3 Cách Để Phân Biệt Giữa Lời Phê Bình Mang Tính Xây Dựng Và Phá Hoại
- Chỉ trích / chỉ ra hành động hoặc điều đã được đề cập, KHÔNG phải người.
- Có đưa ra các bằng chứng
- Có logic và kết cấu
- Cho người đó cơ hội sửa chữa sai lầm và cải thiện.
- “Tôi tin rằng… và đây là lý do tại sao… vì vậy tôi nghĩ bạn nên….”
- Tâng bốc một ai đó, ngay cả khi điều đó nghe có vẻ hơi tàn nhẫn.
- Yêu cầu quan sát trước khi đưa ra lời chỉ trích.
- Giúp xây dựng ý tưởng
- Cố gắng giảng giải.
- Tấn công người đó, chứ không phải tranh luận.
- Đầy thành kiến và ngoan cố
- Nói chuyện bốc đồng
- Chỉ ra những tiêu cực, hoàn toàn coi thường những mặt tích cực
- Dẫn đến những ý kiến không được sàng lọc và thiếu nhạy cảm.
- Gạt bỏ các ý kiến, đề xuất và ý tưởng
- Gây ra tình huống khó xử.
?Những tình huống khó khăn
“Dù bạn làm gì, bạn cũng cần có lòng dũng cảm. Dù bạn quyết định đi theo con đường nào, sẽ luôn có người nói với bạn rằng bạn đã sai. Luôn có những khó khăn nảy sinh cám dỗ bạn tin rằng những người chỉ trích bạn là đúng.” – Ralph Waldo Emerson
Những tình huống xuất hiện cả lời phê bình mang tính xây dựng và phá hoại bao gồm các trường hợp trong đó có ai đó phán xét về vóc dáng hoặc cân nặng của người khác hoặc về kết quả khó đạt được của ai đó.
Ví dụ: nguyên tắc vàng khi đề cập đến việc tăng cân của ai đó là KHÔNG nói thẳng điều đó ngay từ đầu. Một số người đã nói rằng “ôi trời, nhìn xem cháu đã trưởng thành /to lớn thế nào rồi này!” Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ.
Thông thường, những nhận xét như thế này sẽ khuyến khích bạn bắt đầu tập thể dục, ăn uống lành mạnh hơn hoặc đầu tư vào trang thiết bị tập thể dục. Không có gì xấu về điều đó, họ chỉ đang nói sự thật thôi đúng không? So với những người nói “bạn đang béo lên đấy. Bạn cần giảm cân thôi,” thì bạn muốn nghe câu nào hơn?
Các vấn đề khác khi truyền tải sự tiêu cực thay vì đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng xoay quanh những mâu thuẫn về niềm tin hoặc giá trị. Đôi khi, cha mẹ cũng có xu hướng vượt qua ranh giới giữa việc kỷ luật và coi thường con cái vì những sai lầm của chúng.
Tình huống này xảy ra khi con bạn về nhà sau khi nhận được điểm “thấp”:
Phê bình: Con yêu, tại sao điểm lại thấp như vậy? Chuyện gì đã xảy ra thế? Bài học có phần nào con chưa hiểu sao? Mẹ biết con có thể làm tốt hơn mà. Hãy tìm mẹ nếu con cần bất kỳ sự giúp đỡ nào vào lần tới, được chứ?
Chỉ trích: Mày đã trượt kỳ thi. Thật đáng thất vọng. Tao đã không hề nuôi dạy mày mà thiếu thốn bất kỳ cái gì. Tốt hơn hết là đừng có lặp lại vào lần sau.
?Cách vượt qua và đối phó với sự phê bình mang tính xây dựng
“Tôi không có quyền đánh giá một con người dù bằng hành động hay lời nói của mình. Điều quan trọng không phải là tôi nghĩ gì về anh ấy; mà là anh ấy nghĩ gì về bản thân. Làm giảm lòng tự tôn của một người đàn ông là một tội lỗi. ” – Antoine de Saint-Exupery
Không quan trọng bạn đang có một ngày vui như thế nào, một nhận xét tiêu cực – lời phê bình mang tính xây dựng hoặc phá hoại – từ một người nào đó đều có sức mạnh xoay chuyển tâm trạng cả một ngày. Việc tiếp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng có thể khó thực hiện hơn.
Nhưng khi ai đó vùi dập bạn, hãy lấy đó làm động lực để cải thiện bản thân và chứng minh họ đã sai.
Đừng tự ái nhé. Hãy nhớ rằng những điều mọi người nói về người khác thường phản ánh sự bất an của họ. Họ rất thích làm nản lòng người khác để họ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Cũng có trường hợp giọng nói và ngữ điệu của mọi người làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn so với thực tế. Đó là đặc điểm bẩm sinh của họ và họ buộc phải chấp nhận nó. Hãy cân nhắc điều này và tập trung vào NHỮNG GÌ họ đã nói thay vì cách nó được thốt ra. Hãy tìm ra điều tích cực, ngay cả trong những lời lẽ tiêu cực, bất kể là bao lâu đi chăng nữa.
Cuối cùng, đừng là người chỉ trích gay gắt bản thân. Dù ủng hộ nhân quả hay không thì đều luôn quay trở về khái niệm đổ lỗi.
Một câu chuyện nổi tiếng về Đức Phật với nhiều phiên bản khác nhau là ví dụ hoàn hảo về việc những lời gièm pha của một người hung hăng có hiệu ứng boomerang.
“Sau khi liên tục nhận được những lời lăng mạ, Đức Phật hỏi người phạm tội:“ Nếu ai đó tặng cậu một món quà, và cậu từ chối nhận nó, thì món quà đó thuộc về ai? ” Người đàn ông trả lời, “Người đã tặng nó.”
“Đúng rồi. Vì vậy, nếu tôi từ chối chấp nhận sự lăng mạ của cậu thì nó sẽ không thuộc về cậu sao? ”
Bạn càng phản ứng tiêu cực với những lời chỉ trích phá hoại và (mang tính xây dựng) thì những lời lẽ đó sẽ càng đúng với bạn. Nếu giày không hợp, hãy cứ đi tiếp. Không ai yêu cầu bạn phải thay đổi cả.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://everydaypower.com/constructive-criticism-and-a-hater/
- Người dịch: Phạm Thị Thu Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68204
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com