Làm Thế Nào Để Thoát Khỏi Bệnh Về Tiêu Hóa Bằng Việc Học Cách Thở Đúng?
Ngày tôi gặp “tai nạn đi ngoài” đầu tiên vào giữa bữa ăn tối với bạn bè, tôi nhận ra rằng có gì đó phải thay đổi.
? Công cuộc tìm kiếm giải pháp tốt nhất để chữa lành đường ruột của tôi đã tuyệt vọng, ám ảnh và tiêu tốn mạng sống đến mức tôi gần như tắt thở. Và khi tôi dành thời gian để lùi lại một bước và không làm gì cả, tôi chợt nhận ra: Cơ thể tôi đã rã rời đến nỗi tôi thực sự không nhớ mình thở như thế nào
Tôi không biết liệu sự lo lắng của mình có ảnh hưởng đến cách thở, rằng điều này có làm trầm trọng thêm bệnh đường ruột của tôi hay không hay liệu bệnh đường ruột có khiến tôi căng thẳng và lo lắng, làm thay đổi cách thở của tôi hay không.
Dù bằng cách nào đi nữa, vấn đề tiêu hóa, dưới bất kỳ hình thức nào, đều có nguyên nhân gốc rễ chính là những gì đang diễn ra trong đầu mỗi người: sự độc thoại hay sự kích hoạt căng thẳng của chúng ta, nhiều hơn là thức ăn chúng ta ăn.
Mối liên hệ giữa ruột và tâm trí của chúng ta rất mạnh mẽ và không thể phủ nhận. Đường tiêu hóa của con người có hệ thống thần kinh riêng và nó gửi thông tin liên tục đến não, hệ thần kinh trung ương.
Tất cả chúng ta đều đã nói với chính mình hoặc với người khác “hãy tin tưởng vào đường ruột của bạn”, “hãy đi theo đường ruột của bạn”, “Tôi có cảm giác xấu / tốt trong ruột”. Theo nghĩa đen, hệ thống thần kinh trong đường tiêu hóa của bạn gửi tín hiệu đến não của bạn rằng có điều gì đó sai hoặc đúng!
Tương tự, tất cả chúng ta đều đã nghe nói về các loại thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (hàng nghìn tỷ sinh vật sống trong ruột của chúng ta) —thực phẩm lên men, men vi sinh, thực phẩm sạch giàu chất xơ để cung cấp các vi khuẩn tốt. Nhưng bao lâu rồi chúng ta có lắng nghe về những cảm xúc thực sự trong ruột của mình — sợ hãi, lo lắng, buồn bã, kinh hãi — thực sự có thể giết chết tất cả vi khuẩn trong ruột mà chúng ta đã cố gắng nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng? Và làm thế nào để giảm bớt chúng?
Nếu chỉ tập trung vào dinh dưỡng để giảm các triệu chứng của đường ruột thì đó chỉ là một phần của bức tranh. Chúng ta phải nhìn toàn bộ cơ thể và bản thân mình như một con người toàn diện. Vì vậy, bằng cách tập trung vào việc giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, chúng ta có thể đảo ngược các vấn đề trong hệ tiêu hóa.
? Bắt Đầu Thở Đúng Cách
Cuối cùng tôi cũng cảm thấy mệt mỏi khi trao quyền phục hồi cho các chuyên gia sau bảy năm, và tôi nhận ra rằng giải pháp không nằm ở một loại thuốc hay chế độ ăn kiêng nào khác mà là do chính tay tôi. Tôi đã dành một chút thời gian để lắng nghe cơ thể và hơi thở của mình. Tôi đã phải học lại cách thở đúng để được kết nối lại với cơ thể (và cả ruột của mình).
Tôi nhận thấy rằng những gì diễn ra trong não của tôi đều do ruột của tôi cảm nhận được. Khi tôi cảm thấy căng thẳng, ruột của tôi cũng cảm nhận được điều đó. Bạn bè và gia đình khuyên tôi nên thư giãn hoặc nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn đang đối mặt với một tình huống căng thẳng trong cuộc sống, thật khó để biết bạn nên bắt đầu từ đâu.
Vì vậy, tôi thực hiện bước đầu tiên và đặt một tay lên bụng, tay kia đặt lên cơ hoành và dành tình cảm cho chúng. Tôi tự nhủ: “Tôi an toàn và tôi tin tưởng cơ thể sẽ hướng dẫn tôi đến con đường dẫn đến sự khỏe mạnh.” Tôi tập trung vào hơi thở khi bụng căng lên và cơ hoành cũng theo đó mà thở ra, tôi buông bỏ mọi suy nghĩ đang kìm hãm mình khỏi quá trình chữa bệnh thực sự.
Lúc đầu, tôi ngập tràn cảm xúc buồn bã và tự trách. Làm sao tôi có thể để mình trở nên tách rời khỏi cơ thể mình, khỏi hơi thở của chính mình? Nhưng khi ở lại với những cảm giác này và tập trung vào hơi thở của mình, tôi đã kết nối lại với cơ thể theo một cách chưa từng có. Tôi cảm thấy mạnh mẽ, sống động và vững chắc theo cách mà tôi chưa từng trải qua trước đây. Tôi phát triển niềm tin rằng cơ thể của tôi là một công cụ đẹp đẽ và nó biết nó cần những gì để được chữa lành.
Nếu được cho một nửa cơ hội, cơ thể sẽ tự chữa lành vết thương. Chúng ta chỉ cần dừng lại và để nó như thế.
Tôi chuyển từ bị ám ảnh bởi việc chữa bệnh sang một không gian không cố gắng chữa lành, không làm gì cả, và đó là nơi bắt đầu chữa bệnh của tôi. Trạng thái “không có gì” đó cho phép tiếng nói nhỏ trong ruột của bạn phát ra – đầu tiên là yên lặng, bị thương và bối rối, sau đó rõ ràng hơn và kiên cường hơn mỗi ngày.
Đó là tiếng nói mà bạn cần phải thừa nhận. Làm quen với nó. Học cách tin tưởng nó. Bởi vì đây là nơi bạn chữa bệnh và bắt đầu cuộc sống trong mơ của bạn.
? Cách Tối Ưu Hóa Sức Mạnh Của Hơi Thở Để Mang Lại Lợi Ích Cho Đường Ruột Của Bạn
1. Nhận Biết Căng Thẳng
Căng thẳng biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể gặp phải điều này khi bạn nấu ăn và con bạn quấn quanh mắt cá chân của bạn hoặc khi bạn phải dành thời gian với người mà bạn không muốn gặp.
Bất kể là nguyên nhân nào khiến bạn căng thẳng, bạn sẽ có thể giải quyết nó khi học cách nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của sự căng thẳng trong cơ thể: tim đập nhanh, ruột kích thích, đổ mồ hôi, đỏ mặt, căng cơ hoặc nghiến hàm.
Hãy dành một chút thời gian trong ngày để kiểm tra xem bạn đang cảm thấy như thế nào.
Đi đến một nơi yên tĩnh dù chỉ trong hai phút. Đặt chân của bạn trên mặt đất và cảm nhận cảm giác tiếp đất. Hãy tưởng tượng bạn đang ở dưới rễ của một cái cây to lớn, hùng vĩ. Bạn có cảm thấy ngứa ran ở tay, gánh nặng trên ngực, đầu đập thình thịch không?
Bạn có trải qua cảm giác tức giận không? Nỗi sợ? Sự vui mừng? Sự lo lắng? Hay là niềm hạnh phúc?
Hãy ở lại với những cảm xúc này. Nói với bản thân rằng bạn được an toàn. Hít thở thông qua những cảm giác và cảm nhận đó.
Khi chúng ta thở chậm lại và thở một cách tỉnh táo, chúng ta đang cho phép tâm trí giải tỏa những căng thẳng có thể gây ra kích thích ruột.
2. Thoát Ra Khỏi Dòng Suy Nghĩ Và Đi Vào Cơ Thể
Tôi đã từng cảm thấy lo lắng và sợ hãi về việc phải chịu những cơn đau suy nhược trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi muốn những cảm giác tồi tệ này dừng lại. Tất cả chúng ta đều muốn thoát khỏi cảm giác khó chịu càng nhanh càng tốt, nhưng điều này thực sự có thể tạo ra nhiều lo lắng hơn. Căng thẳng và lo lắng ngắt kết nối bạn khỏi cơ thể, và cảm xúc lẫn trực giác đều bị đứt gãy.
Điều tự nhiên là chúng ta cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng khi có điều gì đó căng thẳng xảy ra hoặc khi ta đang nghĩ về những điều sắp xảy ra trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào những gì có thể xảy ra sai lầm, chúng ta sẽ trở thành thảm họa và cuộc độc thoại nội tâm có thể khiến chúng ta trật bánh.
Điều quan trọng là bạn không chỉ trích bản thân vì những cảm giác này. Thay vào đó, hãy yêu bản thân bằng cách nói, “Đây là một phản ứng bình thường đối với hoàn cảnh này, căng thẳng hoặc khó khăn. Cảm giác theo cách này cũng không sao cả. ”
Sau đó, làm điều gì đó để thoát ra khỏi dòng suy nghĩ và đi vào cơ thể của bạn. Thực hiện một vài động tác vươn vai nhẹ, đi dạo, hay nhảy theo bài hát yêu thích. Bất cứ điều gì khiến bạn vận động đều sẽ giúp bạn không còn ám ảnh và chững lại.
3. Làm Dịu Sự Lo Lắng Bằng Cách Chấp Nhận Nó
Khi chúng ta để cho sự lo lắng diễn ra theo chiều hướng của nó mà không chống lại, nó sẽ giảm bớt. Chống lại cảm giác lo lắng là điều có thể gây ra cơn hoảng sợ.
Bạn có thể đã nghe nói về cụm từ “những gì bạn chống lại thì vẫn tồn tại,” và bạn có thể đã trải nghiệm nó.
Nhận ra và hiểu sự lo lắng của bạn: Hãy tự nói với bản thân rằng “Tôi cảm thấy lo lắng và hồi hộp vì tôi đang lo lắng về…”
Sau đó, chỉ cần thở: Hít vào và thở ra từ từ trong vài nhịp thở sâu.
Khi bạn tiếp tục thực hành điều này, bạn sẽ hòa hợp với cơ thể của mình và học cách tin tưởng vào nó.
4. Học Cách Thở Đúng
Bạn đang thở như thế nào? Qua miệng hay qua mũi? Có thể bạn chưa bao giờ để ý đến cách bạn thở. Đó là tôi trong rất lâu cho đến khi tôi bắt đầu chú ý.
Chúng ta nên thở bằng mũi. Thở bằng miệng có xu hướng kích thích nhịp thở ở ngực trên, tức là thở nông hơn. Nó khiến cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm. Khi thở bằng mũi, chúng ta thở bằng cơ hoành.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta thở bằng cơ hoành, chúng ta đang xoa bóp các cơ quan nội tạng, bao gồm cả ruột, giúp giảm viêm.
Thở bằng mũi cho phép chúng ta thở hiệu quả hơn và luôn ở trong trạng thái mà cơ thể có thể tự chữa lành.
Chúng Ta Nên Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Thở Đúng Cách?
Nhận thức được cách bạn thở suốt cả ngày. Khi bạn nhận ra được mình đang thở bằng miệng, hãy chuyển đổi và thở bằng mũi. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang thở bằng miệng.
Cố gắng thở bằng mũi nhiều nhất có thể. Thực hành càng nhiều, bạn càng rèn luyện được khả năng bình tĩnh nhanh chóng.
Lần tới khi các triệu chứng thể chất của bạn xuất hiện, thay vì tìm kiếm giải pháp tốt nhất tiếp theo và cố gắng chữa lành, tạo ra căng thẳng và lo lắng, hãy hít thở và hỏi cơ thể: Bạn cần chữa bệnh gì?
Sau đó, hãy lắng nghe những dấu hiệu mà nó mang lại, vì nó chính là liều thuốc hoàn hảo dành cho bạn.
———————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://tinybuddha.com/blog/how-i-overcame-my-chronic-digestive-issues-by-learning-to-breathe-right/
- Người dịch: Trần Vân Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Thị Tuyến – Nguồn iVolunteer Vietnam
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=83103
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com