40 Cách Để Cải Thiện Kĩ Năng Đàm Phán Lương

Sở hữu kỹ năng thương lượng lương tốt có thể đảm bảo giúp bạn bù đắp cho các kỹ năng và khả năng của mình. Khi sự nghiệp của bạn thăng tiến và có thêm kinh nghiệm, bạn sẽ trở nên có giá trị hơn. Yêu cầu mức lương cao hơn là một phần bình thường của quy trình tuyển dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra tại sao kỹ năng đàm phán tiền lương lại quan trọng và cung cấp 40 cách để cải thiện chúng.

?Tại sao kỹ năng đàm phán lương lại quan trọng?

Thương lượng mức lương là một phần phổ biến của quá trình tuyển dụng. Bạn có quyền đưa ra mức lương mà bạn cảm thấy phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Tiền lương thường được coi là hơn một tấm séc. Đó là một cách để công ty thể hiện sự đánh giá cao đối với bạn và công việc. Hãy đảm bảo rằng công ty trả cho bạn một số tiền tương đương hoặc cao hơn đối với các kỹ năng và kinh nghiệm đã phát triển của bản thân.

?20 cách để cải thiện kỹ năng đàm phán lương của bản thân.

Sử dụng 20 cách sau để cải thiện hoặc phát triển kỹ năng thương lượng về mức lương của bạn:

 1. Hiểu được giá trị của bản thân.

Trước khi tham gia đàm phán, hãy xem xét kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn của bản thân. Tất cả những điều này làm tăng giá trị của bạn. Tính toán mức lương ở các vị trí tương tự và trong ngành của bạn và đưa ra tất cả các dữ liệu liên quan trong cuộc đàm phán của mình.

2. Hỏi ý kiến của nhà tuyển dụng.

Trả lời những cuộc điện thoại từ nhà tuyển dụng khi họ gọi đến. Họ là những chuyên gia hiểu được kỳ vọng về mức lương của một cá nhân dựa trên vị trí, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn. Những nhà tuyển dụng có thể chỉ ra cái nhìn sâu sắc hơn về ngành của bạn cũng như là ý tưởng tốt hơn về mức lương cần tìm.

3. Khởi đầu với mức cao nhất trong mức lương của bạn.

Nếu bạn tìm thấy mức lương trong phạm vi nghiên cứu của mình, hãy chọn một con số gần với mức cao nhất của phạm vi đó. Ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chọn một số tiền ở mức trung bình, cuộc thương lượng thường cũng sẽ có lợi cho bạn nếu bạn bắt đầu ở mức cao hơn. Bắt đầu cao hơn sẽ làm tăng khả năng để bạn đồng ý với một con số trong phạm vi trung bình đến trung bình cao. Thay vào đó, nếu bạn chọn bắt đầu ở mức trung bình thì kết quả thỏa thuận của bạn có thể thấp hơn.

 4. Chọn một con số chính xác.

Tham gia vào cuộc thương lượng tiền lương với một con số chính xác thay vì một phạm vi hoặc ước tính. Điều này cho thấy một dấu hiệu rõ ràng cho nhà tuyển dụng hoặc người quản lý rằng bạn biết mình muốn gì và bạn tự tin vào đề xuất của mình. Nó cũng đưa ra một điểm số cụ thể hơn để người kia bắt đầu từ cuộc đàm phán.

5. Rời đi nếu cần thiết

Hãy ghi nhớ một con số là mức lương tối thiểu mà bạn sẽ chấp nhận. Hãy xem xét đến nhu cầu tài chính, giá trị thị trường và những gì bạn nghĩ rằng công việc của mình có giá trị và sau đó xác định thời điểm bạn sẽ kết thúc cuộc đàm phán. Bạn có thể từ chối nếu nhà tuyển dụng không muốn hoặc không thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

 6. Hỏi đúng thời điểm.

Thời điểm bạn hỏi trong cuộc đàm phán lương sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của bạn. Ví dụ, nếu bạn đợi cho đến khi xem xét để hỏi về việc tăng lương, thì có thể đã quá muộn. Hầu hết các nhà quản lý sẽ xác định sự thay đổi tiền lương trước khi xem xét. Nếu hiện tại bạn đang được tuyển dụng, hãy nói chuyện với người quản lý của mình trước những đánh giá hoặc các sự kiện khác tại nơi làm việc mà có thể ảnh hưởng đến việc thương lượng của bạn.

 7. Thực hiện lời lẽ quảng cáo để chiêu hàng của bạn

Thu thập tất cả các nghiên cứu cần thiết mà bạn dùng để hỗ trợ các yêu cầu của mình về các tiêu chuẩn thị trường và chuẩn bị một cuộc quảng cáo chiêu hàng. Thực hành phát biểu của bạn ở nhà hoặc vài ngày trước cuộc đàm phán nếu có thể. Mang theo những ghi chú để làm việc trong ngày họp và thực hành nhiều lần hơn nữa.

8. Bắt đầu cuộc đàm phán với sự tự tin

Bước vào phòng họp với tư thế tốt. Nhìn thẳng về phía trước hơn là nhìn xuống sàn nhà. Sự tự tin và nhiệt tình thường sẽ ảnh hưởng đến kết quả có lợi cho bạn. Hãy ngồi xuống với một nụ cười và hít thở thật sâu để làm dịu đi sự lo lắng của bạn.

9. Giải thích những thành tích gần đây của bản thân

Để chứng minh thêm giá trị của bản thân, bạn hãy giải thích một số thành tích gần đây và những gì bạn hiện tại đang làm để góp phần vào công ty. Ví dụ: mô tả thời điểm bạn đã tiết kiệm cho công ty hàng nghìn đô la bằng cách giải quyết vấn đề với hệ thống nội bộ. Nếu không thể để cập tới thành tích, hãy nêu bật tài năng và kỹ năng của bạn và chúng sẽ tác động đến công ty như thế nào. Sử dụng bất kỳ dữ liệu nào để hỗ trợ các yêu cầu cho mình.

10. Xem xét quan điểm của người quản lý của mình.

Khi thương lượng mức lương, điều quan trọng là bạn phải xem xét tình hình từ một góc độ khác. Ví dụ: hiểu rõ về hiệu suất tổng thể và thành công của công ty trong những tháng gần đây. Đảm bảo rằng người quản lý của bạn thực sự có đủ ngân quỹ cần thiết để đáp ứng kỳ vọng về mức lương mới của bạn. Các nhà quản lý sẽ không thể tiếp tục đàm phán nếu họ không có khả năng tăng lương.

 11. Giữ một giọng điệu tích cực

Đảm bảo cuộc trò chuyện vẫn duy trì tích cực trong suốt cuộc đàm phán. Người quản lý có thể tỏ ra vẻ khó chịu với đề xuất đầu tiên của bạn và liệt kê những lý do khiến họ không thể đạt được mức cao như vậy. Khi điều này xảy ra, hãy di chuyển sự tập trung ra ra các con số và quay lại các kỹ năng hoặc thành tích của bạn.

12. Đưa ra con số của bạn trước

Con số tiền lương đầu tiên được đưa ra trong một cuộc thương lượng thường là quan trọng nhất vì nó tạo ra âm điệu cho các quyết định tiếp theo. Hãy nêu lên con số của bạn trước một cách rõ ràng và ngắn gọn. Nếu số tiền của bạn nằm trong phạm vi cao hơn, hầu hết các nhà quản lý đề xuất theo chiều hướng đi xuống. Nếu các cuộc đàm phán chuyển động theo kết quả khả quan cho bạn, một đề nghị đáp lại của họ có thể ở gần với đề xuất ban đầu của bạn.

13. Tìm kiếm sự cân bằng giữa thân thiện và vững chắc

Tỏ ra thân thiện trong suốt quá trình ngay cả khi bạn không đồng ý với mức lương được đề nghị. Ví dụ: nếu được kéo dài đề nghị lên 50.000 đô la vào cuối cuộc phỏng vấn nhưng bạn lại thích thứ gì đó cao hơn, hãy bày tỏ lòng biết ơn trong khi vẫn giữ vững lập trường của mình.

Ví dụ: “Tôi thực sự đánh giá cao lời đề nghị 50.000 đô la, tuy nhiên, bởi trình độ học vấn và nhiều năm kinh nghiệm của bản thân, tôi mong đợi một con số như 58.000 đô la. Có cách nào chúng tôi có thể xem xét điều gì đó để đến gần hơn với số tiền đó không?”

14. Duy trì cuộc trò chuyện tập trung vào giá trị thị trường

Hướng cuộc trò chuyện tập trung vào những gì những người khác trong cùng vị trí tìm kiếm được trong khu vực xung quanh bạn. Điều quan trọng là phải nhìn vào sự thật. Chứng minh với người quản lý rằng mình xứng đáng với giá trị thị trường. Nếu họ đánh giá bạn như là một nhân viên thì khả năng cao họ sẽ chấp nhận dữ liệu mà bạn cung cấp.

15. Hỏi người quản lý của bạn cho các đề xuất của họ

Nếu hiện tại đang làm việc, bạn có thể hỏi người quản lý suy nghĩ của họ về việc tăng lương. Trong hầu hết các trường hợp, những nhà quản lý thành thật về điều kiện công ty tại thời điểm đó cũng như giá trị của bạn. Họ cung cấp thông tin có giá trị từ góc nhìn công ty nhằm phản ánh mức độ có thể cung cấp là bao nhiêu.

16. Lắng nghe người quản lý hoặc nhà tuyển dụng

Lắng nghe người quản lý hoặc nhà tuyển dụng cũng quan trọng như việc bạn đưa ra lời đề nghị và tiến hành các cuộc đàm phán. Khi bạn lắng nghe quan điểm của họ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và khả năng của công ty. Nắm được thông tin giúp đánh giá những kỳ vọng của bạn ở mức lương hợp lý hơn.

 17. Chuẩn bị câu trả lời cho điều ngược lại với điều bạn muốn

Các cuộc đàm phán thường không bắt đầu cho đến khi ai đó nói “không”. Nếu đây là phản hồi mà bạn nhận được, hãy cố gắng bình tĩnh giải quyết vấn đề, định mức lại nhu cầu tiền lương của bạn và tiến lên phía trước. Thay vì đơn giản chỉ nói “không”, các nhà quản lý thường cung cấp số điện thoại của riêng họ.

18. Đặt câu hỏi và duy trì cuộc trò chuyện

Nếu bạn nhận thấy người phỏng vấn hoặc người quản lý của mình có vẻ ngạc nhiên với kỳ vọng mức lương ban đầu, bạn hãy tiếp tục cuộc trò chuyện. Đặt câu hỏi liên quan đến vai trò hoặc mức lương mà họ dự kiến sẽ đưa ra. Đưa cuộc trò chuyện ra khỏi đề xuất của bạn và giữ một nhịp chảy tích cực.

19. Chuẩn bị một đề nghị phản hồi.

Nếu bên kia đưa ra lời đề nghị của họ trước và nó ở dưới mức mong đợi của bạn, hãy chuẩn bị trước một đề nghị để phản hồi lại. Việc ghi nhớ một con số cụ thể giúp các cuộc đàm phán tiếp tục tiến triển và ngay lập tức cho phép bạn đưa ra một đề nghị mới để xem xét.

20. Thành thật về nhu cầu của bạn

Nhu cầu của bạn cũng quan trọng như công ty bạn đang làm việc hoặc ứng tuyển. Thể hiện nhu cầu cho lợi ích tốt hơn với dữ liệu để hỗ trợ yêu cầu của bạn. Điều tốt hơn là bạn nên biết nhu cầu của mình hơn là hối tiếc về vị trí sau này bởi vì mức lương của nó không đáp ứng được kỳ vọng của bạn.

20 mẹo bổ sung để cải thiện kỹ năng đàm phán lương của bạn

Dưới đây là thêm 20 mẹo nữa bạn nên cân nhắc trong lần thương lượng lương tiếp theo:

21. Giải thích những đóng góp của bạn cho điểm mấu chốt.

22. Hãy linh hoạt.

23. Có thể nói “không”.

24. Xin thời gian để xem xét.

25. Sắp xếp các suy nghĩ trước khi bước vào cuộc họp.

26. Đảm bảo bạn đã sẵn sàng tham gia đàm phán với phát biểu và dữ liệu hỗ trợ của mình.

27. Chuẩn bị một bản tóm tắt một trang, liệt kê những thành tích và kỹ năng của bạn.

28. Bắt đầu cuộc đàm phán bằng những câu hỏi.

29. Tập trung vào những điều này ảnh hưởng đến tương lai của bạn và của công ty như thế nào.

30. Thể hiện nhu cầu nghề nghiệp hơn là nhu cầu cá nhân.

31. Yêu cầu thời gian để xem xét lời đề nghị.

32. Xem xét các lựa chọn bồi thường khác, ví dụ như thời gian nghỉ phép được nhiều hơn.

33. Chuẩn bị để thương lượng nhiều lần trong khoảng thời gian bạn ở đó.

34. Hãy linh hoạt và biết khi nào thì bạn đã đạt đến số tiền đáng để thỏa hiệp.

35. Hãy cố gắng hết sức để cuộc họp trở nên xứng đáng với nỗ lực cho dù không thể đạt được số tiền lương mà bạn muốn.

36. Hãy hiểu rằng mức lương khởi điểm thường ảnh hưởng đến quỹ đạo của bạn trong một công ty.

37. Đặt những câu hỏi mở để khuyến khích thảo luận.

38. Hãy lịch sự trong suốt thời gian cuộc họp.

39. Tham khảo lại giá trị mà bạn góp phần vào công ty khi cần thiết.

40. Đảm bảo một số tiền lương cụ thể trước khi thương lượng các quyền lợi.

—————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

·        Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/tips-for-negotiation 

·        Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh

·        Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=84063

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER