Làm Thế Nào Để Chúng Ta Có Thể Xác Định Ngôn Ngữ Cổ Nhất Trên Thế Giới?
Trong nhiệm vụ xác định ngôn ngữ cổ xưa nhất trên thế giới, điều đáng chú ý là chỉ xem xét các ngôn ngữ sống trên thế giới – những ngôn ngữ vẫn được sử dụng bởi vài cộng đồng ngôn ngữ hiện nay, dù chiếm thiểu số và rất xa xôi. Đặt ra các giới hạn này giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Tiếng Trung
Phải chăng ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới chính là ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới? Các nhà ngôn ngữ học không thể chắc chắn chính xác thời điểm tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ Hán-Tạng có mối liên hệ mật thiết khác như tiếng Miến Điện và tiếng Tây Tạng tách ra khỏi các ngôn ngữ Proto-Sinitic, nhưng các bằng chứng sớm nhất về ngôn ngữ này từng được tìm thấy trong các bản khắc trên xương và mai rùa từ khoảng đầu thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên, khoảng đầu triều đại nhà Thương. Các nhà ngôn ngữ học thường phân loại giai đoạn chính thức đầu tiên của lịch sử ngôn ngữ là tiếng Trung cổ, được sử dụng vào giai đoạn đầu và giữa của nhà Chu, bắt đầu từ thế kỷ 11 trước Công nguyên. Tiếp theo là tiếng Trung Trung Quốc, ngôn ngữ đã tạo ra tất cả các biến thể đương đại của ngôn ngữ (như tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông).
Tiếng Tamil
Nhiều người nghĩ rằng họ đã tìm thấy câu trả lời khá tốt cho câu hỏi đâu là ngôn ngữ cổ nhất ở trên thông qua tiếng Tamil, một ngôn ngữ Dravidian đã tồn tại xuyên suốt trong hơn hai nghìn năm trên tiểu lục địa Ấn Độ và một ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với tiếng Tamil cổ điển được tìm thấy trên các bia ký từ khoảng năm 300 trước Công nguyên. Nó được coi là một trong những ngôn ngữ cổ điển tồn tại lâu nhất mọi thời đại và vẫn còn khả năng tồn tại và phát triển. Ngôn ngữ này được sử dụng ngày nay bởi khoảng 75 triệu người sinh sống chủ yếu ở Ấn Độ, với dân số nói tập trung ở Sri Lanka và Singapore và rải rác khắp Fiji, Mauritius, Malaysia và Nam Phi.
Tiếng Phạn
Tiếng Tamil có thể cổ xưa, nhưng nó không xuất hiện lâu đời bằng tiếng Phạn, ngôn ngữ Indo-Aryan được sử dụng lâu dài như một ngôn ngữ của Ấn Độ cổ đại và trung cổ (thời điểm được sử dụng bởi hầu hết các học giả và giới quý tộc). Nó cũng được xem là một trong những ngôn ngữ cổ nhất thuộc hệ Ấn-Âu, vì sở hữu những điểm tương đồng đáng chú ý, nếu không muốn nói là rất giống với nhiều ngôn ngữ châu Âu. Hình thức sớm nhất được biết đến là Vedic Sanskrit, biến thể được sử dụng trong kinh thánh Hindu với tên gọi Rigveda vào giữa đến cuối thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên. Đây là ngôn ngữ phục vụ chính của Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo và thống trị các văn bản của cả ba tôn giáo. Tiếng mẹ đẻ là một trong 22 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ và thường được sử dụng trong các nghi lễ của người Hindu và được giảng dạy trong các trường học. Mặc dù có những nỗ lực mạnh mẽ để duy trì ngôn ngữ này tồn tại trong thực tế, tuy nhiên ngày nay tiếng Phạn nguyên bản hầu như không được sử dụng rộng rãi bởi bất kỳ ai và có khoảng 15.000 người sử dụng nó như ngôn ngữ mẹ đẻ. Về cơ bản, điều này chứng minh tiếng Phạn không phải là một ngôn ngữ chết.
Tiếng Hy Lạp
Chúng ta có thể chắc chắn rằng tiếng Latinh là một ngôn ngữ cổ điển không còn khả năng sống sót, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các ngôn ngữ cổ điển cùng tồn tại với sự ra đời của nền văn minh phương Tây sẽ vĩnh viễn bị xóa sổ. Chẳng hạn về ngôn ngữ Hy Lạp, được sử dụng bởi khoảng 13 triệu người trên toàn thế giới, chủ yếu ở Hy Lạp và Síp. Lịch sử của ngôn ngữ này được ghi nhận vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, khi người Hy Lạp Mycenaean được cho là đã phát triển một hệ thống chữ viết có âm tiết mà ngày nay được gọi là Linear B (và từ rất lâu trước đó là bảng chữ cái Hy Lạp). Tiếng Hy Lạp cổ đại được sử dụng từ khoảng thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, kéo dài hơn cả thời kỳ trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế La Mã. Biến thể tiếng Hy Lạp Koine của ngôn ngữ, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Attic được sử dụng trước đó ở Athens, đã trở thành hình thức phổ biến nhất trong nhiều thế kỷ vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên và phát triển thành tiếng Hy Lạp Trung cổ, hay Byzantine, cuối cùng phát triển thành tiếng Hy Lạp Hiện đại ngày nay sau sự sụp đổ của Đế chế Byzantine vào giữa những năm 1400. Mặc dù tiếng Hy Lạp Demotic ngày nay (“của đa số người dùng”) khác biệt đáng kể so với tiếng Hy Lạp Cổ đại, nhiều học giả đồng ý rằng hai ngôn ngữ này có sự tương đồng, khiến tiếng Hy Lạp chắc chắn trở thành một trong những ngôn ngữ tồn tại lâu nhất trên thế giới.
Tiếng Do Thái
Một ứng cử viên đáng chú ý khác là tiếng Do Thái, được công nhận đã được sử dụng bởi các bộ tộc Israelite ở Canaan vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Các học giả không đồng ý về việc liệu tiếng Do Thái hiện đại, thường được gọi là tiếng Israel, có thực sự là một sự tiến hóa hữu cơ của tiếng Do Thái cổ trong Kinh thánh Semitic hay không, hay nó là một ngôn ngữ Ấn-Âu với tiếng Yiddish làm nền “anchor” và tiếng Do Thái cổ là siêu ngôn ngữ mà từ đó hầu hết từ vựng và hình thái học ngày nay có thể vay mượn. Nhiều người thậm chí còn nghĩ rằng tiếng Israel ngày nay là một giống lai – dựa trên cả tiếng Do Thái cổ và tiếng Yiddish với các yếu tố của các ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Judeo – tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ba Lan. Dù như thế nào, ngôn ngữ này hầu như không còn được sử dụng như một ngôn ngữ tôn giáo và nghi thức trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ trước thế kỷ 4 CN và kéo dài cho đến khi Israel xuất hiện vào thế kỷ 19. Vì vậy, mặc dù nó vẫn còn tồn tại mạnh mẽ cho đến ngày nay, tuy nhiên nó từng có một khoảng thời gian rơi vào quên lãng trong lịch sử của ngôn ngữ.
———————————————
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Theo: Babel Magazine
- Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95938
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com