15 Kỹ Năng Cần Thiết Ở Vị Trí Bán Hàng Và Cách Để Cải Thiện Những Kỹ Năng Đó
- Giúp công ty xây dựng và củng cố mối quan hệ của họ với khách hàng tiềm năng và hiện tại
- Thuyết phục khách hàng mua hàng
- Thiết lập sự mua hàng trở lại (repeat business) từ khách hàng
- Củng cố hiệu quả quảng cáo và chương trình bán hàng
- Cho phép các chuyên gia bán hàng làm việc hiệu quả hơn
- Giúp thu hút thêm các khách hàng mới
- Đảm bảo các chuyên gia bán hàng có đủ kiến thức về sản phẩm và dịch vụ mà công ty họ cung cấp
- Tạo cơ hội cho công ty trở nên khác biệt với những đối thủ của họ
- Giúp các doanh nghiệp làm tốt hơn trong việc nhận dạng khách hàng tiềm năng và quảng cáo hiệu quả với khách hàng đó
Các chuyên gia bán hàng phải có khả năng hợp tác với khách hàng để có cách giải quyết chung mà có thể xoa dịu những vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng. Nhiều khách hàng sẽ muốn tham gia vào việc giải quyết vấn đề của họ, và hợp tác hiệu quả với người mua sẽ cho phép họ cảm thấy họ có tiếng nói trong tình huống và quyết định cuối cùng. Thay vì lấn át một khách hàng với ý tưởng và ý kiến, việc cho phép họ tham gia vào quá trình quyết định và dảm bảo ý kiến họ được nghe và ghi nhận sẽ rất quan trọng.
3. Giải thích lợi tức đầu tư (Return-on-investment)
Một kỹ năng bán hàng quan trọng khác đó chính là khả năng trình bày cho người mua thứ họ trải nghiệm được khi mua một dịch vụ hoặc sản phẩm. Đây là điều đặc biệt đúng khi sản phẩm hoặc dịch vụ mắc và cần thời gian để thấy được kết quả. Một cách tốt để hỗ trợ việc giải thích về lợi tức đầu tư đó là kết nối khách hàng tiềm năng với khách hàng hiện tại, những người đã đạt được kết quả mong muốn.
4. Kỹ năng lắng nghe
Một kỹ năng lắng nghe mạnh là điều bắt buộc khi nhắc đến việc bán hàng thành công. Những chuyên gia bán hàng cần phải lắng nghe hiệu quả những khách hàng của họ và thực hiện để thấu hiểu hoàn toàn nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Điều này có thể làm bởi hỏi một số câu hỏi liên quan và trả lời theo cách thể hiện bạn hiểu điều mà khách hàng đang nói.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Một lý do lớn để khách hàng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ đó là để giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của họ. Ví dụ, một người đi mua một chiếc xe mới sẽ có khả năng cao đầu tư vào một phương tiện mà có thể chở họ từ nơi này sang nơi kia theo lối thoải mái. Họ cũng có thể đang mong muốn mua một chiếc xe để thay thế phương tiện hiện tại mà có thể bị lỗi hoặc không đáng tin. Khả năng thể hiện với khách hàng cách sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ sẽ giúp bạn trở thành người bán hàng hiệu quả hơn.
6. Hiểu quá trình mua hàng
Những chuyên gia bán hàng cần phải hiểu hoàn toàn quá trình mua hàng để có thể giải thích quá trình này một cách chính xác cho khách hàng. Những khách hàng có kiến về quá trình mua hàng thường sẽ tự tin hơn trong việc lựa chọn mua hàng, hay không. Hơn nữa, hiểu quá trình mua hàng cho phép đại diện bán hàng và những nhân viên khác nhận thức được khách hàng đang ở giai đoạn nào và sử dụng biện pháp phù hợp để giúp khách hàng chuyển sang bước khác một cách thành công.
7. Kỹ năng giao tiếp
Khách hàng thường sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ công ty mà họ thích. Và, bởi vì thành phần mà khách hàng thường tiếp xúc nhiều nhất trong công ty là chuyên gia bán hàng, nên sẽ quan trọng cho những nhân viên này có khả năng giao tiếp tốt để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Những chuyên gia bán hàng nên dành thời gian để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và làm việc để có được niềm tin và sự tôn trọng từ họ.
8. Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là một kỹ năng quan trọng mà mọi chuyên gia bán hàng cần để thành công trong vai trò của họ. Kỹ năng thuyết phục tốt sẽ cho phép các nhân viên bán hàng thuyết phục hiệu quả khách hàng lý do vì sao sản phẩm hoặc dịch vụ đang được bán rất đáng để đầu tư. Những yêu tố trong kỹ năng giao tiếp bao gồm phân tích nhu cầu của khách hàng, trở nên có ích nhất có thể, nhắn tin cá nhân và dồn sự tập trung vào giải quyết vấn đề của khách hàng.
9. Thỏa thuận giữa người bán – người mua
Thỏa thuận giữa người bán – người mua có nghĩa là thoả thuận qua lời nói để thiết lập sự mong đợi chung cho cả chuyên gia bán hàng và khách hàng. Lập nên một thỏa thuận mạnh và liên quan sẽ cho phép khách hàng biết để mong đợi trong quá trình bán hàng cũng như mong đợi từ đại diện bán hàng. Nó cũng đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái và hoàn toàn hiểu được các bước trong quá trình bán hàng.
10. Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ cho phép chuyên gia bán hàng phân tích chính xác nhu cầu của một khách hàng. Thay vì đưa cho khách hàng những thông tin mà có thể có hoặc không hữu ích với họ, hãy dành thời gian để đặt câu hỏi để đảm bảo bạn cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến vấn đề hoặc nhu cầu của họ. Những câu hỏi phù hợp nhất để đặt trong quá trình mua hàng đó là câu hỏi về chứng nhận, nghĩa là cho phép chuyên gia bán hàng nhận dạng được điều khách hàng đang tìm kiếm và tùy chỉnh các bước tiếp cận của họ dựa trên thông tin đó.
11. Kỹ năng quản lý thời gian
Chuyên gia bán hàng thường dành nhiều hời gian tạo cuộc gọi và họp hoặc nói chuyện với khách hàng. Kỹ năng quản lý thời gian là điều cần thiết để đảm bảo năng suất và sự tăng trong chỉ tiêu bán hàng. Ví dụ về kỹ năng quản lý thời gian mà đại diện bán hàng có thể đạt được lợi ích từ nó gồm sắp xếp thời gian biểu, thiết lập mục tiêu, lựa chọn, sự ưu tiên và suy nghĩ có chiến lược.
12. Kỹ năng khách hàng
Kỹ năng khách hàng là những kỹ năng cho phép chuyên gia bán hàng làm tốt hơn trong việc nhận diện khách hàng tiềm năng. Những kỹ năng này ngăn chặn việc bỏ thời gian cho khách hàng tiềm năng nhưng lại không thực sự hứng thú với sản phẩm hoặc dịch vụ họ đang cung cấp và cho phép nhiều thời gian hơn được dành cho khách hàng triển vọng có thể trở thành người mua. Kỹ năng khách hàng tốt cho nhân viên bán hàng gồm tính nhất quán, đối thoại và sao chép mạnh, nuôi dưỡng mối quan hệ và kỹ năng lắng nghe.
13. Bán hàng xã hội (Social selling)
Mạng xã hội là một phương thức chính mà nhiều người tiêu thụ sử dụng và mua sản phẩm và dịch vụ. Việc được hướng dẫn về cách sử dụng nhiều chiến lược về mạng xã hội có thể cho các chuyên gia bán hàng lợi thế khi nhắc đến tìm kiếm và biến đổi. Khi tham gia vào bán hàng xã hội, hãy đảm bảo bạn cá nhân hóa mọi cuộc đối thoại với một khách hàng tiềm năng và lưu trữ mọi hứa hẹn để đảm bảo bạn không lặp lại với những khách hàng triển vọng.
14. Kỹ năng kể chuyện
Một kỹ năng kể chuyện tốt sẽ cho phép các chuyên gia bán hàng trở nên thuyết phục và kết nối hơn khi nói chuyện với khách hàng. Nó cũng cho phép đại diện bán hàng xuất hiện “thật” hơn, nghĩa là sẽ có hiệu quả khi tăng niềm tin và tự tin trong khách hàng tiềm năng. Ví dụ về kỹ năng kể chuyện tốt trao dồi gồm quan sát, ngắn gọn, khiếu hài hước, sự đồng cảm và hiểu biết về thị trường.
15. Sự nhạy bén trong kinh doanh
Sự nhạy bén trong kinh doanh là một kỹ năng quan trọng cho những chuyên gia bán hàng mà bán trực tiếp cho những chủ sở hữu doanh nghiệp. Một kỹ năng nhạy bén mạnh sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về những thử thách và mục tiêu của khách hàng tiềm năng để bạn có thể trình bày cách mà sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giúp họ vượt qua những thử thách đó và đạt đến mục tiêu của họ. Kỹ năng này sẽ kéo theo việc có hiểu biết về cách một lĩnh vực ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp của họ. Cách để trao dồi sự nhạy bén trong kinh doanh bao gồm tìm hiểu về lĩnh vực mà khách hàng của bạn đang ở, đặt những câu hỏi hiệu quả liên quan đến vấn đề và mối lo ngại và lắng nghe những điều liên quan đến một vấn đề cụ thể mà khách hàng tiềm năng đang nhắc đến.
Cách để cải thiện kỹ năng bán hàng của bạn
Những điều dưới đây là những cách mà bạn có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng bán hàng của bạn để có thể trở thành một chuyên gia bán hàng hiệu quả hơn:
- Tham gia vào buổi huấn luyện bán hàng: Có nhiều khóa học về bán hàng có ở cả online và trực tiếp mà có thể giúp bạn phát triển những kỹ năng bán hàng khác nhau. Bạn cũng có thể tham gia khóa học có chứng nhận để thêm chúng vào sơ yếu lý lịch của mình, điều này sẽ giúp tách bạn ra từ sự cạnh tranh khi tìm kiếm công việc.
- Làm việc với người hướng dẫn: Tìm và làm việc với người hướng dẫn là một cách tốt để phát triển kỹ năng bán hàng và nhận được đánh giá từ những kỹ năng mà bạn cần cải thiện. Bạn có thể tìm người hướng dẫn trong doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như là người quản lý hoặc một đồng nghiệp bán hàng thành công, hoặc tìm kiếm người hướng dẫn trong phạm vi làm việc của bạn.
- Luyện tập nhập vai: Nhập vai có thể sẽ giúp ích khi phát triển kỹ năng bán hàng. Hãy cân nhắc việc hỏi một người bạn hoặc đồng nghiệp để luyện tập là một khách hàng tiềm năng trong khi bạn hướng dẫn họ qua quá trình bán hàng. Thực hành kết hợp những thách thức chung mà bạn đối mặt trong vị trí bán hàng, chẳng hạn như vượt qua sự từ chối. Khi việc nhập vai đã hoàn tất, hãy hỏi về nhận xét cho phần thể hiện của bạn và luyện tập bất kỳ kỹ năng nào mà cần cải thiện.
———————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Đoàn Bảo Ngân
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đoàn Bảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82133
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com