11 Câu Hỏi Thường Gặp Về Công Ty Cũ Khi Nộp Đơn Xin Việc
Một số nhà tuyển dụng lại yêu cầu cung cấp thông tin về nơi làm việc trước đây, trong trường hợp này, bạn chỉ bỏ qua nếu có lý do phù hợp khi làm trái ý nhà tuyển dụng. Trước khi quyết định có nên đề cập thông tin liên hệ của quản lý cũ hay không, hãy cân nhắc rằng, điều này thể hiện sự tự tin vào kết quả làm việc trước đây của bạn và nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy ngay cả khi không liên hệ với quản lý trước đây.
Sự khác biệt giữa quản lý trước và nhà tuyển dụng hiện tại là gì?
Nếu đó là 2 công ty khác nhau, thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi về lý do nghỉ việc hay bị thôi việc của bạn.
Nếu bạn ứng tuyển vị trí khác cho công ty hiện tại, bạn vẫn nên thận trọng khi nộp đơn ứng tuyển. Nếu bạn nghĩ quản lý cũ có thể gây ấn tượng không tốt đến vị trí hiện ứng tuyển, hãy cân nhắc liên hệ họ nhé.
Có nên đính kèm thư giới thiệu từ quản lý cũ không?
Đây là một cách tuyệt vời để tạo ấn tượng khi nộp đơn xin việc. Việc quản lý cũ đánh giá cao tính cách và hiệu quả công việc của bạn cho thấy rằng bạn là một nhân viên tiềm năng cho vị trí ứng tuyển.
Tuy nhiên, không cần phải đính kèm thư giới thiệu trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu. Những lý do để bỏ qua phần này:
- Bạn cảm thấy không tích cực
- Bạn cảm thấy thư giới thiệu sẽ gây bất lợi cho công việc hiện tại
- Bạn biết nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với quản lý cũ của bạn, nên đính thư giới thiệu sẽ là thừa
Làm thế nào để đề cập các chỗ làm cũ của mình vào CV?
Cách cơ bản nhất là liệt kê tên các công ty theo thứ tự thời gian đổ lại. Theo đó, công ty gần nhất bạn làm sẽ được liệt kê đầu tiên, tiếp đến sẽ là các công ty trước đó. Ngoài việc liệt kê khoảng thời gian mà bạn đã làm, hãy chú ý đến các phần công việc liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển nhé.
Một cách khác là đề cập công việc liên quan nhất lên đầu. Bằng cách này, bạn có thể bỏ công việc gần đây nếu nó không có tính chất giống với công việc đang ứng tuyển.
Bạn nên làm gì nếu được yêu cầu cung cấp thông tin liên hệ của nơi làm việc gần đây?
Khi nhà tuyển dụng đề nghị việc này, hãy cân nhắc vì có thể nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội được nhận hoặc quản lý cũ sẽ không muốn bạn chia sẻ thông tin của mình.
Nếu họ đã đề nghị bạn không chia sẻ thông tin, hãy cho nhà tuyển dụng biết ngay khi được yêu cầu.
Bạn nên làm gì nếu quản lý cũ không muốn chia sẻ thông tin liên hệ?
Khi ứng tuyển công việc mới, họ có thể yêu cầu bạn không chia sẻ thông tin liên hệ của mình. Phổ biến nhất là vì lí do bảo mật, điều rất quan trọng đối với các công việc tư nhân, như làm cho hộ gia đình hay bảo mẫu toàn thời gian.
Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu thông tin liên hệ của quản lý trước, hãy cứ bỏ qua và chỉ đề cập khi được hỏi trực tiếp trong cuộc phỏng vấn nhé. Nếu họ yêu cầu, bạn có thể ghi chú những nơi không được nêu chi tiết thông tin.
Nếu bạn ứng tuyển công việc trong cùng lĩnh vực, nhà tuyển dụng có thể coi việc bảo mật thông tin của nơi làm việc trước đây là một tín hiệu tích cực. Cho thấy rằng quản lý trước đây có thể tin tưởng bạn không chia sẻ thông tin mật từ công việc trước, và rằng bạn cũng sẽ bảo mật thông tin của họ nếu họ nhận bạn cho vị trí này.
Bạn nên làm gì nếu nhà tuyển dụng muốn liên hệ với quản lý cũ của bạn?
Nếu bạn dự định cung cấp thông tin liên lạc của quản lý cũ, hãy trao đổi với họ trước khi đưa cho nhà tuyển dụng nhé. Việc báo trước sẽ cho họ thời gian để chuẩn bị cho cuộc gọi và thông báo trước rằng bạn có thể sẽ nghỉ việc nếu được nhận vào vị trí mới. Thông báo trước còn giúp bạn duy trì mối quan hệ nghề nghiệp tích cực với quản lý cũ của mình.
Làm gì để giúp quản lý cũ chuẩn bị cho cuộc gọi từ nhà tuyển dụng?
Nếu bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có khả năng sẽ liên hệ với quản lý trước, sẽ rất tốt nếu bạn chuẩn bị trước cho cuộc gọi này. Việc này còn quan trọng hơn nếu bạn hiện vẫn đang làm cho họ và vẫn chưa nói rằng mình đang tìm một công việc mới.
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với người mà bạn cung cấp thông tin liên hệ, bạn có thể đưa ra vài đề nghị đặc biệt khi họ được liên hệ. Hãy cho họ biết những kĩ năng hay tính cách nào được ưu tiên cho vị trí bạn đang ứng tuyển, như vậy, họ có thể thêm chúng vào những đánh giá họ cung cấp.
Bạn nên đề cập rằng thông tin liên lạc bạn cung cấp là của ai tại nơi làm việc cũ
Thông tin đầy đủ giúp họ cảm thấy được tôn trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm mới của bạn và có nhiều khả năng bạn sẽ nhận được lời giới thiệu tích cực.
Kiểm tra thông tin nhân sự tại nơi làm việc để biết thông tin đầy đủ của họ. Nếu không có tài liệu tham khảo, bạn có thể hỏi người giám sát trực tiếp hay quản lý bộ phận nhân sự.
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với cấp trên và nghĩ rằng họ sẽ nhận xét tích cực về mình, bạn có thể cung cấp thông tin liên lạc của họ rồi cho nhà tuyển dụng biết rằng họ có thể liên hệ với quản lý cũ. Còn nếu bạn không chắc về cách họ sẽ trả lời hay nghĩ rằng việc này sẽ không có lợi, hãy suy nghĩ việc cung cấp thông tin của bộ phận nhân sự nhé. Họ làm chuyên về các vấn đề tuyển dụng, vậy nên có thể cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào về việc làm của bạn.
——————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Phạm Hà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch Phạm Hà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=73183
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com