Quản Lý Chăm Sóc Khách Hàng Cần Những Kỹ Năng Gì?
?Một nhà quản lý chăm sóc khách hàng làm những việc gì?
Công việc của một quản lý chăm sóc khách hàng là làm việc thường xuyên với khách hàng để cập nhật tình hình của dự án. Họ chủ yếu chịu trách nhiệm chính trong quan hệ giữa công ty và khách hàng. Các nhà quản lý phải duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp giữa khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Công việc của những nhà quản lý chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ tăng trưởng doanh thu Nhiệm vụ của các nhà quản lý chăm sóc khách hàng là khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để tăng doanh thu. Điều này bao gồm việc thông báo với khách hàng để tăng gói dịch vụ hàng tháng hoặc thuyết phục khách hàng mới ký hợp đồng.Sắp xếp các buổi gặp mặt với khách hàng.
Nhiều quản lý chăm sóc khách hàng có thể gặp mặt trực tiếp khách hàng. Họ chịu trách nhiệm sắp xếp và quản lý cuộc hẹn trên lịch hàng ngày. Họ cũng cần gửi nhắc nhở lịch họp cho khách hàng để chắc chắn rằng cuộc họp sẽ diễn ra.
Làm việc với nhiều phòng ban khác
Nhà quản lý dịch vụ khách hàng sẽ cùng làm việc với các phòng ban khác để phát triển và đưa ra chiến lược cho mục tiêu nhằm giữ chân khách hàng. Họ cũng thường lên ý tưởng để cải thiện độ hài lòng của khách hàng từ những phản hồi.
?Yêu cầu dành cho quản lý chăm sóc khách hàng
Dưới đây là một vài yêu cầu cần thiết dành cho quản lý chăm sóc khách hàng:
Trình độ học vấn
Một quản lý chăm sóc khách hàng cần tốt nghiệp cấp 3 hoặc tương đương. Một vài nhà tuyển dụng yêu cầu bằng cử nhân trong các ngành có liên quan chằng hạn như quản lý thông tin, marketing hoặc kinh doanh. Những loại bằng này phải bao gồm chương trình thực tập, điều mà thí sinh sẽ có nhiều lợi thế khi đi xin việc nếu họ có kinh nghiệm.
Chương trình đào tạo
Nhân viên mới sẽ được training tại chỗ và có vài có vài tuần hoặc vài tháng để chuẩn bị. Tuy nhiên, có nhiều công ty chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Việc này bao gồm làm việc với tư cách là đại diện chăm sóc khách hàng hoặc cộng tác viên chăm sóc khách hàng vì vậy họ hiểu được nhiệm vụ công việc. Một số nhà tuyển dụng có thể sẽ yêu cầu ứng viên có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong vị trí quản lý
Các chứng nhận
Luôn luôn có các chứng chỉ dành cho Quản lý chăm sóc khách hàng để ứng viên nâng cao kiến thức chuyên ngành. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu nhưng các chứng chỉ này rất hữu ích khi cạnh tranh cùng một vị trí. Các nhà quản lý chăm sóc khách hàng tiềm năng có thể hoàn thành các chứng chỉ online, in ra hoặc có thể gửi email chứng chỉ cho nhà tuyển dụng làm bằng chứng.
Dưới đây là một vài chứng chỉ phổ biến:
- Chứng nhận CCSM (Certified Customer Service Manager) : Chứng nhận này giúp các nhà quản lý chăm sóc khách hàng hiểu hơn về cách hỗ trợ khách hàng trong khi dạy các kỹ thuật bán hàng cho người quản lý. Họ cần phải nộp đơn và được chấp nhận trước khi được học khóa học online.
- Chứng nhận CSMC (Customer Service Manager Certificate): Chương trình này dạy những chủ đề như giải quyết vấn đề, độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và kỹ năng giao tiếp. Quản lý nhiệt huyết có thể hoàn thành chương trình này trực tuyến.
- Chứng nhận Quản lý Hỗ trợ: Chương trình sẽ dạy cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng hỗ trợ công nghệ. Khóa học kéo dài 4,5 ngày và thí sinh được lựa chọn địa điểm.
Kỹ năng
Một quản lý chăm sóc khách hàng cần có nhiều kỹ năng khác nhau để mở rộng con đường sự nghiệp. Các kỹ năng này gồm kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, bởi vì quản lý thường trao đổi với nhân viên và khách hàng trực tuyến và sử dụng phần mềm máy tính để viết báo cáo. Họ cũng cần phải biết trình bày dữ liệu trên báo cáo hoặc bản trình bày. Những kỹ năng cần thiết cho một nhà quản lý là:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý khi họ gặp mặt trực tiếp với khách hàng và đồng nghiệp hàng ngày. Họ cần biết cách lắng nghe và tìm cách giải quyết các mối lo của khách hàng và cũng như giao tiếp một cách khéo léo với đồng nghiệp trong công ty.
- Kỹ năng lãnh đạo: Một nhà quản lý chăm sóc khách hàng không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo trong quá trình làm việc. Kỹ năng này giúp họ quản lý nhân viên và dễ dàng thảo luận các vấn đề phát sinh. Họ sẽ làm việc với nhân viên để đưa ra mục tiêu và đảm bảo rằng mỗi nhân viên sẽ đạt được miêu tiêu trong 1 tháng hoặc 1 quý.
- Sự sáng tạo: Các nhà quản lý dịch vụ khách hàng nên có khả năng nghĩ ra các chiến lược mới để đạt được kết quả tốt hơn khi cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng hoặc đáp ứng các mục tiêu bán hàng. Họ cũng sẽ cần biết cách giải quyết các vấn đề của khách hàng theo cách làm hài lòng cả hai bên.
- Khả năng quản lý deadline: Nhà quản lý dịch vụ khách hàng cần đặt mục tiêu của mỗi tháng và quý cho cả team. Họ cần sắp xếp công việc một cách chính xác và trao đổi với nhân viên để có thể hoàn thành mục tiêu. Các nhà quản lý cũng báo cáo công việc lên cấp trên và khách hàng để họ nắm bắt được tình hình công việc.
- Định hướng công việc một cách chi tiết: Việc chú ý đến chi tiết là một kỹ năng thực sự rất quan trọng đối với một nhà quản lý dịch vụ. Họ có trách nhiệm đối với rất nhiều khách hàng và sẽ phải xác nhận từng chi tiết trước khi ký kết hợp đồng. Họ cũng có trách nhiệm trong việc xác minh với khách hàng để đảm bảo rằng không có sai sót gì trong phần cuối thỏa thuận.
?Môi trường làm việc
Công việc quản lý chăm sóc khách hàng hầu như đều cần thiết trong mỗi ngành công nghiệp. Các nhà quản lý làm việc trong một văn phòng nhỏ hoặc một trung tâm chăm sóc khách hàng có quy mô. Mặt khác họ cũng có thể làm việc tại nhà. Một vài người làm việc trong những cửa hàng bán lẻ để có thể hỗ trợ khách hàng trực tiếp. Công việc quản lý thường làm việc toàn thời gian và nhân viên có thể được yêu cầu làm việc buổi tối và các ngày cuối tuần.
?Làm cách nào để trở thành một nhà quản lý chăm sóc khách hàng?
Một vài bước để trở thành một quản lý chăm sóc khách hàng, ứng viên có thêm nhiều cơ hội khi hoàn thành các bước sau:
Hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc
Tất cả ứng viên phải có bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc tấm bằng tương tự, chẳng hạn như vượt qua bài kiểm tra GED. Họ cũng có thể có thêm nhiều cơ hội bằng việc tốt nghiệp với tấm bằng cao đẳng hoặc cử nhân. Bằng cử nhân trong lĩnh vực như kinh doanh, marketing hoặc ngành nghề mà họ định hướng trước cũng được chấp nhận.
Có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng
Ứng viên sẽ nộp đơn cho vị trí nhân viên không có kinh nghiệm, công việc yêu cầu phải chăm sóc khách hàng như làm việc tại các cửa hàng bán lẻ hoặc dịch vụ tổng đài. Những công việc như này sẽ giúp họ có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Nhân viên sẽ làm ở vị trí này trong vài năm trước khi ứng cử lên vị trí quản lý chăm sóc khách hàng.
Tham gia các lớp lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một phần không thể thiếu đối với một nhà quản lý, vì vậy ứng viên cần phải tham gia các lớp lãnh đạo ở trường đại học hoặc trung tâm cộng đồng.
Chuẩn bị hồ sơ
Có một hồ sơ ấn tượng là một bước quan trọng khi tìm kiếm việc làm. Ứng viên cần chắc chắn rằng có bao gồm đầy đủ các thông tin như trình độ học vấn, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết đối với công việc. Hồ sơ cũng cần tránh sai sót về mặt ngữ pháp.
?Ví dụ về công việc của một nhà quản lý chăm sóc khách hàng
Dịch vụ Arnold Brands đang cần tuyển một nhân viên cho vị trí quản lý chăm sóc khách hàng. Nhân viên sẽ chịu trách nhiệm trong việc gửi email và liên lạc với khách hàng mỗi ngày, giải quyết vấn đề, luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, nghĩ ra các chiến lược bán hàng và có khả năng làm việc độc lập. Ứng viên phải có kỹ năng lãnh đạo khi quản lý một nhóm 15 người. Ưu tiên cho ứng viên có bằng cao đẳng trong các lĩnh vực có liên quan và có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trương Thanh Mai
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Thanh Mai – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=93399
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com