4 Cách Kiểm Soát Căng Thẳng Trong Công Việc
? Làm Thế Nào Để Xoa Dịu Căng Thẳng Trong Công Việc
Dù muốn hay không, căng thẳng là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng nó không phải làm cho chúng ta đau khổ và trên thực tế, một số căng thẳng nhất định thực sự có thể đóng vai trò như một điều tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu được sử dụng đúng cách, căng thẳng có thể làm cho chúng ta sáng tạo hơn, dẫn lối ta đến thành công nhanh hơn và thậm chí tăng cường sức mạnh não bộ. Như đã nói, căng thẳng mãn tính, loại căng thẳng khiến bạn thức đêm và ngăn bạn tận hưởng cuộc sống vì bạn liên tục lo lắng về hóa đơn tiếp theo cần phải được thanh toán hoặc bản báo cáo tiếp theo mà bạn dự kiến sẽ nộp, là một điều tiêu cực mang tính quyết định.? 4 Cách Kiểm Soát Căng Thẳng Trong Công Việc
Vì vậy, đây là một vài lời khuyên để kiểm soát căng thẳng ở một mức cố định và thậm chí sử dụng nó để thúc đẩy sự sáng tạo của bạn và duy trì động lực; cả trong công việc và khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn.Và nó không chỉ ở trong đầu họ; Các nhà quan sát được yêu cầu đánh giá các bài phát biểu chỉ ra rằng họ thấy các diễn giả trong nhóm “Tôi phấn khích” tự tin hơn, có kỹ năng và thuyết phục hơn.
Một nghiên cứu khác của giáo sư tâm lý học Jeremy Jamieson của Đại học Rochester chỉ ra rằng, các sinh viên cho biết rằng căng thẳng có thể giúp họ thực hiện tốt hơn trong kỳ thi của họ, họ đạt điểm cao hơn so với những sinh viên không được nói bất cứ điều gì.
Vì vậy, lần tới khi bạn cảm thấy lo lắng về điều gì đó, đừng cố gắng kìm nén căng thẳng. Thay vào đó, hãy nắm lấy những gì bạn đang cảm thấy và cố gắng nhìn nhận nó theo hướng tích cực hơn.
3. Sắp xếp thời gian để lo lắng
Hầu hết thời gian, những điều làm chúng ta cảm thấy căng thẳng và lo lắng không phải là hiện tại, mà là tương lai. Chúng ta cảm thấy hoàn toàn có khả năng đối phó với những gì đang xảy ra ngay bây giờ bởi vì chúng ta có thể giải quyết nó trực diện, trong khi tương lai thì không chắc chắn và từ đó trở nên đáng sợ hơn.
Nhưng nếu bạn liên tục thấy mình lo lắng về tương lai, một cách để ngăn bản thân cảm thấy căng thẳng 24/7 là lên kế hoạch, đưa việc lo lắng vào lịch trình của bạn và trì hoãn tất cả những lo lắng của bạn cho đến khi thời gian “lo lắng” diễn ra trong lịch trình. Mặc dù điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành một khoảng thời gian cụ thể cho căng thẳng có thể giúp những người lo lắng mãn tính kiểm soát tốt hơn sự lo lắng của họ.
Trong các “buổi” lo lắng của bạn, hãy ngồi xuống và liệt kê mọi thứ bạn cảm thấy lo lắng. Hãy tự hỏi tại sao bạn lo lắng về những điều này. Bạn sợ điều gì nhất? Một khi bạn biết rõ những gì bạn đang phải đối mặt, hãy bắt đầu động não về các giải pháp có khả năng thực hiện được và suy nghĩ về kết quả có thể xảy ra.
Ngay cả khi bạn không thể đưa ra một giải pháp hoàn hảo ngay lập tức, chỉ cần nghĩ ra các kịch bản khác nhau có thể khiến bạn yên tâm hơn phần nào
4. Hãy cho bản thân thời gian để hồi phục
Nếu bạn đã trải qua một trải nghiệm đặc biệt căng thẳng, cho dù bạn đã thuyết trình tại nơi làm việc hay giải quyết một vấn đề khó khăn, điều quan trọng là cho tâm trí và cơ thể của bạn một cơ hội để giải phóng tất cả những căng thẳng đang được xây dựng và phục hồi bản thân cho thử thách tiếp theo.
Mọi người đều giải tỏa căng thẳng và áp lực theo những cách khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải tìm ra những gì phù hợp nhất với bạn. Đối với một số người, một công việc vất vả là cách tốt nhất để giảm căng thẳng, trong khi đối với những người khác, dành một vài phút thiền định yên tĩnh là cách tốt nhất để thư giãn.
Các phương pháp thư giãn khác có thể bao gồm liệu pháp mùi hương, nghe nhạc, massage, đi dạo, viết nhật ký hoặc bắt đầu một sở thích. Một khi bạn đã tìm ra những gì phù hợp nhất với bạn, hãy lên kế hoạch thời gian cho hoạt động đó mỗi ngày, ngay cả khi chỉ trong nửa giờ.
Bằng cách sử dụng bốn chiến lược này cùng nhau và thừa nhận căng thẳng của bạn, tái cấu trúc cách bạn nhìn vào nó, lên lịch thời gian để lo lắng và cuối cùng dành thời gian để hồi phục mỗi ngày, bạn sẽ sớm có thể không chỉ hạn chế căng thẳng mà thậm chí còn sử dụng nó như là một lợi thế của bạn.
_____________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Lê Phương Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Phương Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66081
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com