20 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Nhất
?Phỏng vấn xin việc là gì?
Một cuộc phỏng vấn xin việc là công cụ hữu hiệu để kiểm tra các ứng viên tiềm năng. Tốt nhất điều này nên được thực hiện trực tiếp, dù chp các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và video ngày càng phổ biến. Mặc dù sẽ có một số khác biệt giữa các công ty, cũng tùy thuộc vào ngành bạn đang ứng tuyển, nhưng có một số câu hỏi đặc biệt xuất hiện thường xuyên trong những năm qua, mà chúng tôi sẽ tiết lộ sau trong bài viết này. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn biến thành những câu nói sáo rỗng. Bạn nên nghiên cứu thật kỹ những câu hỏi mẫu này để xác định những gì thực sự được hỏi. Không phải lúc nào bạn cũng được hỏi những câu hỏi này rõ từng chữ; thay vào đó, bạn có thể gặp một số trình bày mới khác với trước đây. Tuy nhiên, nếu bạn có chút ít ý tưởng về những gì người phỏng vấn có thể muốn biết, thì hy vọng bạn sẽ có thể đưa ra câu trả lời đúng.?Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc
Chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn bao gồm một số hoạt động riêng biệt. Bạn cần chuẩn bị tâm lý, cũng như tích lũy đầy đủ kiến thức cần thiết để gây ấn tượng với người phỏng vấn.Để thành công trong tình huống này, bạn cần có khả năng thích ứng – khả năng thích ứng là một trong những kỹ năng chính mà chúng tôi tập trung vào khóa học Tổng hào hạnh phúc và Khả năng phục hồi tại nơi làm việc của Đại học Leeds. Bạn cũng có thể xem xét các khóa học đề cập đến vấn đề nâng cao kỹ năng một cách rộng hơn. Hoặc, nếu bạn muốn có thêm thông tin tổng quan, hãy ghé xem khóa học Kỹ năng cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp của chúng tôi.
?Nghiên cứu vị trí công việc và công ty
Nếu bạn không biết công việc mà bạn đang ứng tuyển, thì bạn không chắc sẽ có kết quả tốt trong cuộc phỏng vấn. Rốt cuộc, toàn bộ quy trình được (hoặc nên được) thiết kế để xác định xem bạn có phù hợp với vị trí hay không!
Tốt hơn hết, kiến thức của bạn nên nhiều hơn là chỉ bao quát trong công việc, hiểu biết nhiều về công ty hơn những gì nó có. Thực hiện nghiên cứu của bạn một cách độc lập và gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng cách tiếp cận chủ động. Các cuộc phỏng vấn có nhiều kiểu và định dạng khác nhau, và biết một số điều về công ty giúp bạn dự đoán được loại hình bạn sẽ phải đối mặt.
?Giải quyết từng điều đề cập trên bản đặc tả công việc
Các câu được hỏi sẽ được thiết kế bao quát mọi thứ mà bạn được yêu cầu thực hiện trong vai trò công việc ứng tuyển. Bản đặc tả công việc sẽ giúp bạn biết được điều gì quan trọng đối với công ty và điều gì không. Nếu bạn được mong đợi có kinh nghiệm trong một lĩnh vực liên quan, thì hãy chuẩn bị để được hỏi về lĩnh vực đó. Trong nhiều trường hợp, những điều xa nhất với bản đặc tả công việc sẽ là cái có tầm quan trọng lớn nhất.
?Thực hiện một cuộc phỏng vấn thử
Cuộc phỏng vấn thử của bạn nên mô phỏng mọi thứ một cách đầy đủ nhất có thể. Điều này có nghĩa là một buổi tổng diễn tập. Bạn nên nhờ người mà bạn tin tưởng tiến hành cuộc phỏng vấn và thuật lại một số câu hỏi chính mà bạn đã chọn. Bằng cách này, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lo lắng trong một phỏng vấn thực tế.
?20 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời chúng
Vậy, những câu hỏi phỏng vấn thường gặp đó là gì? Hãy cùng lướt qua những câu có nhiều khả năng xuất hiện nhất trong bất kỳ loại phỏng vấn nào. Nếu bạn chuẩn bị câu trả lời cho từng câu hỏi này, bạn sẽ không bị ngã gục vào ngày phỏng vấn thực sự.
1. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Đây là nơi bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình và bạn biết về nhà tuyển dụng. Hãy điểm qua những mặt tích cực, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn nhấn mạnh những thứ như giá trị và sự hoàn thiện cá nhân hơn là sự tiện lợi và tiền bạc.
2. Bạn đã tìm hiểu về công việc này như thế nào?
Ở câu hỏi bạn chỉ có thể trung thực. Cố gắng lặp lại những điều tích cực. Nếu bạn đã chọn vị trí hoặc công ty, thì hãy nói như bạn nghĩ – và giải thích tại sao. Nếu đây chỉ là một trong nhiều công việc bạn đang ứng tuyển, hãy đề cập đến điều gì đã khiến công việc này đáng được ứng tuyển.
3. Điểm nổi bật khiến bạn ứng tuyển là gì?
Nói cách khác, bạn sẽ cung cấp những gì mà các ứng viên khác không cung cấp? Đây là cơ hội để bạn phân biệt mình với những ứng viên khác trong lĩnh vực này. Vì vậy, hãy chọn ra những phẩm chất hiếm có và ấn tượng nhất của bạn cũng như giải thích cách chúng sẽ hiệu quả cho vai trò này.
4. Mức lương kỳ vọng của bạn là gì?
Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này, bạn dường như chưa tìm hiểu về mức lương hợp lý cho vị trí này, hãy ghi nhớ kinh nghiệm hiện tại của bạn. Yêu cầu quá ít sẽ khiến bạn có vẻ như không đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó; yêu cầu quá nhiều sẽ làm cho việc tuyển dụng của bạn không khả thi.
5. Bạn chịu được áp lực tốt như thế nào?
Câu trả lời của bạn ở đây phải là một sự trình bày khác của “thực sự rất tốt”. Tốt nhất, bạn nên có các ví dụ về kỹ năng xử lý áp lực của mình để chứng minh quan điểm của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu một vài chiến lược để giải quyết căng thẳng, thì bạn có thể xem khóa học của chúng tôi tại Sức khỏe nơi làm việc: Cách xây dựng sự tự tin và quản lý căng thẳng.
6. Bạn có thể giải thích khoảng trống này trong lịch sử việc làm của mình không?
Mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp, vì vậy đừng nghĩ là mình sẽ bị đánh giá quá khắt khe. Bạn nên có lời giải thích cho bất kỳ tình trạng thất nghiệp nào. Hạn chế việc chê bai các sếp cũ của bạn. Điều này sẽ phản ánh cực kỳ kém về bạn.
7. Tại sao bạn lại nghỉ công việc cuối cùng của mình?
Đây là một câu hỏi khác có thể khiến bạn nói những điều tiêu cực về các kinh nghiệm trong quá khứ. Thay vào đó, hãy tìm cách tạo những điều tích cực cho động lực thực sự của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng vị trí trước đây không hoàn hảo, áp lực hoặc cơ hội thăng tiến bị hạn chế, hãy nói như vậy. Nhưng hãy nói điều đó một cách tích cực.
8. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi này hơi khác một chút so với câu hỏi ‘điều gì khiến bạn trở nên riêng biệt. Bạn có thể có những điểm chung với những ứng viên khác. Nếu bạn có nhiều điểm khác biệt thì bạn sẽ có ấn tượng là một người đáng tin cậy. Chỉ cần lướt qua ba hoặc bốn trong số chúng một cách ngắn gọn là đủ, cùng với các ví dụ.
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi nói về những điểm yếu của mình, đặc biệt nếu chúng ta ý thức được về chúng. Vấn đề là bạn rất dễ làm sai cách. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn có khả năng tự phân tích và sửa lỗi. Họ không muốn có một danh sách dài những lý do để không thuê bạn!
9. Bạn hy vọng sẽ đạt được điều gì trong vài tháng đầu tiên ở đây?
Thường thì câu hỏi này sẽ được chia thành các khoảng thời gian 30, 60 và 90 ngày. Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho mỗi mốc thời gian. Biết được những gì bạn sẽ đạt được trong thời gian ngắn hạn đến trung hạn và có một lộ trình sơ bộ về cách bạn sẽ đạt được điều đó. Điều này có thể bao gồm việc tìm hiểu về công việc và cách bạn sẽ đào tạo bản thân và trở nên thành thục trong công việc đó.
10. Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ không?
Bạn có thể nghĩ rằng dành nhiều thời gian nhất có thể sẽ mang lại lợi thế cho bạn. Nhưng nó cũng thể hiện bạn là người có thứ tự ưu tiên làm việc không đúng. Nếu bạn có những cam kết khiến bạn không thể dành quá nhiều thời gian để làm việc, thì hãy nói ra điều đó.
11. Bạn muốn bản thân đạt được gì trong thời gian 5 năm nữa?
Điều này hơi sáo rỗng, nhưng nó được sử dụng quá mức vì lý do chính đáng. Người phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn không xem công việc này là một công việc tạm thời. Họ cũng muốn xác định bạn có triển vọng như thế nào. Nói về cách bạn muốn sự nghiệp của mình tiến triển, đồng thời thể hiện kiến thức và sự nhiệt tình của bạn đối với ngành.
12. Công việc mơ ước của bạn là gì?
Câu hỏi này có thể được khơi gợi để phát hiện ra sự thiếu trung thực. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng bạn đang ứng tuyển cho công việc mơ ước của mình, thì hãy chuẩn bị để biện minh cho khẳng định đó. Bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng đây là một số bước khởi đầu, hoặc việc xác định vị trí cho công việc mơ ước của bạn là một nỗ lực lâu dài.
13. Thất bại lớn nhất của bạn là gì?
Nếu bạn đã làm việc đủ lâu, thì bạn sẽ có cơ hội mắc một hoặc hai sai lầm. Tập trung vào cách bạn xử lí với hậu quả của sai lầm và cách nó thay đổi hành vi của bạn sau đó. Nếu như bạn chưa nhận thức và khắc phục được lỗi lầm, thì bạn sẽ gặp phải vấn đề tồi tệ.
14. Thành công lớn nhất của bạn là gì?
Nếu bạn có một thành tích mà bạn đặc biệt tự hào, thì đây là cơ hội để bạn thể hiện nó. Cố gắng chọn ra điều gì đó phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển và tập trung vào lý do tại sao điều đó khiến bạn tự hào.
15. Điều gì khiến bạn rời khỏi giường vào buổi sáng?
Đây là câu hỏi giúp bạn có thể nghiêm túc nói về những gì đang thúc đẩy bạn. Nếu đó là điều gì đó nông cạn hoặc nhỏ nhặt (như danh vọng và tiền bạc), hãy xoay chuyển nó sao cho tích cực. Chứng tỏ rằng bạn nhiệt tình với những gì bạn làm để kiếm sống và sự nhiệt tình của bạn sẽ không bị lu mờ bởi những thay đổi của vận may.
16. Bạn sẽ giải quyết với một khách hàng có bất mãn như thế nào?
Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vai trò thường xuyển tiếp xúc đám đồng, đặc biệt là trong quan hệ khách hàng, thì không thể tránh khỏi đôi khi bạn sẽ hứng chịu sự tức giận. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc này, hãy trích dẫn các ví dụ. Chứng tỏ rằng bạn có thể xoa dịu mà không cần bất kỳ như cầu huy động trợ giúp nào.
17. Bạn sẽ kỷ luật một nhân viên như thế nào?
Nếu bạn đảm nhận vai trò quản lý, bạn sẽ phải duy trì kỷ luật và thậm chí có thể sa thải nhân viên. Hãy ghi nhớ các bước mà bạn sẽ thực hiện. Nếu bạn có bất kỳ triết lý hữu hiệu nào làm nền tảng cho cách tiếp cận kỷ luật, thì đây là cơ hội để bạn nêu ra nó.
18. Bạn làm gì để giải trí?
Phần này của cuộc phỏng vấn là câu hỏi họ cố gắng giúp bạn thư giãn và cởi mở hơn. Hãy chuẩn bị sẵn một câu trả lời thật thú vị và câu trả lời đó thực sự năng động và sáng tạo. Đừng chỉ nói rằng bạn xem TV, đọc sách hoặc chơi trò chơi – trừ khi bạn làm những điều này ở một mức độ ấn tượng.
19. Bạn đọc tin tức ở đâu?
Đây là một câu tương tự như bạn đã đọc những tờ báo nào và bạn truy cập những trang web nào. Nếu bạn đọc tất cả thông tin từ một nguồn duy nhất thì bạn có thể bị coi là thiếu hiếu kỳ và thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của mình, tình cờ, bạn có thể xem khóa học Tư duy logic và phản biện của chúng tôi từ Đại học Auckland.
20. Bạn mô tả tính cách của mình như thế nào?
Ở câu hỏi này, bạn sẽ được đánh giá không chỉ về tính cách mà còn về khả năng phản ánh bản thân. Đây là một câu hỏi tuyệt vời để trả lời, ngay cả khi bên ngoài một cuộc phỏng vấn. Nếu bạn đã thực hiện một bài kiểm tra Myers-Briggs hoặc một cái gì đó tương tự, thì bạn có thể nói điều đó. Tốt nhất, bạn nên nói liệu điều này có phù hợp với trải nghiệm của bạn hay không và liệu nó có thay đổi cách tiếp cận cuộc sống hàng ngày của bạn hay không.
?Cách để theo sát cuộc phỏng vấn
Chỉ vì cuộc phỏng vấn đã kết thúc không có nghĩa là cơ hội của bạn đã hết. Bạn vẫn có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn về những phẩm chất của mình ngay cả khi câu hỏi cuối cùng đã được trả lời. Hãy xem làm thế nào.
?Các câu hỏi cần hỏi trong một cuộc phỏng vấn
Nếu bạn không có câu hỏi riêng để hỏi, thì người phỏng vấn có thể cho rằng bạn không quan tâm nhiều đến vị trí này. Những câu hỏi này có thể xảy ra với bạn khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, nhưng bạn nên chuẩn bị trước một vài câu hỏi.
Bằng cách đó, bạn sẽ có nước rút. Hãy nhớ rằng bạn đã tìm hiểu về công ty? Đó là nơi bạn sẽ đưa ra những câu hỏi quan trọng đó.
?Gửi email sau cuộc phỏng vấn xin việc
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị để liên lạc với cơ sở qua email. Điều này sẽ chứng minh rằng bạn thực sự muốn có công việc và nhắc nhở người phỏng vấn rằng bạn quan tâm đến tổ chức. Nó thậm chí có thể mang lại lợi thế cho bạn. Chỉ cần đảm bảo không làm phiền họ.
?Đánh giá hiệu suất của bạn
Rất có thể đây sẽ không phải là cuộc phỏng vấn cuối cùng mà bạn tham gia. Hãy dành thời gian để xem xét những điều tốt đẹp đã diễn ra và những điểm bất trắc. Yêu cầu phản hồi. Nếu bạn không thành công lần này, hãy cố gắng khắc phục nó và xây dựng cho cuộc phỏng vấn tiếp theo. Trong hầu hết các trường hợp, các ứng viên người mà tìm kiếm phản hồi sẽ được đánh giá theo hướng tích cực.
?Lời kết
Sự trình bày của bạn trong một tình huống phỏng vấn có thể có tác động đáng kể đến sự nghiệp của bạn. Do đó, bạn nên thực hành nghiêm túc – đặc biệt nếu bạn không thể trả lời được tự nhiên. Bạn có thể kiểm tra kiến thức của mình về các nguyên tắc phỏng vấn cơ bản với bài kiểm tra này, điều này sẽ giúp bạn xác định một số sai lầm thường gặp.
Nếu bạn muốn được hướng dẫn kỹ lưỡng hơn về quy trình thì tại sao không xem khóa học Cách thành công trong Phỏng vấn của Đại học Sheffield. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cuộc phỏng vấn chỉ là một bước trong quá trình bước chân vào công việc. May thay, chúng tôi cung cấp một loạt các khóa học sẽ giúp bạn sẵn sàng làm việc – bạn cũng có thể xem qua danh sách đa đạng về các nguồn tài nguyên nghề nghiệp này.
Với sự chuẩn bị hợp lý, không có lý do gì bạn không thể vượt qua cuộc phỏng vấn một cách xuất sắc. Hãy tạo cho mình cơ hội tốt nhất có thể để tham gia và đừng nản lòng nếu bạn không thành công trong lần thử đầu tiên. Thời gian sẽ chứng minh nỗ lực của bạn!
__________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Nguyễn Thị Vi
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Vi – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=83831
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com