10 Điều Không Bao Giờ Nên Làm Trong Một Buổi Phỏng Vấn (Và Cách Để Tránh Những Điều Đó)
Cách để tránh điều này: Hãy đi đến địa điểm phỏng vấn nếu bạn có thể để tính toán thời gian và giao thông. Nếu bạn không đi được, hãy nhập địa chỉ vào Waze hoặc Google Maps tại thời điểm gần đúng mà bạn sẽ đi trong vài ngày để biết tình hình giao thông và mất bao lâu để bạn đến nơi. Luôn dành cho mình 15 phút thừa trong trường hợp giao thông bất thường.
3. Đừng bao giờ quên mang sơ yếu lý lịch (Hãy mang thêm bản sao!)
Người phỏng vấn bạn có thể đã có sẵn bản in sơ yếu lý lịch của bạn khi bạn đến, nhưng bạn vẫn cần phải chuẩn bị trong trường hợp họ yêu cầu một bản sao. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu một bản sao như một bài kiểm tra.
Nếu họ không in sơ yếu lý lịch trước khi bạn đến, thay vì để họ xem qua một loạt các ứng dụng kỹ thuật số hoặc chồng hồ sơ trên bàn, bạn có thể giao bản sao cho họ một cách đơn giản. Bạn cũng sẽ sẵn sàng nếu phải gặp bất kỳ thành viên nào khác trong nhóm.
Cách để tránh điều này: Đặt hồ sơ của bạn gọn gàng trong một tập hồ sơ và đóng gói vào đêm trước cuộc phỏng vấn.
4. Đừng bao giờ làm gián đoạn người phỏng vấn bạn
Các cuộc phỏng vấn có thể gây căng thẳng thần kinh khiến một số người tỏ ra quá nhiệt tình. Bất kể bạn hào hứng đến mức nào khi liệt kê những thành tích và ý tưởng của mình cho công ty — điều bạn nên làm vào một lúc nào đó — điều quan trọng là phải chăm chú lắng nghe và để ý đến những gì người phỏng vấn đang nói.
Cách để tránh điều này: Các buổi phỏng vấn tốt nhất thường diễn ra tự nhiên. Để làm như vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cẩn thận. Hãy dành một chút thời gian xử lý lời nói của họ trước khi trả lời để bạn có thể đưa ra một câu trả lời có ý nghĩa. Khi đến lượt bạn, hãy thoải mái chia sẻ bất kỳ ý kiến hoặc xem lại bất cứ điểm nào mà người phỏng vấn đưa ra, điều này sẽ giúp định vị bạn là một ứng viên hoàn hảo.
5. Đừng bao giờ ăn mặc xuề xoà
Đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó? Bìa sách của bạn rất có thể luôn bị đánh giá khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn. Đó là lý do tại sao việc ăn mặc chuyên nghiệp bất kể quy định về trang phục của tổ chức sẽ đảm bảo cách tiếp cận “cẩn tắc vô áy náy” tốt hơn. Đúng vậy, ngay cả việc ăn mặc xuề xòa cho cuộc phỏng vấn tại một công ty không quy định trang phục lịch sự vẫn có thể khiến người khác khó chịu. Người phỏng vấn bạn có thể đang đi giày thể thao và quần leggings, nhưng họ đã có công việc rồi — còn bạn thì không!
Cách để tránh điều này: Đối với những công ty có quy định nghiêm ngặt về trang phục, bạn sẽ không thể mắc sai lầm nếu mặc quần thường / chân váy, áo sơ mi cài cúc và áo khoác ngoài. Nếu các công ty giản dị hơn một chút, hãy chọn trang phục công sở bình thường. Sử dụng tạp chí Who What Wear và Refinery29 để có những ý tưởng trang phục phù hợp trước ngày trọng đại.
6. Đừng bao giờ đeo kính râm trên đầu
Bây giờ mùa hè đã có ảnh hưởng, bạn có thể diện những chiếc kính râm thể thao mỗi ngày. Theo thói quen tự nhiên, hầu hết mọi người đều đẩy kính lên trên đầu một cách vô thức khi ra khỏi nắng. Đừng mắc phải sai lầm này. Tương tự như việc ăn mặc xuề xòa, nó sẽ tạo ra ấn tượng rằng bạn không trau chuốt kỹ lưỡng hoặc không coi trọng cuộc phỏng vấn này.
Cách để tránh điều này: Để kính râm ở nhà hoặc trong xe của bạn.
7. Đừng bao giờ quên tắt điện thoại và đồng hồ thông minh (Vì đây là năm 2019)
Đặt điện thoại hoặc đồng hồ thông minh của bạn ở chế độ rung sẽ không đủ vì thiết bị phát ra tiếng ồn có thể gây mất tập trung. Bạn sẽ phải xin lỗi khi đang lục trong túi để tắt tiếng điện thoại hoặc liên tục nhìn xuống đồng hồ khi thông báo xuất hiện. Bất kỳ loại gián đoạn không cần thiết nào đều gây mất tập trung và có thể khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và thiếu chuẩn bị. Khi lựa chọn giữa hai ứng cử viên gần như hoàn hảo, loại sự cố này có thể là lý do khiến bạn không được nhận.
Cách để tránh điều này: Tắt hoàn toàn điện thoại hoặc đồng hồ trước khi vào văn phòng và để trong túi xách.
8. Đừng bao giờ ngừng giao tiếp bằng mắt
Duy trì giao tiếp bằng mắt nhất quán trong suốt cuộc phỏng vấn khiến bạn trông tự tin, chỉn chu và đáng tin cậy. Người ta tin rằng việc tránh giao tiếp bằng mắt trong khi trò chuyện có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị ngắt kết nối hoặc không hứng thú với cuộc trò chuyện, hoặc có thể đang nói dối. Bạn có thể có những cảm giác bồn chồn khi phỏng vấn thông thường, nhưng hành động của bạn có thể được hiểu theo cách khác nếu bạn nhìn chằm chằm lên trần nhà, nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn xuống sàn nhà.
Cách để tránh điều này: Luyện tập các cuộc phỏng vấn giả với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Yêu cầu họ để ý xem bạn có thường xuyên di chuyển mắt trong suốt cuộc trò chuyện hay không. Ghi lại bản thân bằng máy ảnh để có thể tìm ra và sửa chữa bất kỳ thói quen phỏng vấn xấu nào.
9. Đừng bao giờ bước vào với đồ uống
Đừng bước vào cuộc phỏng vấn với đồ uống, trừ khi nó diễn ra trong một quán cà phê. Điều này thể hiện sự thiếu lễ nghi kinh doanh, có thể gây mất tập trung và để lại ấn tượng không tốt.
Cách để tránh điều này: Bạn nên uống nước trước buổi phỏng vấn.
10. Đừng bao giờ có biểu hiện tiêu cực
Cho dù bạn đang có một ngày tồi tệ do điều gì đó ngoài tầm kiểm soát hay đang mắc phải hội chứng kẻ mạo danh, đừng mang nó vào buổi phỏng vấn. Ai cũng có lúc tự tiêu cực nhưng đừng phá hoại thành công của chính bạn. Thái độ tiêu cực có thể dễ dàng bị phát hiện và mọi người từ lễ tân đến giám đốc điều hành sẽ đánh giá sự thể hiện của bạn trong giai đoạn trước khi tuyển dụng.
Cách để tránh điều này: Bạn đã đến được cuộc phỏng vấn, phải không? Vậy rõ ràng bạn đã gây ấn tượng với họ. Hãy sử dụng sự tự tin đó, dành vài phút để thiền và tỉnh táo trước khi bước vào cuộc phỏng vấn nếu cần. Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những lời khẳng định tích cực. Bạn làm được điều này — hãy là con người thật, tự tin của bạn.
Bây giờ bạn đã chuẩn bị kỹ càng về những điều cần tránh, hãy nhớ rằng bạn nhận được yêu cầu phỏng vấn là có lý do. Nhà tuyển dụng tiềm năng tin tưởng rằng bạn thực sự ấn tượng như trên giấy tờ, nhưng bạn cần phải chứng minh là họ đúng. Một ứng viên háo hức có thể dễ dàng bỏ qua những điểm đáng chú ý nói trên nhưng không có kinh nghiệm hay học vấn nào có thể bù đắp cho những sai lầm nghiêm trọng này. Hãy chắc chắn kiểm tra kỹ danh sách của chúng tôi trước khi phỏng vấn và duy trì sự tích cực.
Chúc bạn may mắn!
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
• Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/10-things-you-should-never-do-in-an-interview-and-how-to-avoid-it
• Người dịch: Lương Phương Thảo
• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lương Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=85902
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com