Làm Thế Nào Để Thấy Được Ý Nghĩa Của Những Nỗi Đau?
Lần đầu tiên trong đời, tôi đã không hoàn thành. Tôi bỏ khóa học. Và tôi đã để lại sự tự vấn lương tâm trong nhiều tháng.
Cuối cùng, tôi kiếm được một công việc thời vụ trong một công viên nước, làm việc ngoài trời và giao lưu với công chúng bằng những trò vui như ngâm ao. Mùa hè năm đó thật đẹp và nó đã chữa lành tâm hồn tôi đôi chút.
Nhưng điều đó đã kết thúc sau một vài tháng và tôi phải tìm một công việc khác thật nhanh. Tôi không muốn trắng tay lần nữa. Một phần vì tuyệt vọng và một phần vì thấy thuận lợi với kinh nghiệm trước đây, tôi đã nhận việc ở một nhà máy xử lý chất thải.
Nó hoàn toàn trái ngược với công viên đồng quê.
Nó có màu xám. Nó thật là xấu xí. Nó có mùi. Mọi người không phải là không thân thiện nhưng cũng không chào đón nồng nhiệt. Tôi cảm thấy bị mắc kẹt và bắt đầu tuyệt vọng về cuộc sống hiện tại. Công việc nặng nhọc hàng ngày khiến tôi suy sụp. Đây là tất cả những gì nơi này có?
Gần như lúc nào tôi cũng đi có cảm xúc bồn chồn lo lắng, và tôi không thể nhìn xuyên qua lớp sương mù. Tôi cảm thấy như tôi đang bị trừng phạt vì cuộc sống không rắc rối, không căng thẳng của tôi đến giờ.
Rốt cuộc, sự thành công không phải là định mệnh của tôi. Tôi đã thất bại. Hoặc cảm thấy như vậy. Tất cả chuyện này bắt đầu khi tôi hai mươi bảy tuổi và tệ nhất trong số đó là từ hai mươi tám đến hai mươi chín. Hầu như không phải là cuối đời của tôi.
Vì vậy, nếu nỗi đau không vô mục đích, thì mục đích của nó là gì? Làm thế nào có thể có được cơ hội khi ở cảm giác không hạnh phúc như thế?
Nếu ngay từ đầu tôi đã biết cách đối mặt với những cảm xúc gợi lên trong tôi, thì tôi đã không cảm nhận nỗi đau dữ dội như vậy. Thực tế tôi phải học cách đương đầu chính là mục đích cuối cùng
Bây giờ nhìn lại, tất cả điều này là cần thiết vì tôi đã học được rất nhiều trong suốt quá trình này (dù thực tế là tôi luôn học hỏi).
Mặc dù tôi vẫn không chắc chính xác mình muốn bản thân ở vị trí nào, nhưng tôi đã học cách hiện diện và có chủ đích hơn trong quá trình hàng ngày của cuộc sống. Trên thực tế, bởi vì tôi không có một ý tưởng chính xác, nên tôi phải học những điều này. Bởi vì tôi nhận ra rằng tôi cần học cách trân trọng từng khoảnh khắc hoặc tôi sẽ sống cả đời để đợi chờ tương lai phía trước.
Vì vậy, nếu bạn đang đọc bài viết này trong lúc có một cái gì đó tương tự như những gì tôi đã mô tả, hãy nhận ra rằng những gì bạn đang trải qua là một phần của một quá trình lớn hơn.
Làm cho việc đối mặt với nỗi đau là lý do cho nỗi đau.
Bất cứ điều gì bạn đang trải qua, hãy chọn xem đây là cơ hội để tìm hiểu về bản thân và trau dồi kỹ năng đương đầu. Và hãy cân nhắc rằng có thể bạn sẽ cần chính xác trải nghiệm này để chữa lành, lớn lên và phát triển.
Nếu bạn đang phải đối mặt với chuyện chia tay, đây có thể là cơ hội để hàn gắn các mối quan hệ của bạn và học cách ở một mình.
Nếu bạn vừa bị mất việc, đây có thể là cơ hội để suy ngẫm về những gì bạn thực sự muốn và những gì có thể khiến bạn trở nên thành công hơn.
Nếu mọi thứ ngay lập tức tan vỡ, đây có thể là một thách thức để tìm thấy sự bình yên và sức mạnh trong chính bạn giúp bạn có thể vượt qua mọi cơn bão đến với mình một cách tốt hơn.
Để áp dụng kiểu viễn cảnh này, chúng ta phải chấp nhận cuộc sống một cách trọn vẹn. Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy “ổn” về cuộc sống, nhưng mọi nỗi buồn đều có cơ hội để bước vào.
Chấp nhận điều này và khám phá ra cơ hội trong thử thách sẽ giúp cải thiện không chỉ sức khỏe tinh thần ngắn hạn mà còn cả cách nhìn tổng thể của bạn về cuộc sống.
Và khi bạn nắm bắt được sự thay đổi trong quan điểm này, nó sẽ cải thiện sự kiên nhẫn của bạn với cuộc sống. Một sự kiên nhẫn để cho phép cuộc sống bộc lộ ra mà không cần phải biết chính xác bằng cách nào hoặc cái gì hoặc khi nào. Đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ, chúng ta thiếu kiên nhẫn để đến được nơi mà chúng ta cảm thấy mình phải đến hoặc cảm thấy chúng ta muốn cảm nhận như thế nào. Điều này khiến chúng ta cảm thấy bực tức và có quyền nhận được tốt hơn.
Bạn xứng đáng nhận được điều tốt hơn, nhưng điều đó sẽ không xảy ra ngay lập tức.
Hãy biết ơn rằng bạn nhận thức được mong muốn của mình để đạt được thành tựu lớn hơn. Đó là bước đầu tiên. Tiếp theo là sử dụng nó một cách hiệu quả để biến nó thành hiện thực.
Nhưng chúng ta cần học cách đối mặt với nỗi đau trên chặng đường đi. Nhìn thấy cơ hội trong những trải nghiệm đau đớn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt.
Hãy xem xét sự khó chịu hàng ngày kế tiếp và giải quyết vấn đề đó — chẳng hạn như bị kẹt xe trên đường đi làm. Mặt tích cực là gì? Không thể tìm ra ư? Hãy cứ tiếp tục suy nghĩ. Có lẽ đó là cơ hội để rèn luyện tính kiên nhẫn. Hoặc một cơ hội để thực hành mà không đổ mồ hôi cho những thứ nhỏ nhặt.
Xu hướng tự nhiên của chúng ta là hướng về điều tiêu cực (lỗi của quá trình tiến hóa). Giữ vững điều đó và bạn sẽ rèn luyện cho tâm trí của mình tập trung vào ánh sáng hơn là bóng tối. Nếu chúng ta cho phép mình bị tiêu cực với những gì tiêu cực, chúng ta đang không nhìn thấy được toàn cảnh.
Bạn cũng có thể trau dồi tư duy được trao quyền này bằng cách biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của bạn. Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng vì công việc vào cuối một ngày nắng đẹp chưa? Hay vội vàng uống cà phê vào buổi sáng để suy nghĩ về phần còn lại của ngày? Hoặc bỏ lỡ những âm thanh của thiên nhiên hay bầu không khí trong lành trên làn da của bạn vì bạn đang vội vàng?
Hãy cố gắng để tâm đến những điều này và đánh giá cao chúng. Viết chúng ra giấy vào cuối ngày và bạn có thể ngạc nhiên về độ dài của danh sách những thú vui tuy đơn giản nhưng xuất hiện rải rác trong một ngày mà bạn cho là “tồi tệ”.
Sau đó, khi bất cứ điều gì bạn đang trải qua đã được giải quyết (và nó sẽ đến thôi, vào đúng lúc), bạn sẽ đánh giá cao điều tốt giữa những điều không tốt.
Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta dù theo cách này hay cách khác. Chúng ta có thể giải quyết chúng và chọn đau khổ thông qua nỗi đau hoặc giải quyết chúng và chọn sự tích cực vượt qua nỗi đau. Sự lựa chọn để giải quyết là nằm ở chúng ta.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Nhã Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Nhã Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=83726
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com