xin việc của bạn. Nhưng nếu bạn có được một số kỹ năng cứng (ví dụ: thiết kế web, SEO, tiếp thị truyền thông xã hội, biên tập, thuyết trình trước đám đông, giảng dạy, v.v…), thì hãy cứ tiến lên và trình bày chi tiết về chúng trong sơ yếu lý lịch của bạn.

Đối với những người đi du lịch chỉ để đi xa, bạn có thể đưa những kinh nghiệm này vào phần “Interests” hoặc ” Hobbies” trong CV của mình, nếu có. Bạn cũng có chọn loại bỏ hoàn toàn. Điều này cho phép bạn lưu lại những câu chuyện thú vị trong giai đoạn phỏng vấn (điểm #3).

3) Sử dụng kinh nghiệm du lịch làm đề tài cho các cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn có thể là được ăn cả ngã về không đối với các ứng viên. Vậy làm cách nào để bạn đảm bảo công việc đó – đặc biệt là nếu người quản lý tuyển dụng tỏ ra nghi ngờ về khoảng thời gian gap year đó ở Châu Phi? Hãy kể một câu chuyện mỗi khi quản lý hỏi bạn một câu hỏi liên quan.

Trong một cuộc phỏng vấn với tư cách là hỗ trợ khách hàng tiềm năng, nhà tuyển dụng đã hỏi tôi tại sao tôi lại nghỉ một năm để đi du học Đức thay vì tìm một công việc khác. Tôi mỉm cười và kể cho cô ấy nghe những câu chuyện ngắn về lớp học ngoại ngữ của tôi. Tôi giải thích cảm giác khi gặp gỡ và kết bạn với nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau. Tôi cũng kể với cô ấy cách tôi giải quyết xung đột với những người bạn mới và làm bạn với những người lạ.

Khi tôi ứng tuyển vào vị trí hỗ trợ khách hàng, những trải nghiệm này cho thấy tôi là một người giỏi trò chuyện và là một con người hòa đồng với tập thể. Đó chắc chắn là một trong những lý do chính khiến tôi được nhận vào làm việc ở thời điểm đó.

✨ Kết Luận

Hiện tại, Astrid Vinje đang là Quản trị viên dự án của một tổ chức y tế toàn cầu – và vẫn có niềm đam mê xê dịch. Sau nhiều lần thử và mắc lỗi, cô ấy đã học được rằng tìm được một công việc mình yêu thích sau nhiều năm lăn lộn trên thế giới KHÔNG PHẢI là điều không thể. Đó chỉ là vấn đề về chi tiết cụ thể và sự kiên nhẫn.

Bạn không cần phải đè nén ước mơ đi du lịch khắp thế giới của mình để đảm bảo rằng bạn sẽ có sự nghiệp. Hãy nhớ rằng: thế giới đang thay đổi (một số người chỉ kháng cự lại điều này hơn hầu hết mọi người). Nhưng ai biết được? Biết đâu những vấn đề này thậm chí sẽ chẳng thành vấn đề trong tương lai.

Nhưng bây giờ, hãy học cách tìm việc bằng cách kết nối các dấu chấm trong chuyến phiêu lưu du lịch của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên về bức tranh mà nó vẽ nên.

——————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: everydaypower.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70387

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER