Tại Sao Bạn Hiểu Sai Về Khái Niệm Của Sự Thất Bại
?Thất bại thực sự nghĩa là gì?
Thật không may, một xu hướng ngày càng tăng trong xã hội là tránh những cảm giác tiêu cực dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là đối với bản thân chúng ta. Nếu có điều gì đó không ổn trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ nhìn vào người khác như một nguyên nhân. Chúng ta tránh chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình bởi vì chúng ta không muốn cảm thấy mình đã “sai lầm”. Đổ lỗi cho một tình trạng bệnh, tình trạng rối loạn, tình trạng kinh tế xã hội và những người khác, khiến ta cảm thấy tốt hơn là thừa nhận với bản thân rằng chúng ta đã lựa chọn sai. Thất bại đã trở thành một nghịch lý. Chúng ta tránh thừa nhận mình thất bại bởi vì chúng ta không muốn cảm thấy tồi tệ về bản thân, do đó chúng ta cảm thấy thất bại là một điểm yếu. Sự thật là, thất bại rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và thành công. Vì vậy, chúng ta cần hiểu tại sao chúng ta lại thất bại và làm thế nào chúng ta có thể sử dụng thất bại đó thành lợi thế của mình.?Phá vỡ thất bại
?Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: mục tiêu của bạn là gì?
Một mục tiêu được xác định rõ ràng là điều quan trọng để thành công. Một vấn đề mà ta thấy là nhiều người không xác định rõ mục tiêu của mình. Các mục tiêu mơ hồ hoặc đơn giản sẽ có rất ít cơ hội thành công, vì sẽ có rất ít động lực để theo đuổi chúng. Giảm cân là một ví dụ hoàn hảo. Mục tiêu “Tôi muốn giảm 30 cân” bị giới hạn vì không có khung thời gian nào được thiết lập. Ngoài ra, không có kế hoạch, không có chi tiết về việc số cân này sẽ giảm như thế nào. Mục tiêu tốt hơn sẽ là, “Tôi muốn giảm 30 cân trong 4 tháng bằng cách đi bộ sau bữa tối 5 ngày một tuần và kiềm chế bản thân ăn ba ngọt mỗi tuần”. Mục tiêu này được xác định rõ hơn, sẽ dễ dàng theo dõi hơn.?Câu hỏi tiếp theo cần hỏi là: mục tiêu của bạn có thực tế không?
Chúng ta thường đưa ra những mục tiêu không thực tế bởi vì chúng ta không đặt đủ tâm trí vào chúng. Đây là lý do tại sao xác định đúng mục tiêu của bạn là rất quan trọng. Nếu mục tiêu của tôi là giảm 30 cân trong hai tuần, thì điều này là không thực tế và không tốt cho sức khỏe. Khi thất bại trước một mục tiêu không thực tế, chúng ta bị cám dỗ để đánh gục bản thân và ngừng nỗ lực trong tương lai.?Tiếp theo, bạn cần phân tích sự thất bại bằng cách xác định mức độ kiểm soát trực tiếp mà bạn sở hữu.
Thường trong cuộc sống, có những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Sự suy thoái của nền kinh tế có thể hủy hoại mục tiêu và ước mơ của nhiều người, bất kể việc lập kế hoạch. Bằng cách hỏi bạn có bao nhiêu quyền kiểm soát, bạn sẽ có ý tưởng về những quyết định bạn đã thực hiện. Đôi khi, sự lựa chọn của bạn bị giới hạn. Trong ví dụ của chúng ta ở trên, nếu ta muốn giảm 30 cân trong 5 tháng nhưng không thành công, tôi cần phân tích những gì tôi đã ăn và mức độ kiểm soát của tôi đối với các lựa chọn ăn uống của mình. Nếu ta sống trong một cộng đồng được định dưỡng và không thể lựa chọn thức ăn, thì ta cần phải điều chỉnh mục tiêu của mình cho phù hợp. Tập trung nhiều hơn vào những thứ bạn có thể thay đổi sẽ tạo ra một mục tiêu thực tế hơn và có thể đạt được.?Xin lời khuyên của người khác là một bước quan trọng tiếp theo.
Nhiều người đã thành công với nhiều mục tiêu. Nếu họ có thể thành công, tại sao bạn lại không thể? Yêu cầu giúp đỡ là rất quan trọng để trở nên thành công. Nếu bạn cảm thấy mình không thể nhờ vả người khác vì đó là một điểm yếu, thì bạn cần phải đưa ra lựa chọn, niềm tự trọng hay mục tiêu của mình. Trở nên thành công có nghĩa là bạn sẽ phải hy sinh lòng kiêu hãnh của mình.?Cuối cùng, kiến tạo lại mục tiêu của bạn với kiến thức bạn hiện có.
Bạn đã thất bại trong một mục tiêu, nhưng bây giờ bạn có một thứ mà trước đây bạn chưa có: kinh nghiệm. Bạn biết nhiều hơn về thành công trông như thế nào vì bạn đã thấy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thành công. Xác định lại mục tiêu của bạn với trải nghiệm này và bắt đầu lại. Đừng ngại thay đổi mục tiêu hoặc kế hoạch của mình. Mục tiêu tốt cho phép sự thay đổi và không phải là sự tuyệt đối. Bằng cách phá vỡ sự thất bại và xác định lý do tại sao bạn thất bại, bạn sẽ hiểu thêm về bản thân trong quá trình này.?Chấm dứt kỳ thị về thất bại
Trong tâm trí của chính mình, bạn cần phải chấm dứt sự kỳ thị về sự thất bại. Bạn không thể nghĩ rằng thất bại sẽ không xảy ra với mình. Nó sẽ. Nó đã xảy ra. Không ai thành công 100% trong tất cả những gì họ làm. Trong thực tế, hầu hết thường thất bại. Đừng cá nhân hóa thất bại như một cái gì đó sai về bạn. Bạn không bị thất bại nếu bạn thất bại trong một nhiệm vụ. Bạn sẽ thất bại nếu lấy thất bại này làm cái cớ để trốn tránh.
Là một nhà trị liệu, tôi làm việc với các thanh thiếu niên, hầu hết mắc chứng nghiện công nghệ. Nhiều người trong số họ sợ hãi về tương lai của mình và không biết họ muốn làm gì cho sự nghiệp. Nhiều người nói với tôi rằng họ sợ rằng họ sẽ “lựa chọn sai”, hoặc sẽ “thất bại”. Thay vì giải quyết nỗi sợ hãi này, họ rơi vào trạng thái nghiện ngập để tránh phải lựa chọn. Họ càng trì hoãn việc đưa ra lựa chọn, họ càng có thể trì hoãn cảm giác thất bại. Khi điều trị cho họ, tôi cố gắng thay đổi định nghĩa của họ về sự thất bại.
?Đôi khi, bạn sẽ đưa ra một quyết định không chính xác.
Điều này không có nghĩa là bạn là một người xấu hay là một “kẻ thất bại”. Đôi khi, bạn không có tất cả các dữ kiện. Sự kỳ thị về thất bại đang khiến thế hệ trẻ của chúng ta phải trả giá rất nhiều.
Vậy, bạn đã thất bại. Vậy là được rồi. Tôi cũng đã thất bại. Tôi đã thất bại rất nhiều lần đến nỗi tôi không nhớ hết. Đừng để những vấn đề về lòng tự trọng hay sự kiêu hãnh khiến bạn đau khổ vì thất bại. Những người thành công không ngồi đó và nghĩ rằng họ là những người tồi tệ hoặc xấu vì đã thất bại ở một điều gì đó. Những người thành công đang lên kế hoạch cho công việc kinh doanh tiếp theo của họ. Câu hỏi là tại sao bạn không thể?
?Thành công = Thất bại
Nhìn bề ngoài, điều này không có ý nghĩa. Làm sao mà thành công = thất bại? Họ đối lập nhau, phải không? Tốt hơn là hiểu nó nghĩa là thất bại dẫn đến thành công. Không có thất bại, song, thành công cũng chẳng tồn tại.
?Tại sao? Thất bại là một nguồn kinh nghiệm.
Mọi thứ chúng ta trải qua đều có giá trị. Nỗi đau có giá trị vì nó thông báo cho chúng ta về một vấn đề. Lo lắng có giá trị vì nó cảnh báo chúng ta về nguy hiểm. Tại sao thất bại không thể có giá trị?
Hãy tự hỏi bản thân điều này: bạn học được gì nhiều nhất, từ thành công hay thất bại? Hầu hết học hỏi từ thất bại nhiều hơn bởi vì thất bại gây đau đớn nhiều hơn là thành công mang lại cảm giác tốt. Vì chúng ta muốn tránh đau đớn, chúng ta muốn tránh thất bại, vì vậy chúng ta học hỏi nhiều hơn từ nó. Đây là một cảm giác tự nhiên. Vì vậy, tất cả những gì bạn làm, đặc biệt là những thất bại, hãy học hỏi từ chúng, và theo thời gian, thành công của bạn sẽ lớn hơn.
?Everyday Power
Thất bại là một phần đau khổ của cuộc sống. Chúng ta không thể tránh nó. Chỉ cần bạn còn sống, sẽ có lúc bạn thất bại. Đây không phải là điều gì đó để cảm thấy tội lỗi. Đây là điều cần học hỏi. Nếu bạn có con, đừng sợ chúng thất bại. Một đứa trẻ khỏe mạnh cần có một số lượng nhất định sự thất bại, để học cách phản ứng với nó. Cách bạn phản ứng với thất bại cũng sẽ là một hình mẫu cho những người khác. Bằng cách phá vỡ lý do tại sao chúng ta thất bại, và bằng cách chấm dứt sự kỳ thị về thất bại, chúng ta sẽ trở nên thành công hơn trong cuộc sống và kiểm soát tốt hơn con người của chúng ta.
___________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Hà Phương Anh
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hà Phương Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71098
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com