Tôi Thà Thừa Nhận Việc Dễ Bị Tổn Thương, Còn Hơn Đóng Giả Kẻ Hoàn Hảo
Giọng nói trong đầu tôi lúc ấy (đến giờ, đôi khi nó vẫn xuất hiện) cứ luôn hằn học. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều giống như bị xâm nhập vào suy nghĩ bởi những người ở vùng Viking, với mục đích sẽ hủy hoại sự tồn tại của tôi. Những suy nghĩ đó đã để lại những vết sẹo, nếu bạn có thể nhìn thấy chúng, chúng sẽ như vết thương trên những cánh tay sắp đứt lìa vì chiến đấu.
Giọng nói trong đầu tôi là một lời nhắc nhở rằng tôi sẽ không bao giờ làm được việc gì khiến bố mẹ tự hào. Thật dễ dàng hơn khi không làm bất cứ việc gì, để mọi người không trông đợi gì vào tôi. Tôi không cảm thấy mình trở nên ngu ngốc nếu như tôi không cố gắng, vì thế nó khiến tôi trở nên dễ chịu hơn với cuộc sống thực tế.
Giờ đây, tôi đã tốt nghiệp cấp 3 và chuẩn bị vào đại học, nhưng cuộc sống tôi lại dần trở nên rối loạn. Tình yêu của tôi đối với việc say xỉn bởi rượu Sailor Jerry rum đã trở thành liều thuốc hoàn hảo để đối đầu với tâm trí hỗn loạn khó hiểu của tôi.
Tôi lại quay về với việc bỏ ngơ việc điều trị “vết thương” này. Những suy nghĩ chống lại tôi vẫn đang tiếp tục hiện hữu.
Tôi không có ánh nhìn sâu sắc về những gì tôi đã trải qua, bởi tôi không ở trong trạng thái sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của mình.
Vào thời điểm đó, những vấn để của tôi đã trở thành gánh nặng đối với những người xung quanh, vì tôi quá khép mình trong việc bày tỏ những khó khăn của tôi với họ. Tôi “đốt cháy” các mối quan hệ xung quanh thành “một đống lửa”. Tôi không biết làm thế nào để trở nên cởi mở với những người xung quanh, vì tôi thậm chí còn không biết cách mở lòng với chính mình.
Khi vết thương trong lòng tôi đã được xác định thông qua các phương pháp trị liệu tâm lí, tôi đã có thể ngăn chúng lan ra những suy nghĩ và hành động của tôi. Sự yếu đuối đã cứu mạng tôi. Tôi chắc chắn rằng nếu không có sự giúp đỡ, tôi sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay.
Chúng ta quên rằng, sự tồn tại của chính mình phụ thuộc vào việc chúng ta có dễ bị tổn thương hay không. Tác giả Brad Stulberg đã đề cập đến điều này trong cuốn sách của ông, The Practice of Groundedness. Ông ấy đã viết: “Tổ tiên của chúng ta, những người đã sống sót, không phải là người mạnh nhất theo tiêu chuẩn truyền thống. Mà những người sống sót chính là những người có khả năng chia sẻ điểm yếu của mình để có thể cùng nhau khắc phục, và từ đó họ nương tựa lẫn nhau.”
Nếu như tôi không chia sẻ những gì tôi đã trải qua, bạn có cơ hội nhìn thấy và đọc bài viết này không? Chắc là không nhỉ. Nó sẽ chỉ là một mảnh tơ mềm ôm lấy sự tổn thương của bạn mà thôi.
Không có sự mở lòng, sẽ không có tình yêu và sự kết nối.
Nếu như không có sự mở lòng, bạn và tôi sẽ không thể chia sẻ những khoảnh khắc quý giá này.
Nếu như không có sự mở lòng, bạn và tôi sẽ không thể cùng nhau chữa lành và cùng nhau phát triển.
Những ý nghĩ về việc dễ bị tổn thương khiến chúng ta đều né tránh và sợ hãi. Không một ai muốn bị người khác cho là yếu kém, hay thừa nhận những khuyết điểm của bản thân. Chúng tôi sợ rằng, những con sư tử trên mặt đất sẽ nhận ra khuyết điểm của chúng tôi, và tấn công vào đó để tiêu diệt từng người một.
Ngoại trừ việc tôi chưa bao giờ bị động vật hoang dã cắn khi tôi yêu cầu giúp đỡ, hay khi nhận trách nhiệm về một lỗi sai nào đó, thì việc đó thật sự có tác dụng ngược lại. Thông qua khả năng viết lách và bản chất dễ bị tổn thương của mình, tôi đã kết nối được với nhiều người trên khắp các châu lục trên Trái Đất.
Tôi không thể tiếp tục giả vờ rằng các “yếu đuối” của tôi là của riêng mình tôi, khi mọi người nhận thấy rằng tôi đang trải qua những gì mà họ đang đối mặt.
Suy nghĩ này được ủng hộ bởi một nghiên cứu từ Đại học Mannheim tại Đức, nghiên cứu này đã được trích dẫn trong cuốn sách của ông Stulberg.
Ông ấy nói rằng: “Họ liên tục nhận thấy rằng người chia sẻ luôn cảm thấy rằng bản chất dễ bị tổn thương của họ sẽ bị coi là yếu đuối, tiêu cực. Nhưng người lắng nghe những chia sẻ ấy lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại: người chia sẻ càng dễ bị tổn thương, thì họ sẽ càng có can đảm nhìn nhận bản thân họ hơn. Người lắng nghe xem việc dễ bị tổn thương là một đặc điểm tích cực ở một con người.”
Và tôi nghĩ, đây là lí do tại sao rất nhiều người trong chúng ta vẫn luôn cảm thấy bế tắc. Chúng ta đã quá lo lắng, nghĩ ngợi về những gì người khác sẽ nghĩ khi chúng ta mở lòng, điều đó khiến chúng ta mất đi cơ hội kết nối với những người xung quanh.
Khi chúng ta cảm thấy bản thân phải trở nên hoàn hảo, chúng ta sẽ không thể phát triển, bởi vì chúng ta không dám thành thật với bản thân về những khó khăn mình đang gặp phải. Cuộc sống của tôi đã không thể thay đổi, nếu tôi vẫn tiếp tục phủ nhận việc lạm dụng chất kích thích và tiệc tùng là một biện pháp hay để thoát khỏi chứng trầm cảm.
Khi bạn tiếp tục ảo tưởng về sự hoàn hảo của bản thân thay vì nhìn nhận những tổn thương, bạn sẽ trở thành một phiên bản “kém cỏi” nhất của mình.
Nơi đầu tiên bạn có thể cởi bỏ lớp áo giáp của mình chính là khi bạn quan sát chăm chú vào ảnh phản chiếu của mình trong gương.
Bạn có sẵn sàng chịu tổn thương khi bị người khác nhìn chằm chằm không?
Bạn có sẵn sàng thừa nhận rằng cuộc sống sẽ không diễn ra như cách bạn mong muốn?
Bạn có can đảm gạt bỏ hết những phán xét về mình sang một bên để tìm kiếm sự giúp đỡ?
Tất cả chúng ta đều muốn thay đổi, nhưng chúng ta có sẵn sàng đưa ra những quyết định dẫn đến sự thay đổi đó không?
Những câu hỏi trên có vai trò quan trọng trong việc tác động đến tính chất cốt lõi trong con người bạn, và đưa bạn ra khỏi đống hỗn độn mà bạn phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Việc từ bỏ những câu chuyện không còn phục tùng bạn nữa – những câu chuyện về con người mà bạn cần phải trở thành, những điều bạn cần làm để có được hạnh phúc.
Tôi không cần phải đạt được những thành tựu rực rỡ, hay lái một chiếc xe thể thao mà ai cũng mong muốn, để nhận được tình yêu từ bố mẹ. Tôi không cần phải làm bất cứ điều gì chỉ để cho cả thế giới thấy được tầm quan trọng của tôi. Tôi đặt mình vào nỗi tổn thương, thay vì một hình ảnh hoàn hảo, để tôi có thể thể hiện con người thật của chính mình và tạo nên những giá trị riêng của bản thân – không hề hoàn hảo.
Cố gắng trở thành một người nào đó không phải mình là một việc mệt mỏi và phí hoài thời gian. Chưa kể, nó hoàn toàn trái ngược với những gì bạn muốn thể hiện. Nếu như tính cách dễ bị tổn thương mang lại cho bạn sức mạnh để kết nối, dẫn dắt và phát triển bản thân, điều đó là hoàn toàn đúng. Thiếu mất điểm yếu, bạn sẽ bị mất đi những sự kết nối, bạn sẽ là một kẻ lừa đảo mãi mãi bị mắc kẹt trong một phiên bản mong manh vì cái tôi dễ bị tổn thương của chính bạn.
Đặt tên cho những thứ bạn đang phải đối mặt sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt chúng hơn. Vì thế, hãy biết rằng, bạn có thể đang giả vờ hoàn hảo để né tránh việc thừa nhận bản thân đang gặp khó khăn và luôn dễ bị tổn thương. Sự lựa chọn để đón nhận sự tổn thương có thể là quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ từng thực hiện trong đời. Nên nhớ rằng, nó chỉ giúp bạn tự tin hơn để đối mặt với bất cứ khó khăn nào và sẵn sàng vượt qua chúng.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/why-id-rather-be-vulnerable-with-people-than-pretend-im-perfect.html
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77691
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com