4 Cách Để Thúc Đẩy Tâm Trạng Của Nhân Viên Trong Quá Trình Làm Việc
Trong một thí nghiệm ngẫu nhiên, những người tham gia thiền định thường xuyên kiểm soát được hạch hạnh nhân – phần quan trọng của não đối với việc xử lý cảm xúc. Sam Kemmis, người sáng lập MyTravelNerd cho biết: “Thiền có thể giúp chúng ta giữ bình tĩnh và không phán xét khi đối mặt khi đối mặt với căng thẳng trong công việc, khiến chúng ta dễ tham gia các công việc và làm chúng ta bớt căng thẳng – đây là một phản ứng tích cực”. Tại nơi làm việc, hãy cân nhắc tổ chức một cuộc hội thảo để đào tạo nhân viên cách tiêu diệt các phản ứng thần kinh chống trả hay tránh khỏi những gì không cần thiết để khiến họ có thể tập trung, nhìn nhận công việc đầy thử thách dưới một góc nhìn mới và cảm thấy hăng hái làm việc hơn.
Tích cực giữ gìn và chăm sóc sức khỏe
Hầu hết người lao động phải ngồi tại bàn làm việc cả ngày, điều này làm mất đi khả năng sáng tạo và năng lượng theo giờ làm việc của họ. Việc tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh trí não giúp ta tiếp thu nhanh hơn trong thời gian dài và cũng khiến tâm trạng trở nên tích cực hơn. Đánh bật lối sống làm việc truyền thống bằng cách vận động nhiều. Bạn không chắc nhân viên sẽ đi tập yoga hoặc tận dụng không gian phòng tập thể dục tại chỗ? Nếu vậy, việc đổi sang bàn làm việc có thể điều chỉnh độ cao và triển khai các cuộc họp đi bộ cũng có thể trở nên hữu ích.
Tất nhiên, bạn sẽ không đi đến đích nếu bạn không đưa mình vào trạng thái chuyển động.
Jason McCann, Giám đốc điều hành của công ty nội thất active WorkSpace Varidesk đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo rằng, cách tốt nhất để khuyến khích hoạt động là tham gia cùng với nhân viên của bạn. Ông cho rằng: “Khi người lao động nhìn thấy người quản lý của họ đổ mồ hôi bên cạnh họ, họ sẽ trút bỏ những lo lắng và tận hưởng những rung cảm tốt đẹp.
Thay đổi quan điểm về căng thẳng và tìm cách kiểm soát chúng
Công việc luôn căng thẳng là một điều hiển nhiên của cuộc sống. Thế nhưng làm thế nào để bạn hình dung được sự căng thẳng có thể tạo một bầu không khí mới lạ cho mọi người. Bạn có thể than thở lớn tiếng hoặc áp dụng thái độ “chúng ta đang ở cùng nhau”. Sự lựa chọn thứ hai sẽ có tác động tốt nhất. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, việc bối cảnh hóa căng thẳng giúp giảm thiểu các triệu chứng tiêu cực và tối đa hóa kết quả tích cực.
Hãy nhớ rằng, căng thẳng không phải lúc nào cũng xấu. Nó có thể giữ chân chúng ta và buộc chúng ta phải học một điều gì đó mà chúng ta chưa biết. Nó cũng có thể giúp chúng ta kích thích các hoóc môn endorphin khi chúng ta đạt được điều gì đó một mình hoặc là một phần của nhóm. Tất nhiên, bạn không muốn nhân viên của mình chìm trong trạng thái căng thẳng lâu dài, nhưng việc giúp họ thích nghi với căng thẳng thường xuyên một cách tích cực sẽ làm chậm sự lây lan của các thái độ tiêu cực. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người đều được “nạp nhiên liệu”, cung cấp nước và chuyển sang ngăn chặn mức độ cortisol đang tăng cao và sự lo lắng đi kèm với họ.
Xây dựng một hệ thống đồng nghiệp vững chắc
Những người làm việc phát triển tình bạn đáng tin cậy với đồng nghiệp có xu hướng mong muốn được làm việc hơn những người không muốn làm việc. Thúc đẩy các tương tác tích cực bằng cách tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tìm hiểu nhau. Đi dự hội nghị cùng nhau, tận hưởng những giờ phút hạnh phúc vào thứ Sáu hoặc tình nguyện làm việc nhóm trong giờ làm việc có thể cho phép các cá nhân phát hiện đối phương dưới những ánh sáng khác nhau.
Khi nhân viên gắn kết với nhau, họ sẽ ít để cho những tác động bên ngoài làm giảm sự lạc quan và năng lượng của họ. Ngoài ra, họ sẽ tự nhiên trở thành hệ thống hỗ trợ của nhau trong công việc, tạo cơ hội để họ thấy công việc của họ là thú vị và quan trọng.
Mỗi ngày không thể chỉ có nắng và không có mưa. Tuy nhiên, với những yếu tố phù hợp, bất kỳ đội nhóm, phòng ban nào cũng có thể vượt qua những thời điểm khó khăn để đạt được sự tươi tỉnh và vui vẻ về công việc mà họ thực hiện.
——————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: theladders.com
- Tên người dịch: Vương Vũ Diệu Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vương Vũ Diệu Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66941
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com