Những Kỹ Năng Về Hiệu Ứng Hoạt Họa: Định Nghĩa Và Ví Dụ
- Thuyết màu sắc
- Những nguyên tắc thiết kế
- Vẽ và cân chỉnh bố cục
- Phân cảnh
- Lý thuyết truyền thông
- Ngôn ngữ hình ảnh
- Kết xuất 3D
- Hiệu ứng hình ảnh
- Đồ họa và thiết kế trò chơi
- Nguyên tắc cơ bản về hoạt hình
- Chương trình sản xuất bằng máy tính
- Phần mềm chụp chuyển động
- Lắp ráp nhân vật
✨Kỹ năng mềm
Cùng với kỹ năng nghệ thuật và kỹ năng vi tính, các nhà làm hoạt hình thành công sử dụng rất nhiều kỹ năng mềm trong công việc thường ngày. Những kỹ năng mềm là những đặc điểm cá nhân hóa có giá trị trong rất nhiều công việc. Chúng giúp các nhà làm hoạt hình quản lý khối lượng công việc, làm việc nhóm với những chuyên viên sáng tạo khác và đáp ứng những thời hạn công việc dự án được giao. Thành thạo những kỹ năng mềm này cần thời gian và sự kiên trì nhưng chúng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với đồng nghiệp và mở rộng tiềm năng sự nghiệp của bạn. Một số những kỹ năng mềm mà các nhà làm hoạt hình sử dụng bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ưu tiên công việc
- Những kỹ năng cá nhân
- Sự linh hoạt
- Động lực bản thân
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng đáp ứng thời hạn
✨Cách cải thiện những kỹ năng hoạt họa của bạn
1. Kiếm bằng cấp
Mặc dù các nhà làm hoạt hình có rất nhiều nền tảng chuyên ngành khác nhau, rất nhiều người trong số họ có lợi thế khi có một tấm bằng trong hiệu ứng hoạt họa hoặc một khóa học nghiên cứu lĩnh vực liên quan. Rất nhiều trường cao đẳng và đại học thường đào tạo lấy bằng hai năm, bốn năm hoặc nâng cao hơn nữa về hoạt hình, thiết kế phương tiện truyền thông kỹ thuật số, nghệ thuật và công nghệ hoặc các lĩnh vực nghiên cứu khác. Trong các chương trình cấp bằng này, sinh viên học cách sử dụng cả phương pháp nghệ thuật truyền thống và kỹ thuật số tiên tiến để sáng tạo hoạt hình và cải thiện kỹ năng của họ.
2. Tham gia một khóa học đào tạo
Các nhà làm hoạt hình thường hoàn thành đào tạo thường xuyên như một phần của việc phát triển sự nghiệp. Công nghệ hoạt hình thay đổi thường xuyên, và điều quan trọng là các nhà làm hoạt hình phải tìm hiểu các xu hướng hiện tại và các kỹ thuật kỹ thuật số mới để tiếp tục giữ vững phong cách hiện tại. Các khóa đào tạo khác nhau tùy theo độ dài thời gian và thể loại, từ lớp học thông thường đến tự học online và có rất nhiều những lựa chọn để phù hợp với lịch trình làm việc của một người làm hoạt hình. Hoàn thành một khóa học đào tạo có thể giúp bạn đạt được giấy chứng nhận, và những kỹ năng bạn học trong khóa đào tạo có thể cải thiện hồ sơ năng lực về hoạt hình của bạn, đó là một phần chính của bản lý lịch nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt hình.
3. Hoàn thành kỳ thực tập
Nếu bạn muốn cải thiện những kỹ năng hoạt hình của bản thân và bắt đầu xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân về những công việc đã hoàn thành, cân nhắc ứng tuyển cho kỳ thực tập lĩnh vực hoạt hình từ một tổ chức đáng tin cậy. Trong một kỳ thực tập hoạt hình, bạn có thể làm việc với những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt hình và khám phá những công việc thường ngày của một người làm hoạt hình trong mạng lưới tivi hoặc doanh nghiệp thiết kế tư nhân. Những kỳ thực tập cũng giúp bạn có những cơ hội để luyện tập những kỹ thuật mới dưới sự chỉ dẫn của đội ngũ làm việc trong lĩnh vực hoạt hình và xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân của bạn.
4. Thu thập kinh nghiệm công việc
Nếu bạn muốn trở thành một người dẫn dắt trong lĩnh vực làm hoạt hình hoặc trực tiếp chiếu hoạt hình, trước tiên bạn cần bắt đầu làm việc trong vị trí làm hoạt hình thấp nhất, chẳng hạn như một người làm hoạt hình liên kết hoặc trợ lý tô màu. Bắt đầu từ một vị trí cơ bản tại một mạng lưới hoặc studio làm hoạt hình cho phép bạn xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân của mình, tích lũy kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng lãnh đạo có thể giúp bạn trở thành một ứng cử viên lý tưởng cho một vai trò cao hơn trong tổ chức. Bạn cũng có thể chọn làm việc trong những loại đội nhóm làm hoạt hình khác nhau để làm quen với các loại công việc làm hoạt hình có sẵn, chẳng hạn như quảng cáo, chương trình truyền hình và hoạt hình trò chơi điện tử.
✨Những kỹ năng hoạt hình ở nơi làm việc
Các nhà làm hoạt hình sử dụng những kỹ năng của họ để sáng tạo nội dung thú vị cho khách hàng nhằm giúp họ có được lượng khán giả mong muốn. Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng những kỹ năng hoạt hình của mình tại nơi làm việc:
- Sử dụng những kỹ thuật đa dạng để hoàn thành dự án hoạt hình. Phụ thuộc vào mức độ công việc của bạn, bạn có thể chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ hoạt họa đơn lẻ trong một dự án hoặc dự án cục bộ, từ những bản phác thảo ý tưởng đến bản chỉnh sửa cuối cùng. Tài năng nghệ thuật của bản thân và những kỹ năng vi tính sẽ giúp ích rất nhiều để bạn hoàn thành nhiệm vụ và tạo ra một công việc với chất lượng tốt.
- Làm việc hiệu quả trong một đội nhóm. Nếu bạn làm việc với vai trò một nhà làm hoạt hình cho một phòng xưởng hoặc một mạng lưới làm việc, bạn có thể làm việc đội nhóm với những nhà làm hoạt hình khác, người dựng kịch bản phân cảnh và người biên tập để hoàn thành dự án. Một người làm hoạt hình thành công sử dụng giao tiếp và những kỹ năng cá nhân để phối hợp với những chuyên viên nghệ thuật khác để sản xuất nội dung hình ảnh hấp dẫn.
- Đáp ứng những thời hạn công việc doanh nghiệp và giải quyết nhiều dự án cùng một lúc. Nhiều người làm hoạt hình xử lý rất nhiều dự án trong cùng một khoảng thời gian, thường dành cho những khách hàng khác nhau với những nhu cầu đa dạng. Sự linh hoạt của bạn và khả năng sắp xếp ưu tiên có thể giúp bạn di chuyển giữa những dự án và đảm bảo thời gian, nội dung chất lượng cao cho tất cả khách hàng.
✨Cách để làm nổi bật những kỹ năng hoạt họa
Thể hiện những kỹ năng hoạt họa của mình với những phòng xưởng và mạng lưới làm việc có thể giúp bạn đạt được sự nghiệp đáng có trong lĩnh vực làm hoạt hình hoặc chỉ dẫn nghệ thuật. Thông thường, quản lý ứng tuyển muốn nhìn những ví dụ minh họa của những kỹ năng làm hoạt hình trước khi sắp xếp cơ hội phỏng vấn. Sau đây là một số cách chính các nhà làm hoạt hình thể hiện những kỹ năng của họ với những quản lý ứng tuyển và giám đốc phòng xưởng.
✨Kỹ năng hoạt họa trong những cuộn demo
Một cuộn demo (hoặc đoạn ngắn giới thiệu) là một video ngắn được biên tập từ tác phẩm hoạt hình. Cuộn demo là một phần quan trọng trong đơn xin việc của một nhà làm hoạt hình vì chúng cho phép người quản lý tuyển dụng xem các kỹ năng hoạt hình của họ được trình bày một cách trực quan. Hãy nghĩ về một cuộn demo như ấn tượng đầu tiên của bạn với người quản lý tuyển dụng cho một phòng xưởng hoạt hình. Sau khi họ xem demo của bạn, người quản lý tuyển dụng có thể chọn xem xét các công việc khác có trong hồ sơ năng lực cá nhân online của bạn.
Cuộn demo của bạn có thể có các nhà quản lý tuyển dụng hoặc khách hàng thấy phong cách độc đáo của bạn và sự thành thạo của bạn về các kỹ năng hoạt hình cơ bản. Bởi vì một cuộn demo là một bản tổng hợp các video, nó thường chứa các clip ngắn của các dự án hoạt hình khác nhau mà bạn đã sáng tạo. Bạn có thể sử dụng định dạng này để thực hiện các loại hoạt hình khác nhau mà bạn có khả năng tạo ra và các kỹ thuật khác nhau bạn đã thành thạo, như làm việc với chụp chuyển động, dựng hình 3D và sử dụng hiệu ứng. Bạn có thể điều chỉnh bản demo của mình trong một lĩnh vực hoạt hình cụ thể, như trò chơi điện tử hoặc cung cấp một bộ sưu tập rộng hơn các dự án hoạt hình của bạn trong nhiều thể loại.
✨Những kỹ năng hoạt họa trong hồ sơ năng lực cá nhân trực tuyến
Xây dựng một hồ sơ năng lực cá nhân tốn rất nhiều thời gian, nhưng là một con đường vô cùng đáng giá để thể hiện cho các nhà quản lý tuyển dụng thấy những gì bạn có thể làm với vai trò người làm hoạt hình. Trong khi demo là một video ngắn mà người làm hoạt hình có thể gửi cho công ty, hồ sơ năng lực cá nhân cho phép người làm hoạt hình trình bày một loạt các dự án đã hoàn thành. Bạn có thể bao gồm liên kết đến hồ sơ năng lực cá nhân trực tuyến của bạn ở cuối cuộn demo của bạn và trong tiêu đề bản lý lịch và thư xin việc của bạn.
Bạn có thể sắp xếp danh mục hồ sơ năng lực cá nhân trực tuyến của mình dựa trên các kỹ năng bạn muốn thể hiện hoặc loại hình ảnh động bạn muốn làm nổi bật. Ví dụ: nếu bạn muốn làm việc như một biên tập viên trò chơi điện trử, hãy thử dành một phần hồ sơ năng lực cho việc thiết kế nhân vật hoặc công việc chụp chuyển động. Bạn cũng có thể xem các bài đăng công việc dành cho lĩnh vực làm hoạt hình mà mình quan tâm và sử dụng các kỹ năng được liệt kê ở đó để xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân của chính mình. Sau đó, hãy kết nối phần hồ sơ năng lực cá nhân của bạn với các kỹ năng hoạt hình cụ thể.
✨Những kỹ năng hoạt hình trong bản lý lịch nghề nghiệp của bạn
Có rất nhiều cách để có thể thể hiện những kỹ năng hoạt hình trong bản lý lịch nghề nghiệp của mình. Trong khi cuộn demo và hồ sơ năng lực cá nhân trực tuyến cho nhà quản lý tuyển dụng những sản phẩm bạn đã hoàn thành, một bản lý lịch cũng có thể nhấn mạnh những kỹ thuật cụ thể và những kỹ năng hình ảnh bạn mang đến cho công việc làm hoạt hình của mình. Bạn có thể viết phần kỹ năng riêng biệt trong bản lý lịch, nơi bạn liệt kê công nghệ hoạt hình bạn biết cách dùng và bất kỳ kỹ năng nghệ thuật đặc biệt nào bạn sở hữu.
Bạn cũng có thể đề cập đến những kỹ năng của mình khi liệt kê những công việc trước đó. Sau khi bạn chỉ rõ tên công ty và khoảng thời gian làm việc, bạn có thể đề cập một phần nơi mà bạn liệt kê những trách nhiệm trong công việc và những kỹ năng bạn đã sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ công việc.
✨Những kỹ năng hoạt hình trong thư xin việc
Khi viết một bức thư xin việc ứng tuyển vị trí người làm hoạt hình, cân nhắc liên kết những kỹ năng hoạt hình của bạn với yêu cầu công việc để cho nhà quản lý tuyển dụng thấy được bạn là mảnh ghép phù hợp với vị trí này. Bởi vì những bài đăng tuyển công việc hoạt họa thường yêu cầu bạn gửi một cuộn demo, người quản lý tuyển dụng có thể thấy được sản phẩm hoàn thành của bạn, đồng nghĩa với việc thư xin việc của bạn có thể tập trung vào cách mà những kỹ năng đáp ứng trách nhiệm công việc cụ thể của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn đang ứng tuyển công việc với vai trò một người làm hoạt hình trò chơi điện tử, bạn có thể chỉ rõ những kinh nghiệm của bạn với công nghệ chụp chuyển động hoặc nền tảng trong việc vẽ nhân vật hoạt hình.
✨Những kỹ năng hoạt hình dành cho buổi phỏng vấn của bạn
Thông thường, phỏng vấn công việc hoạt hình diễn ra khi người quản lý tuyển dụng hoặc người giám sát hoạt hình thích cuộn demo của bạn và muốn tìm hiểu thêm về bạn. Điều này có thể mang lại lợi ích cho bạn vì họ đã nhìn thấy tác phẩm của bạn, nghĩa là bạn có thể dùng cuộc phỏng vấn để nhấn mạnh các kỹ năng mềm và khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc.
Bạn có thể nhắc tới công việc mà bạn đã làm, đặc biệt nếu công việc đó giúp bạn phát triển các kỹ năng cụ thể trong mô tả công việc. Ví dụ: nếu bạn đang phỏng vấn cho một vị trí tại một mạng lưới truyền hình, bạn có thể nhấn mạnh các kỹ năng bạn đã phát triển khi bạn tạo ra một bộ phim hoạt hình ngắn cho hồ sơ năng lực cá nhân của mình.
………………………………………
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: Animation Skills: Definition and Examples | Indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76309
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com