Những Ngôn Ngữ Nào Được Nói Ở Nam Cực
Để giải quyết các tuyên bố xung đột – chủ yếu là giữa Anh, Argentina và Chile – một thỏa thuận quốc tế đã được đề ra. Sau một vài nỗ lực thất bại, 12 quốc gia liên quan cuối cùng đã đồng lòng tham gia Hiệp ước Nam Cực, ký kết vào năm 1959. Trong đó, các quốc gia nhất trí rằng toàn bộ lục địa chỉ có thể được sử dụng vì lý do khoa học. Dù vậy, có bảy quốc gia có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ – Argentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy và Vương quốc Anh – nhưng những tuyên bố đó phần lớn bị làm ngơ. Kể từ khi được thành lập, hiệp ước đã phát triển bao gồm 54 bên, hầu hết trong số họ thiết lập cơ sở nghiên cứu trên lục địa.
Những ngôn ngữ của Nam Cực
Dân số của Nam Cực dao động quanh năm, với khoảng 1.000 người ở đó vào mùa đông và 5.000 người vào mùa hè. Có 66 cơ sở nghiên cứu, nhưng chỉ khoảng một nửa trong số đó hoạt động quanh năm. Mặc dù dân số khá ít, nhưng con số đó bao gồm nhiều người từ khắp nơi trên thế giới, tức là có thể gồm một lượng lớn ngôn ngữ khác nhau.
Vào mùa hè năm 2017, dân số ở Nam Cực bao gồm những người đến từ Argentina (601), Úc (243), Belarus (12), Bỉ (40), Brazil (66), Bulgaria (22), Chile (433), Trung Quốc (166), Séc (20), Ecuador (34), Phần Lan (17), Pháp (90), Đức (104), Ấn Độ (113), Ý (120), Nhật Bản (130), Hàn Quốc (130), Hà Lan (10), New Zealand (86), Na Uy (70), Peru (30), Ba Lan (40), Nga (335), Nam Phi (80), Tây Ban Nha (98), Thụy Điển (20), Ukraine (34), Vương quốc Anh (196), Hoa Kỳ (1399) và Uruguay (68). Khu vực này cũng thu hút khoảng 50.000 khách du lịch mỗi năm, nhưng những người này không được tính là một phần của dân số.
Rất tiếc là chưa có điều tra dân số về ngôn ngữ của Nam Cực, nhưng bạn có thể đoán được chính xác số lượng người nói từng ngôn ngữ dựa trên quốc gia của họ. Ngôn ngữ có mặt nhiều nhất là tiếng Anh. Điều này là do các quốc gia nói tiếng Anh có số lượng đại diện lớn nhất trên lục địa, và cũng bởi vì tiếng Anh đã trở thành chuẩn mực của ngôn ngữ chung trong nghiên cứu khoa học (và cả phần còn lại của thế giới). Và ngoài tiếng Anh, có một số lượng nhỏ nhưng khá lớn những người nói tiếng Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Nhật, Trung Quốc và Ý, trong số những người khác.
Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mang tính đại diện nhất, nhưng Nam Cực cung cấp một mô hình thu nhỏ đầy hứa hẹn của thế giới. Khoa học không phải là điều gần lý tưởng, hoàn hảo trên mọi mặt, nhưng nó giúp hợp tác quốc tế và cộng đồng tìm hiểu thêm về thế giới chúng ta đang sống.
_____________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babbel
- Người dịch: Nguyễn Thị Huế
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Huế – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=96833
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com