Làm Thế Nào Trả Lời Câu Hỏi: “Tại Sao Bạn Muốn Công Việc Này?” Trong Cuộc Phỏng Vấn
?Tại sao người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này?
Nói một cách đơn giản, người phỏng vấn muốn biết bạn đã làm xong công việc chưa. Bạn tìm hiểu về công ty chưa? Bạn đọc kỹ bản mô tả công việc chưa? Trong câu trả lời của bạn, người phỏng vấn muốn nghe những gì bạn tìm hiểu về các sáng kiến, sứ mệnh của công ty cũng như những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với công ty, với vị trí ứng tuyển như thế nào.?Làm thế nào để trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn muốn công việc này?”
Mục tiêu câu trả lời là phải giải thích tại sao công việc này phù hợp với bạn, cũng như lý do bạn phù hợp với công ty. Bạn muốn biểu hiện sự nhiệt tình không chỉ với vị trí công việc này mà còn đối với toàn thể công ty. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn phỏng vấn cho một vị trí công việc được coi là “tiêu chuẩn” ở nhiều công ty hoặc nhiều lĩnh vực. Điều quan trọng là đưa một vài chi tiết từ việc tìm hiểu trước về công ty vào câu trả lời của bạn để người phỏng vấn biết rằng cách bạn làm việc phù hợp với cách hoạt động của công ty. Ví dụ: “Dựa trên những hiểu biết của tôi về quý công ty, tôi nhận thấy sự tận tâm của tôi trong việc hỗ trợ các thành viên trong nhóm và những ý tưởng độc đáo của các thành viên qua việc giao tiếp cởi mở rất phù hợp với sứ mệnh của công ty là tạo ra một môi trường nơi coi trọng hợp tác và sáng tạo.” Bạn có thể cấu trúc câu trả lời của mình để nhà tuyển dụng thấy được công ty có lợi ích gì từ các kỹ năng và chuyên môn của bạn. Thông tin thu thập được từ quá trình tìm hiểu về công ty giúp bạn tạo ra câu trả lời. Ví dụ, bạn có thể đề cập đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp tiềm năng và những giá trị mà bạn mang lại cho công ty trong dài hạn. Ví dụ: “Là một doanh nghiệp trên đà phát triển nhanh, công ty cần những người có kinh nghiệm quản lý để hỗ trợ công ty tăng trưởng và phát triển. Tôi thành công trong việc giám sát việc thành lập ba phòng ban mới trong năm qua và kinh nghiệm của tôi về việc này sẽ chuyển đổi phù hợp với vị trí công việc này.”Bạn cũng gây ấn tượng nếu có thể nói trôi chảy những gì bạn biết về công ty và việc bạn phù hợp với khuôn khổ của công ty như thế nào, ngoài ra còn có những điều khác mà bạn có thể trao đổi và thêm vào câu trả lời.
Ví dụ: “Giống như những gì nhân viên của công ty bạn đang làm, tôi rất coi trọng việc giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Tôi có tỷ lệ giữ chân khách hàng là 100% trong 5 năm. Kết quả này là do thời gian, sự nỗ lực, chú ý đến từng chi tiết mà tôi dành cho các mối quan hệ này ”.
?Mẹo chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn của bạn
Trước khi phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải lên kế hoạch trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến như “Tại sao bạn muốn công việc này?” hoặc “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?”
Sẽ rất hữu ích nếu bạn suy nghĩ đến những điều dưới đây và ghi lại những điều bạn muốn nói. Hình thức chuẩn bị này có thể phục vụ bạn tốt ở giây phút nóng vội, đảm bảo bạn trả lời câu hỏi mà không phải ngập ngừng.
- Tìm hiểu công ty: Đối đầu với cuộc phỏng vấn, thật thông minh khi bạn nghiên cứu về cách thức hoạt động của công ty, mục tiêu tổng quát và văn hóa công ty. Để làm được điều này, hãy kết hợp tìm kiếm các trang web, các trang truyền thông xã hội và thậm chí cả các trang chuyên nghiệp của nhân viên như trang LinkeIn, cảm nhận tất cả những gì họ đang làm.
- Biết động lực của bạn: Động lực nào khiến bạn nộp đơn xin việc ngay từ đầu? Hãy nhớ lại thời điểm bạn nhìn thấy tin tuyển dụng lần đầu tiên (Tra cứu nếu bạn cần nhớ lại). Xác định điều gì khiến bạn cho rằng vị trí này phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, bạn có thể sử dụng điều đó làm điểm khởi đầu để trả lời câu hỏi này.
- Làm nổi bật kinh nghiệm của bạn: Tương tự, bạn nên kết hợp kinh nghiệm và kỹ năng của mình vào câu trả lời khi được hỏi “Tại sao bạn muốn công việc này?” trong cuộc phỏng vấn. Bạn nên sử dụng các ví dụ cụ thể với kết quả định lượng được, nhưng bạn hãy phát ngôn ngắn gọn. Có thể hữu ích khi nghĩ câu trả lời của bạn giống như bài phát biểu ngắn gọn, trọng tâm là tự bán chính mình hay mình là người phù hợp với vị trí công việc này.
- Luyện tập trả lời: Trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn, bạn nên luyện tập trả lời thành tiếng các câu hỏi phỏng vấn tiềm năng. Tham khảo các lưu ý cho đến khi bạn thành thục. Thậm chí có thể nhờ người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên trong gia đình lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra nhận xét cho bạn.
Bạn có thể sẽ khá lo lắng khi tham gia phỏng vấn, việc này rất dễ dự đoán. Để giúp bạn không thất bại khi trả lời câu hỏi và thốt lên những câu như: “Tôi không chắc” hoặc “Tôi chỉ làm thôi” khi được hỏi tại sao bạn muốn công việc này khi phỏng vấn, việc chuẩn bị và luyện tập có thể dẫn tới thành công.
_______________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86446
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com