Trợ Lý Thường Trú Là Gì Và Cần Những Kỹ Năng Nào?
?Trợ lý thường trú làm những công việc gì?
Trợ lý thường trú chịu trách nhiệm phục vụ các nhu cầu của bệnh nhân sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn và hưu trí. Họ giúp đỡ các bệnh nhân bị bệnh mãn tính, tàn tật và kém tự chủ trong các hoạt động hằng ngày như tắm rửa, đi vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo hay giặt giũ. Bên cạnh đó, họ cũng giúp đỡ các việc khác chẳng hạn như vận động cơ thể hay các hoạt động xã hội và giải trí. Trợ lý thường trú còn có các nhiệm vụ và trách nhiệm khác dưới đây:- Lưu giữ tất cả các dữ liệu chăm sóc theo chính sách của công ty và hồ sơ chăm sóc kiểm toán để đảm bảo tính chính xác
- Đáp ứng các vấn đề y tế hoặc an toàn khi cần thiết
- Thông báo bất cứ vấn đề nào của cư dân tới người nhà của họ
- Đảm bảo tất cả cư dân dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Dẫn dắt các hoạt động hàng ngày của cá nhân hoặc theo nhóm để giải trí
?Yêu cầu về trợ lý nội trú
Dưới đây là các tiêu chuẩn yêu cầu cơ bản của một trợ lý thường trú: Giáo dục- Trợ lý điều dưỡng được chứng nhận (CNA)
Đây là loại chứng chỉ do tiểu bang ban hành và được trao cho các cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thực tiễn cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế dưới sự hướng dẫn của một y tá đã đăng ký. Để nhận được chứng chỉ này, ứng viên bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng cấp tương đương, trải qua chương trình đào tạo trợ lý điều dưỡng và vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ CNA.
- Trợ lý y tế được chứng nhận (CMA)
Về cơ bản, chứng chỉ này thể hiện rằng cá nhân đó đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Hội đồng Chứng nhận của Hiệp hội Hỗ trợ Y tế Hoa Kỳ. Để đủ điều kiện tham gia kỳ kiểm tra CMA, ứng viên phải hoàn thành chương trình hỗ trợ y tế chính thức từ một trường được Cục Kiểm định các Trường Giáo dục Y tế hoặc Ủy ban Công nhận các Chương trình Giáo dục Sức khỏe Đồng minh công nhận. Ngoài ra, chứng chỉ CMA có hiệu lực trong năm năm, sau đó các cá nhân sẽ cần phải thực hiện một kỳ kiểm tra khác để duy trì chứng chỉ đó.
- Chứng nhận Chương trình Đánh giá Y tá Quốc gia (NNAAP)
Đây là chứng nhận được cung cấp bởi Hội đồng Quốc gia của Hội đồng Điều dưỡng Tiểu bang (NCSBN) và cũng là chương trình kiểm tra chứng chỉ lớn nhất dành cho các trợ lý y tá ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, để đạt được chỉ định NNAAP, các ứng cử viên phải vượt qua bài kiểm tra viết và nói, cũng như bài kiểm tra đánh giá kỹ năng.
- Kiểm tra Chứng nhận Trợ giúp Thuốc (MACE)
Cũng giống như NNAAP, MACE được cung cấp bởi NCSBN. Loại chứng chỉ này dành cho các trợ lý điều dưỡng muốn có được chỉ định Trợ giúp Thuốc được Chứng nhận. Về cơ bản, kỳ thi bao gồm tổng cộng 4 phần: quan sát, chăm sóc và báo cáo, đo lường và khái niệm thuốc, quản lý thuốc và các nhiệm vụ được ủy quyền. Để đủ điều kiện tham dự kỳ thi, ứng viên phải có bằng tốt nghiệp trung học hoặc GED tương đương, cũng như có kinh nghiệm lâm sàng và đứng lớp.
Kỹ năng
Thực tế, trợ lý thường trú cần một số kỹ năng cứng và mềm để thành công trong công việc. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản cần có:
- Giao tiếp: Trợ lý thường trú phải có khả năng lắng nghe và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Cụ thể, họ phải thật thành thạo và nhạy bén trong việc truyền đạt nhu cầu của khách hàng cho các tổ chức có thể giúp họ.
- Tổ chức: Trợ lý thường trú thường làm việc với nhiều khách hàng khác nhau và hoàn thành các thủ tục giấy tờ thường xuyên. Họ phải được tổ chức để đảm bảo rằng khách hàng của họ đang nhận được sự hỗ trợ cần thiết và các thủ tục giấy tờ được nộp đúng cách.
- Lòng trắc ẩn: Trợ lý thường trú thường làm việc với những khách hàng đang ở trong hoàn cảnh căng thẳng và khó khăn. Để xây dựng mối quan hệ lâu dài, họ cần phải có sự đồng cảm và lòng nhân ái đối với khách hàng của mình.
- Kỹ năng giao tiếp: Trợ lý thường trú cũng phải giỏi trong việc làm cho khách hàng của họ cảm thấy thoải mái trong khi thảo luận về các chủ đề nhạy cảm.
- Giải quyết vấn đề: Trợ lý thường trú phải nhạy bén trong việc giúp khách hàng tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ. Họ phải có khả năng xác định nhu cầu của khách hàng và đề xuất các hướng giải quyết thiết thực.
- Quản lý thời gian: Trợ lý thường trú phải có thể quản lý thời gian của họ một cách hiệu quả để đảm bảo rằng khách hàng của họ đang nhận được sự quan tâm và chăm sóc kịp thời.
?Môi trường làm việc của trợ lý thường trú
Về cơ bản, trợ lý thường trú thường làm trong các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt với người cao tuổi hoặc người khuyết tật. Nơi làm việc của họ có thể là một phần của các cơ sở điều dưỡng, viện dưỡng lão hoặc cộng đồng hưu trí. Trợ lý thường trú có thể làm việc trong giờ hành chính, qua đêm hoặc vào cuối tuần, và họ cũng có thể làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Bởi vì các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt cung cấp dịch vụ chăm sóc 24 giờ cho bệnh nhân, một số trợ lý thường trú có thể cần phải linh hoạt và có thể làm việc ngoài giờ nếu cần bảo hiểm bổ sung.
?Làm thế nào để trở thành trợ lý thường trú?
Dưới đây là các bước phổ biến và cơ bản nhất cần thực hiện để trở thành một trợ lý thường trú:
1. Nhận được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
Một tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là yêu cầu giáo dục tối thiểu để trở thành trợ lý thường trú. Các cá nhân có thể tham gia các khóa học về xã hội học, toán học, hóa học và sinh học khi còn học trung học để làm hành trang chuẩn bị bước vào nghề này. Ngoài ra, một số trường cao đẳng cộng đồng cung cấp các chương trình trong đó sinh viên có thể tham gia các khóa học CNA trong khi lấy bằng tốt nghiệp.
2. Hoàn thành một chương trình đào tạo
Các trợ lý thường trú triển vọng có thể phát triển các kỹ năng của họ để làm việc trong lĩnh vực này bằng cách hoàn thành chương trình đào tạo trợ lý thường trú được chứng nhận, bao gồm cả việc học trên lớp và thực hành lâm sàng có giám sát. Chương trình này đào tạo mỗi cá nhân về cách kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, giám sát dinh dưỡng, giao tiếp với bệnh nhân và thực hiện các biện pháp an toàn để khống chế bệnh tật. Một số cơ sở dưỡng lão có thể cung cấp đào tạo tại chỗ, trong đó các trợ lý thường trú có nguyện vọng có thể nhận được hướng dẫn trong môi trường lớp học hoặc học hỏi từ một trợ lý nội trú có kinh nghiệm hoặc y tá được cấp phép.
3. Đạt được chứng chỉ
Thông thường, hầu hết các tiểu bang yêu cầu trợ lý thường trú làm việc trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn phải có giấy phép CNA. Tuy nhiên, đây không phải là chứng chỉ duy nhất có sẵn. Bên cạnh chỉ định CNA, các trợ lý thường trú cũng có thể có được các giấy phép khác, chẳng hạn như thông tin xác thực về Trợ lý Thuốc đã Đăng ký Được Chứng nhận. Ngoài ra, có được nhiều giấy phép có thể nâng cao triển vọng nghề nghiệp của trợ lý thường trú bằng cách thiết lập các kỹ năng của họ trong lĩnh vực này.
4. Kiếm được bằng cử nhân để thăng tiến trong sự nghiệp
Một số trợ lý thường trú trở thành trợ lý y tế, y tá có đăng ký hoặc y tá thực hành được cấp phép. Trợ lý thường trú có thể lấy bằng cử nhân điều dưỡng hoặc bằng Cao đẳng Khoa học Ứng dụng trong Điều dưỡng để có thêm cơ hội nghề nghiệp.
?Ví dụ về mô tả công việc trợ lý thường trú
Howard of Concord là một cộng đồng xinh đẹp ở Concord, NC, điều hành một cơ sở sinh hoạt dân cư cao cấp gồm 100 đơn vị. Chúng tôi cam kết mang đến khách hàng của mình trải nghiệm trọn vẹn nhất. Hiện tại, chúng tôi đang tìm kiếm một trợ lý thường trú có kinh nghiệm để tham gia vào nhóm. Ứng viên xuất sắc sẽ có cơ hội giao lưu với khách hàng của chúng tôi và đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang tìm kiếm một cá nhân tự chủ có thể chủ động phát triển các chương trình mới cho khách hàng và hợp tác làm việc với các nhân viên còn lại để đảm bảo tất cả khách hàng đều nhận được sự chăm sóc thích hợp.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Vũ Thị Thanh Thuý
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vũ Thị Thanh Thuý – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=97471
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com