Phải Làm Gì Nếu Bản Thân Đang Ở Trong Một Mối Quan Hệ Đau Khổ Và Bị Ghẻ Lạnh?
1. Hãy là chính bạn
Đây là điều tôi hối hận nhất khi nghĩ về việc mình bị anh chị em ghẻ lạnh. Tôi chưa bao giờ là chính mình. Tôi luôn cố gắng gây ấn tượng với họ và tìm kiếm sự chấp thuận của họ.
Bạn thấy đấy, anh / chị của tôi lớn hơn tôi rất nhiều; vào lúc tôi hai tuổi, họ đã rời khỏi nhà. Họ cũng hiếm khi về thăm nhà, và hơn nữa khi anh / chị tôi kết hôn, có những căng thẳng giữa gia đình tôi và vợ / chồng của họ.
Tôi phải làm tất cả mọi thứ để khiến họ vui vẻ. Chúng ta phải làm mọi thứ một cách rất cẩn thận vì lo sợ rằng điều gì đó sẽ làm cho ai đó không hài lòng, tất cả nhằm duy trì mối quan hệ, và những điều này đã gắn bó với tôi khi trưởng thành. Tôi cho rằng nếu tôi bước ra khỏi ranh giới thì mối quan hệ sẽ kết thúc. Vì vậy, tôi đã nói những gì tôi nghĩ rằng họ muốn nghe và hành động theo cách mà tôi cảm thấy mình cần phải hành động.
Điều này khiến tôi rất bức bối . Dù cố gắng đến đâu, tôi vẫn chưa bao giờ cảm thấy được chấp nhận hoàn toàn.
Khi tôi thấy điều này sẽ sớm ảnh hưởng đến con cái của mình, tôi biết mọi thứ cần phải thay đổi.
Tôi ngừng quỵ lụy, và trong vòng một năm, họ đã ly khai, ngừng liên lạc. Điều khó khăn nhất là biết rằng ngần ấy năm tôi đã thể hiện một phiên bản không thực sự của mình. Tôi cảm thấy thật thất vọng về bản thân mình. Điều gì có thể xảy ra nếu tôi chỉ là chính mình?
Việc trở thành chính mình có thể là một thách thức khi một thành viên trong gia đình là người mà bạn muốn làm hài lòng, nhưng bạn không thể để họ đặt ra những “nhãn hiệu” cho bạn _ gắn mác cho bạn vào trong một số đặc điểm, tiêu chí, định kiến của xã hội, nhằm xác định bạn là ai. Hãy là con người thật của bạn. Vâng, bạn có thể bị hắt hủi, nhưng nếu bạn không còn là chính bạn, thì điều đó thực sự rất mệt mỏi và có khả năng dẫn đến nhiều bất hạnh hơn. Sau tất cả, bạn là người phải sống với chính mình — tốt hơn là hãy yêu con người của bạn!
Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ chỉ là tôi thôi. Và tôi khuyến khích mọi người áp dụng phương pháp này.
2. Hãy giao tiếp
Các mối quan hệ đều dễ dàng rạn nứt khi thiếu giao tiếp. Giao tiếp tốt sẽ xây dựng các mối quan hệ của bạn, giúp bạn giải quyết sớm các vấn đề tiềm ẩn và cho phép cả hai bên được đáp ứng nhu cầu của họ.
Chúng ta thường xuyên kết thúc một mối quan hệ bằng việc la hét, phán xét, chỉ trích hoặc không giao tiếp gì cả. Đây không phải là cách làm cho một mối quan hệ lành mạnh.
Trong cuốn sách “Giao tiếp bất bạo động” của Marshall Rosenberg, ông ấy đặt ra một khuôn khổ cho phép mọi người bày tỏ nhu cầu của họ và đưa ra yêu cầu mà không có bất kỳ hành vi tiêu cực nào. Sử dụng phương pháp này có thể giúp bạn dễ dàng yêu cầu những gì bạn muốn hơn và nó cũng mang lại cho bạn cơ hội đạt được nó. Đó là một kỹ thuật mà tôi ước rằng mình nên biết sớm hơn, nhưng kỹ thuật bây giờ tôi sử dụng có hiệu quả tuyệt vời.
Đó là một quy trình gồm bốn bước:
-
Chuyển đổi các phán đoán thành các quan sát
Thay vì nói, “Bạn chưa bao giờ lắng nghe tôi” (một câu nói khá cảm xúc), bạn sẽ nói, “Tôi thấy bạn cứ kiểm tra điện thoại khi tôi cố gắng nói chuyện với bạn”, điều này thực tế hơn và ít có khả năng gây ra phản ứng phòng thủ.
-
Hãy nói cảm nhận của bạn
Bày tỏ cảm xúc của bạn mà không đổ lỗi hay phán xét. Thay vì nói, “Tôi thực sự cần bạn và bạn đã không ở đó “, hãy bày tỏ cảm xúc của bạn như sau: “Tôi thực sự cảm thấy cô đơn.” Đây là một cách mạnh mẽ để thể hiện bản thân và làm chủ cảm xúc của mình.
-
Nêu nhu cầu của bạn khi chúng liên quan đến bạn và các giá trị của bạn
Thay vì nói, “Bạn cần thay đổi cách đối xử với tôi”, bạn sẽ nói, “Tôi cần được tôn trọng như một con người.”
-
Yêu cầu những gì bạn muốn
Bắt đầu với “Bạn có sẵn lòng / muốn…?” Ví dụ: “Bạn có sẵn sàng đặt điện thoại xuống khi chúng ta trò chuyện không?” Việc đóng khung yêu cầu của bạn theo cách này giúp người kia có quyền tự do từ chối, nghĩa là họ không cảm thấy bị ép buộc hoặc bị áp lực và do đó nhiều khả năng sẽ nói đồng ý hơn.
Dưới đây là một ví dụ về quy trình bốn bước được tổng hợp lại với nhau:
“Tôi thấy bạn cứ kiểm tra điện thoại khi tôi cố gắng nói chuyện với bạn. Tôi cảm thấy thực sự thất vọng. Tôi đánh giá cao việc được lắng nghe. Bạn có sẵn sàng bỏ điện thoại xuống khi chúng ta trò chuyện không? ”
3. Hãy mạnh mẽ đứng lên (ngay cả khi bạn đang cảm thấy sợ hãi)
Là một người hồi phục sau hội chứng Nô lệ của hình ảnh tử tế (People Pleaser), tôi đã từng ngại đứng lên vì chính mình. Tôi sẽ chọn thỏa hiệp hơn là đối đầu. Cuộc sống bình yên hơn khi tôi chỉ biết mỉm cười và gật đầu. Nhưng đây không phải là một chiến lược lành mạnh.
Với bố tôi, tôi cần ông ấy thừa nhận và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Mỗi lần tôi cố gắng đề cập đến cách cư xử của ông ấy với mẹ tôi thì y như rằng sẽ có sự phủ nhận, buộc tội sai và thậm chí gây hấn. Nỗi sợ hãi sẽ khiến tôi lùi bước.
Nhưng bạn phải mạnh mẽ đứng lên, ngay cả khi bạn sợ hãi. Nếu một vấn đề quan trọng với bạn, đừng phớt lờ nó. Đối đầu trực tiếp với các vấn đề cho phép bạn có cơ hội để giải quyết chúng; và nó cũng cung cấp cho bạn (và cả họ) ranh giới rõ ràng, ít có khả năng làm các hành vi ấy lặp lại.
4. Hãy chấp nhận bản thân
Không ai là hoàn hảo cả. Mối quan hệ là lãnh thổ của hai người. Sẽ rất dễ dàng để tôi nhìn lại và đặt mọi trách nhiệm vào anh / chị của tôi hoặc vào cha tôi, nhưng điều đó sẽ không chính xác. Tôi cũng phải chấp nhận phần trách nhiệm của mình. Tất cả chúng tôi đều làm.
Tôi nên lên tiếng. Lẽ ra tôi phải hành động khác đi trong những hoàn cảnh nhất định. Lẽ ra tôi phải thành thật với cảm xúc của chính mình. Rốt cuộc thì không phải tất cả mọi người đều có đọc được suy nghĩ của bạn. Việc thừa nhận cơ thể của chính bạn sẽ càng giúp bạn phát triển chứ không phải là việc chấp nhận tất cả những lời đổ lỗi.
5. Tha thứ và cho đi
Thứ nhất, bạn cần phải tha thứ cho chính mình. Dù gì thì bạn cũng là con người, chúng ta đều mắc sai lầm. Hãy thể hiện lòng trắc ẩn giống như bạn dễ dàng thể hiện với người khác.
Thứ hai, khi bạn có thời gian (có thể bao gồm cả trị liệu) và cảm thấy có khả năng, hãy bắt đầu tha thứ cho người nào đó, ngay cả khi bạn đang bị ghẻ lạnh. Dù điều này không có nghĩa là bạn phải quên những gì đã xảy ra, nhưng sự tức giận, oán giận hoặc bất kỳ cảm xúc nào đều cũng không được phép trào dâng trong lòng bạn.
Tôi thấy viết một lá thư biết ơn (liệt kê những điều bạn thấy tốt về họ và khoảng thời gian ở bên nhau, cộng với bất cứ điều gì bạn biết ơn họ) thực sự hữu ích trong quá trình tha thứ và buông bỏ. Lá thư này giúp bạn tập trung vào mặt tốt của những người đó (và mối quan hệ của bạn) hơn là những góc nhìn tiêu cực về họ.
Hãy nhớ rằng, chúng ta cảm thấy bị tổn thương vì chúng ta đã yêu và quan tâm sâu sắc _ hai yếu tố quan trọng của một cuộc sống hạnh phúc. Buông bỏ cho phép chúng ta tiến tới những gì phù hợp với mình. Sử dụng những gì đã xảy ra để phát triển cá nhân và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mỗi sự kiện trong đời, dù tốt hay xấu, đều có điều gì đó để dạy chúng ta…
Tôi đã trưởng thành rất nhiều từ những trải nghiệm của chính mình và sử dụng những điều học được đó để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến tất cả các mối quan hệ khác trong cuộc sống. Luôn có hy vọng về sự hòa giải, hiện tại, tôi đang bình yên với vị trí của mình và tôi hy vọng bạn cũng vậy.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78653
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com