Phương Pháp Viết Thư Xin Việc Khi Thay Đổi Nghề Nghiệp
?Thư xin việc
Viết một thư xin việc có sức thuyết phục cần rất nhiều thời gian, năng lượng và cả sự tự vấn lương tâm. Khi nói đến việc thay đổi nghề nghiệp, nó như một cơ hội lớn để bạn thể hiện bản thân và lý do mong muốn thay đổi sự nghiệp của mình. Bạn giải thích lý do càng tốt, khả năng bộ phận nhân sự cho bạn cơ hội càng cao. Có một số cách để thực hiện điều này, bắt đầu với phần mở đầu.?Bắt đầu thư xin việc bằng một cú nổ
?Trở thành trung tâm của sự chú ý
Sau khi gây ấn tượng đầu tiên thật tốt với phần mở đầu, giờ là lúc để bạn trở thành trung tâm của sự chú ý và khiến tất cả các phần tiếp theo đều nói về bạn (chỉ cần làm cho nó ngắn gọn và hấp dẫn). Đây là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân, động lực và tham vọng của bạn dành cho vai trò mới này. Đọc bài viết của chúng tôi về chủ đề tạo lợi thế cho bản thân sẽ giúp bạn thực hiện điều này.?Tập trung vào những kỹ năng mà bạn có
Thế mạnh của bạn là gì? Bạn là một người tổ chức tốt, một người có động lực lớn hay một nhân viên bán hàng nhiều kinh nghiệm? Ở đây, bạn có thể nhấn mạnh những kỹ năng và/hoặc những kinh nghiệm bạn đã có và sẽ được ứng dụng trong vai trò mới của mình. Đồng thời, hãy suy nghĩ mới lạ và sáng tạo hơn. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã học được những bài học cùng kỹ năng cụ thể và quan trọng từ công việc cũ nhưng không thể chuyển sang công việc mới ngay lập tức, hãy nói với trưởng phòng nhân sự lý do bạn cho rằng những điều này là quan trọng và cách chúng khiến bạn trở thành một ứng viên hấp dẫn cho vị trí công việc này.?Trung thực
Đây là cơ hội để bạn chia sẻ câu chuyện đằng sau sự thay đổi nghề nghiệp. Đã có khoảnh khắc bạn đột nhiên nhận ra mình chọn sai nghề? Bạn được bạn bè và gia đình cổ vũ thay đổi? Bạn đã luôn mơ ước đến công việc này nhưng chưa bao giờ cảm thấy đủ tự tin để quyết tâm hành động? Thứ tự ưu tiên của bạn đã thay đổi từ khi có gia đình? Dù câu chuyện của bạn là gì, bạn có thể tin rằng bộ phận nhân sự luôn muốn biết. Hãy cứ viết bằng tất cả trái tim.?Tập trung vào những điều tích cực
Vì bạn đang thay đổi nghề nghiệp nên sẽ có một vài kỹ năng mà bạn chưa có. Dù bạn làm gì, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không phải xin lỗi vì điều này. Hãy biến chúng thành điều tích cực nhiều nhất có thể bằng cách thể hiện với bộ phận nhân sự bạn háo hức và kích động như thế nào khi được học những kỹ năng mới. Tìm hiểu thêm về cách thực hiện điều này, tại đây.?Đưa ra một luận điểm kết thúc chính
Để kết thúc thư xin việc, hãy sử dụng một vài câu cuối cùng để trình bày các luận điểm kết thúc của bạn. Tóm tắt nhanh những gì bạn đã nói và đưa ra cho trưởng phòng nhân sự 2-3 lý do chính, tại sao họ nên thuê bạn hoặc ít nhất là đưa bạn vào vòng phỏng vấn.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=79977
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com