Những Từ Ngữ Nên Tránh Hoặc Nên Đưa Vào CV

Bạn chỉ có một khoảng thời gian ngắn để tạo ấn tượng bằng CV của mình. Trong những khoảnh khắc đó, khi một nhà tuyển dụng tiềm năng đang xem xét các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, điều quan trọng là phải chọn được những ngôn từ sẽ truyền đạt được giá trị mà bạn đã có thêm được ở các vị trí trước.

Sử dụng các thuật ngữ phổ biến trong công việc như “đúng chuyên môn” hoặc “người phù hợp nhất” có vẻ là cách tốt nhất để thể hiện những phẩm chất của bạn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những cụm từ như vậy đã bị dùng quá nhiều đến mức mất ý nghĩa và sẽ không giúp bạn nổi bật so với những người ứng viên khác.

Thay vào đó, hãy chọn các cụm từ có tính hành động mà sẽ chứng minh được hơn là chỉ nói tại sao bạn nên được cân nhắc. Ví dụ: thay vì nói rằng bạn là “người chú trọng kết quả và sẽ tạo ra những kết quả có tác động mạnh mẽ”, nhà tuyển dụng muốn thấy những điều gì đó như “Tôi đã phát triển một quy trình giao hàng cải tiến để giảm 20% thất thoát doanh thu.”

Chi tiết

Cách tạo một CV

Hãy xem xét những từ cụ thể bạn nên tránh đưa vào CV của mình và những từ mà khi đưa vào sẽ làm cho đơn xin việc của bạn trở nên nổi bật.

?Những từ cần tránh trong CV của bạn

Các thuật ngữ kinh doanh

Việc sử dụng quá nhiều thuật ngữ kinh doanh có thể làm CV của bạn kém hiệu quả. Giải thích bạn có giá trị như thế nào bằng cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng sẽ hiệu quả hơn nhiều. Dưới đây là một số ví dụ về các thuật ngữ kinh doanh bạn nên dừng đưa vào CV của mình:

  • Kết quả cuối cùng
  • Sự đồng thuận
  • Năng lực cốt lõi
  • Hệ sinh thái
  • Thay đổi cán cân
  • Đồng tâm hiệp lực
  • Tư duy lãnh đạo
  • Gia tăng giá trị
  • Lĩnh vực chuyên môn

?Các cụm từ thông thường về tiếp thị bản thân

Mặc dù CV của bạn là nơi để giới thiệu các kỹ năng và khả năng của bạn, nhưng giải thích giá trị của bạn bằng các thuật ngữ và cụm từ chung chung có thể không hiệu quả. Ví dụ, một thuật ngữ như “người chủ động” là một khái niệm chung chung sẽ không giải thích cụ thể tại sao hoặc làm thế nào bạn có thể mang lại giá trị cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Thay vào đó, hãy thử đưa ra một ví dụ về một lần mà bạn chủ động, chẳng hạn như “Xác định được thời gian bị lãng phí và triển khai hệ thống quản trị nội dung mới, giảm một nửa thời gian cho việc dọn dẹp hồ sơ khách hàng”. Dưới đây là các ví dụ khác về các cụm từ tiếp thị bản thân cần tránh:

  • Có chí tiến thủ
  • Người phù hợp nhất
  • Người hoạch định chiến lược
  • Người ưu tú nhất
  • Tư duy đột phá
  • Chủ động
  • Thông minh
  • Tốt nhất

?Những điều hiển nhiên

Có một vài từ và cụm từ bạn nên dừng đưa vào CV của mình vì chúng không bổ sung bất kỳ thông tin nào mới hoặc khác biệt. Bạn không có nhiều thời gian hay không gian để làm cho nhà tuyển dụng hiểu tại sao họ nên coi bạn là ứng viên, vì vậy, hãy tránh làm tốn chỗ bằng những từ như “giao tiếp tốt”. Gần như mọi công việc sẽ yêu cầu bạn làm việc với những người khác, vì vậy trừ khi bạn có một ví dụ cụ thể cho thấy bạn có kỹ năng xuất sắc trong lĩnh vực này, thì điều đó không đáng để thêm vào.

Nếu đây là giá trị thiết yếu nhất ở vị trí bạn đang ứng tuyển, hãy thử sử dụng một phát biểu có tính hành động thể hiện cách bạn làm việc với những người khác. Ví dụ: “Tôi đã tổ chức một hội thảo hàng tháng để tăng cường sự hợp tác trong nhóm và kết quả là ba dự án đã được hoàn thành trong quý vừa qua”.

Dưới đây là một vài ví dụ bổ sung về các cụm từ nhà tuyển dụng sẽ mong đợi nhưng không cần phải thấy trong CV của bạn:

  • Chăm chỉ
  • Tự giác
  • Có khả năng làm việc nhóm

?Những từ nên đưa vào CV của bạn

Ví dụ về những công việc trước đây của bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng bằng chứng rõ ràng về việc bạn khác biệt với những ứng viên khác thế nào. Họ đang tìm kiếm ví dụ về những lần bạn mang lại giá trị và bất cứ khi nào có thể, kèm với các con số để chứng minh cho điều đó. Hãy xem xét danh sách những từ ngữ có thể hữu ích sau đây khi bạn xây dựng một bản CV với những phát biểu mang tính hành động thể hiện rõ ràng giá trị mà bạn sẽ mang lại cho đội ngũ của họ:

  • Có thành tựu
  • Phối hợp
  • Sáng tạo
  • Phát triển
  • Thiết lập
  • Có ý tưởng
  • Cải thiện
  • Gia tăng/ cắt giảm
  • Gây ảnh hưởng
  • Khởi xướng
  • Quản lý
  • Thỏa thuận
  • Giải quyết
  • Tạo ra doanh thu/lợi nhuận
  • Đào tạo/cố vấn
  • Tiết kiệm ngân sách
  • Tình nguyện

Khi nói đến quy trình phỏng vấn, từ vòng nộp CV đến vòng phỏng vấn cuối cùng, nhà tuyển dụng muốn hiểu được giá trị cụ thể mà bạn đã mang lại để dự đoán cách bạn sẽ đem đến giá trị tại công ty của họ. Điểm chạm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng là CV. Vì vậy, thay vì nói những lời sáo rỗng và chung chung, hãy tận dụng các từ chỉ hành động để đưa ra ví dụ về việc bạn phù hợp hoàn toàn thế nào với mô tả công việc của họ.

**********************************

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71004

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/