Nắm Trọn Ngay 10 Kỹ Năng Cần Thiết Để Đưa Vào Thư Xin Việc
?Thư xin việc mang đến cho bạn cơ hội tuyệt vời để chia sẻ các kỹ năng của bạn và cách bạn dùng những kỹ năng này trong một công việc tương lai. Làm nổi bật những kỹ năng chuyển đổi này trong thư xin việc của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng có cơ hội tìm hiểu thêm về bạn và những gì bạn có thể đóng góp. Hiểu về những kỹ năng bạn sở hữu và việc chúng liên quan ra sao đến vị trí tuyển dụng có thể mang lại lợi thế cho bạn khi viết thư xin việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về 10 kỹ năng chuyển đổi mà bạn có thể đưa vào thư xin việc của mình, với các ví dụ cho mỗi kỹ năng.
1. Tại sao thêm các kỹ năng vào thư xin việc lại quan trọng?
Thư xin việc của bạn là thứ đầu đầu tiên có thể cho nhà tuyển dụng tương lai của bạn thấy lý do tại sao bạn là ứng viên có năng lực nhất cho vị trí này. Dù CV của bạn có thể liệt kê nhiều kỹ năng bạn có, chính thư xin việc mới là thứ bạn dùng để kể những câu chuyện và cung cấp những dẫn chứng mang tính cá nhân về kỹ năng và trình độ của mình. Làm nổi bật các kỹ năng chuyển đổi của bạn trong thư xin việc với những kinh nghiệm trước đó có thể cho thấy tính cách của bạn, đồng thời việc giải thích cách bạn xử lý các tình huống khác nhau sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể sử dụng những kỹ năng đó như thế nào tại công ty của họ.2. Những kỹ năng tốt nhất trong thư xin việc
Dưới đây là 10 kỹ năng chuyển đổi mà bạn có thể đưa vào thư xin việc của mình, với các ví dụ:- Giao tiếp
- Chăm sóc khách hàng
- Làm việc nhóm
- Khả năng lãnh đạo
- Giải quyết vấn đề
- Quản lý thời gian
- Khả năng thích ứng
- Sự đáng tin cậy
- Công nghệ
- Đạo đức nghề nghiệp
⏳Làm việc nhóm
Có thể làm việc với người khác là một kỹ năng đầy sức mạnh được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngay cả trong vai trò lãnh đạo và quản lý, làm việc nhóm rất quan trọng với việc thúc đẩy tiến độ và hoàn thành nhiệm vụ. Khi ứng tuyển một công việc có yêu cầu khả năng làm việc nhóm, hãy cân nhắc mô tả một kinh nghiệm làm việc với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành deadline.
Ví dụ: “Tôi đã từng là thành viên của nhiều nhóm trong sự nghiệp của mình. Ở vị trí gần đây nhất, tôi là thành viên của một nhóm đã hoàn thành được các dự án hàng ngày và hàng tuần. Tôi đã tổ chức thực hiện các kế hoạch và trao đổi với các thành viên còn lại trong nhóm để đảm bảo rằng chúng tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hàng tuần. Cho dù tôi đang thực hiện một nhiệm vụ như một phần của nhóm hay làm việc cùng với những người khác, làm việc với những người khác với tôi rất dễ dàng và tự nhiên. ”
⏳Khả năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là thứ quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào, cho dù bạn có phải là người quản lý hay không. Lãnh đạo không chỉ là quản lý — nó bao gồm khả năng quản lý thời gian và hành động của bạn khi làm việc với những người khác. Các nhà lãnh đạo hiệu quả giải quyết vấn đề, giao tiếp rõ ràng và biết cách đưa ra quyết định khi cần. Cân nhắc làm nổi bật một hoặc hai kinh nghiệm trước đây của bạn trong vai trò lãnh đạo. Nếu công việc bạn đang ứng tuyển sẽ là vị trí lãnh đạo chuyên nghiệp đầu tiên của bạn, bạn có thể đưa vào những kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bạn có tố chất của một nhà lãnh đạo.
Ví dụ: “Theo kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy gương mẫu là phẩm chất tốt nhất của tôi, nhưng tôi cũng đã lãnh đạo nhiều dự án trong đó tôi tổ chức một nhóm và quản lý thời gian của chúng tôi để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cần thiết. Tôi đã giải quyết mọi xung đột phát sinh bằng cách giao tiếp với nhóm của mình và phát triển sự thấu hiểu về năng lực, cảm xúc và đạo đức nghề nghiệp của mỗi người. Những trải nghiệm này đã khiến tôi trở thành nhà lãnh đạo như ngày hôm nay ”.
⏳Giải quyết vấn đề
Có khả năng giải quyết vấn đề và xung đột vừa là kỹ năng lãnh đạo vừa là phẩm chất hữu ích với bất kỳ nhân viên nào. Khi một người quản lý có thể thấy tin tưởng vào khả năng tự quản và giải quyết vấn đề của bạn mà không cần giám sát quá mức, họ sẽ xem bạn như một tài sản quý giá đối với doanh nghiệp của họ. Có thể giải quyết vấn đề có nghĩa là bớt đi vấn đề đối với người quản lý đang nghĩ đến việc tuyển dụng bạn. Thêm vào các giải pháp và kết quả của các vấn đề trước đây bạn đã giải quyết trong thư xin việc của mình.
Ví dụ: “Tôi có thể xử lý bất kỳ vấn đề nào mà tôi từng gặp phải trong bất kỳ công việc nào. Trừ khi vấn đề yêu cầu sự chấp thuận của cấp trên trong việc quyết định một giải pháp cụ thể, tôi luôn có thể tự mình tìm ra giải pháp mà không cần phải làm phiền cấp trên hoặc những đồng nghiệp khác ”.
⏳Quản lý thời gian
Khả năng quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả là một kỹ năng hữu ích mà ban quản trị đánh giá cao. Bên cạnh khả năng hoàn thành các công việc cần thiết trước thời hạn hoặc vào cuối ngày làm việc, kỹ năng quản lý thời gian thường có nghĩa là bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn bình thường. Quản lý thời gian thành công cũng cho thấy bạn có hiểu biết về các công ty và đội ngũ bạn đã làm việc. Hãy cân nhắc sử dụng thư xin việc của bạn để cung cấp một ví dụ về việc bạn quản lý hiệu quả thời gian của bản thân hoặc người khác để hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết trước thời hạn.
Ví dụ: “Ở bất kỳ vị trí nào mà tôi từng đảm nhiệm, quản lý thời gian cũng đều cực kỳ quan trọng. Mọi công việc đều bao gồm thời hạn hoàn thành và việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trước khi kết thúc một ngày hoặc một tuần, và tôi luôn đảm bảo mình hiểu được động lực của nhiệm vụ và của cả đội để hoàn thành nhiệm vụ của tôi trước khi cần. ”
⏳Khả năng thích ứng
Kỹ năng thích ứng là thứ tối quan trọng trong những môi trường làm việc có nhịp độ cao và có nhiều thay đổi. Khi một sự thay đổi xảy ra trong một công ty hoặc dự án, một nhân viên dễ thích nghi sẽ điều chỉnh nhiệm vụ và các mục tiêu của mình vì lợi ích của công ty và của chính họ. Việc có thể học các kỹ năng mới một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là một lợi thế cho công ty và ứng viên. Cân nhắc việc giải thích về những công việc trước đây có yêu cầu bạn tìm hiểu một quy trình mới hoặc điều chỉnh thói quen hàng ngày và cách bạn thích nghi một cách tích cực và nhanh chóng.
Ví dụ: “Tôi thích làm việc trong môi trường có nhịp độ cao và có thể thích ứng với các quy trình mới bằng cách nhanh chóng học hỏi các kỹ năng mới. Công việc trước đây của tôi thường xuyên phải điều chỉnh các quy trình, và điều đó khiến tôi luôn sẵn sàng cho những thay đổi sẽ xảy ra ”.
⏳Sự đáng tin cậy
Đáng tin cậy là điều cực kỳ quan trọng đối với nhà tuyển dụng vì họ biết rằng họ có thể tin tưởng vào bạn. Khi bạn nói rằng bạn sẽ làm điều gì đó, mọi người hy vọng bạn sẽ giữ lời. Khi bạn đồng ý sẽ hoàn thành một nhiệm vụ, người quản lý mong có thể tin rằng bạn để hoàn thành một cách xuất sắc. Trong thư xin việc của mình, bạn có thể thêm những kinh nghiệm làm việc cho thấy người khác tin tưởng bạn và cách bạn đáp lại sự tin tưởng này một cách thành công.
Ví dụ: “Mọi công việc tôi đã làm đều liên quan đến việc ban quản lý tin tưởng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tôi đã nhiều lần được tin tưởng giao cho những nhiệm vụ có yêu cầu cao hơn và đôi khi là tế nhị vì họ có thể tin rằng tôi sẽ hoàn thành chúng. Công ty có thể tin tưởng tôi sẽ hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào tôi nói rằng tôi làm được và sẽ tự chịu trách nhiệm về mọi hành động mà tôi thực hiện ”.
⏳Công nghệ
Công nghệ sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại nơi làm việc của hầu hết các lĩnh vực và việc có năng khiếu kỹ thuật có thể khiến nhà tuyển dụng tương lai của bạn cảm thấy thoải mái khi nghĩ đến việc thuê bạn. Đối với những công việc yêu cầu bạn sử dụng công nghệ, việc có thể sử dụng kiến thức kỹ thuật tổng quan của bạn để tìm hiểu về máy móc và các kỹ năng mới có thể khiến bạn trở thành ứng viên có năng lực hơn với công việc. Giải thích ngắn gọn công nghệ mà bạn hiểu và có liên quan trực tiếp đến vị trí tiềm năng của bạn cũng như mức độ thích ứng của bạn với công nghệ mới và các kỹ năng cần thiết.
Ví dụ: “Tôi có năng khiếu kỹ thuật mạnh mẽ và đã thích nghi với các công nghệ và quy trình mới trong mọi công việc tôi đã làm. Tôi có thể làm việc với nhiều chương trình máy tính, hiểu các hệ thống thiết bị bán hàng và nhanh chóng thích ứng với công nghệ mới khi cần ”.
⏳Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một kỹ năng và một giá trị mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khả năng tuân thủ các nghĩa vụ của bạn giúp bạn duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và các cấp quản lý của mình. Giải thích ngắn gọn về đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp của bạn trong thư xin việc có thể giúp bạn có lợi thế hơn khi ứng tuyển.
Ví dụ: “Tôi tận tâm với công việc tôi làm ở bất cứ đâu và bất kể trách nhiệm của tôi là gì. Tôi quan tâm đến việc hoàn thành tốt mọi công việc hoặc nhiệm vụ mà tôi được giao và giữ quan điểm tích cực để mang lại lợi ích cho công ty và truyền cảm hứng cho các nhân viên khác. ”
**********************************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Trần Công Thành
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Công Thành – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72832
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com