Khám Sức Khỏe Đi Làm: Định Nghĩa, Phân Loại và Ví Dụ
- Khám sức khỏe định kỳ
- Xét nghiệm ma túy hoặc rượu
- Kiểm tra sức khỏe tim mạch
- Kiểm tra khả năng thể chất, chẳng hạn như chạy bộ hoặc nâng tạ
- Kiểm tra tâm lý
Dưới luật pháp của nước Mỹ, các nhà tuyển dụng không được yêu cầu các ứng cử viên tiềm năng thông báo hay trải qua khám sức khỏe nhằm mục đích phát hiện những thương tật, bệnh mãn tính, bệnh về tâm lý hay dị tật bởi vì như vậy theo Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật được coi là hành động phân biệt đối xử. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên trải qua đánh giá sức khỏe để xem xét khả năng hoàn thành tốt trách nghiệm công việc. Về cơ bản, sự khác nhau phụ thuộc vào ý định của người tuyển dụng và loại hình kiểm tra.
Hãy lấy cảnh sát làm ví dụ, họ có thể sẽ cần phải trải qua khám sức khỏe về thể lực trước khi nhận được việc. Bài kiểm tra phải liên quan tới những nhiệm vụ mà người cảnh sát đó có thể sẽ gặp phải, ví dụ như chạy nước rút hay nhấc một vật ở một cân nặng cụ thể nào đó, thay vì một bài kiểm tra chung chung có mục đích tìm ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quy định quốc gia về sàng lọc sức khỏe cho nhân viên mới
Một nhân viên sau khi nhận được hợp đồng làm việc, sẽ có rất nhiều loại hình khám sức khỏe hợp pháp hơn dưới Luật liên Bang Mỹ. Nếu bạn có một lời mời làm việc không rõ ràng, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn thực hiện nhiều đợt khám sức khỏe hợp pháp, có thể là khám sức khỏe tim mạch hay bất kỳ loại hình nào.
Dưới Đạo luật người Mỹ khuyết tật, các nhà tuyển dụng có thể yêu cầu nhân viên mới đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe nếu:
- Tất cả các ứng viên đều phải khám sức khỏe như nhau
- Hồ sơ bệnh án của các nhân viên mới là bảo mật và lưu trữ riêng biệt với tất cả các hồ sơ khác.
- Kết quả khám sức khỏe không được dùng để phân biệt đối xử với nhân viên mới.
Quy định quốc gia cho một số các lĩnh vực, chuyên ngành.
Một số luật liên bang đặt ra các tiêu chuẩn riêng cho các công việc cụ thể yêu cầu ứng viên và các nhiên viên phải có một buổi trao đổi. Đối với các chuyên ngành liên quan tới quy định hợp pháp này, các nhà tuyển dụng chỉ có thể tuyển dụng những nhân viên đáp ứng đủ yêu cầu của Liên Bang. Ví dụ, nếu quy định liên bang yêu một tài xế phải có một tầm nhìn tốt để có thể có thể phân biệt rõ đường đi, các xe đi tới, nhà dân và các rủi ro có thể gặp phải khác liên quan tới lái xe. Các cá nhân sẽ bị cấm làm các công việc liên quan đến lái xe tải nếu họ có bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan tới tầm nhìn.
Người tuyển dụng có thể từ chối bạn bởi vì kết quả khám sức khỏe không?
Nếu bạn sợ công việc tương lai của bạn có thể bị tước mất do kết quả khám sức khỏe của mình, thì đừng lo lắng vì hợp pháp mà nói bạn không thể mất lời mời làm việc vì tình trạng sức khỏe hiện có. Nếu nhà tuyển dụng rút lại lời mời của họ bởi vì thương tật hay bệnh nền của bạn, Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật sẽ coi đó là phân biệt đối xử.
Bố trí hợp lý
Người tuyển dụng chỉ có thể từ chối bạn sau khi nhận kết quả khám sức khỏe và nhận thấy sức khỏe của bạn không đủ để thực hiện công việc một cách an toàn ngay kể cả khi đã có sự bố trí thích hợp. Sự bố trí hợp lý chính là việc điều chỉnh lại công việc hay môi trường làm việc để phù hợp với nghĩa vụ của bạn sau khi nhận việc.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một nhân viên mới đã hoàn thành khám sức khỏe và qua đó cho thấy họ gặp khó khăn rối loạn vận động. Nếu nhân viên mới đó có thể hoàn thành công việc của họ với sự bố trí thích hợp chẳng hạn như máy hướng dẫn ngón tay được gắn trên bàn phím của họ, thì nhà tuyển dụng bắt buộc phải cung cấp các nhu cầu đó, theo Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật.
Các loại hình khám sức khỏe đi làm
Dưới đây là một số loại hình khám sức khỏe việc làm phổ biến:
1. Kiểm tra ma túy và rượu
Người quản lý chỉ có thể đưa ra xét nghiệm ma túy và rượu nếu bạn có một hợp đồng điều kiện làm việc. Xét nghiệm ma túy và rượu có thể bao gồm kiểm tra nước bọt, mồ hôi, tóc hoặc nước tiểu của bạn để tìm thấy các dấu hiệu của ma túy hay rượu. Về cơ bản, bạn sẽ phải có một cuộc hẹn mới cơ sở khác ở bên ngoài để hoàn thiện quá trình khám sức khỏe này và công ty sẽ gửi thẳng kết quả xét nghiệm cho nhà tuyển dụng của bạn.
2. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một đánh giá chung về sức khỏe tổng thể của bạn. Bác sĩ của bạn có thể thực hiện quy trình khám sức khỏe này hoặc nhà tuyển dụng sẽ chọn một bác sĩ riêng. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra phản xạ, tầm nhìn và khả năng nghe sau đó hỏi các câu hỏi chung về tình trạng sức khỏe của bạn.
3. Sức khỏe tim mạch
Khám sức khỏe thể lực có thể đã bao gồm sức khỏe tim mạch còn không bạn sẽ phải khám riêng. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim của bạn bằng ống nghe sau đó kiểm tra mạch và áp lực máu của bạn. Bạn có thể sẽ phải xét nghiệm máu để đo lường độ cholesterol, natri hoặc kali của mình.
4. Kiểm tra thể lực
Kiểm tra thể lực có thể về sức bền thể chất, độ khỏe mạnh, dẻo dai hay tốc độ của bạn. Các bài kiểm tra này có thể bao gồm chạy vòng tròn, thực hiện một số bài thể dục đơn giản như chống đẩy hay nhấc một số vật nặng cụ thể. Thông thường bạn chỉ phải kiểm tra thể lực cho các công việc yêu cầu nhân viên phải có thể chất khỏe mạnh, chẳng hạn như cảnh sát hay bê hàng hóa.
5. Kiểm tra tâm lý
Kiểm tra tâm lý nhân viên có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số bài kiểm tra có thể đơn giản như các bài kiểm tra tính cách hoặc năng khiếu mà nhà tuyển dụng sử dụng để hiểu rõ hơn về phong cách làm việc và năng lực của bạn. Nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học có thể tiến hành các bài kiểm tra tâm lý khác. Các bài kiểm tra này có thể sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe tâm lý của bạn, tiền sử các bệnh trầm cảm hoặc các tình huống có thể làm bạn căng thẳng. Nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng các bài kiểm tra này để đánh giá xem liệu bạn có cần cung cấp bố trí đặc biệt nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn.
Mẹo chuẩn bị cho buổi kiểm tra sức khỏe việc làm của bạn
Dưới đây là một số lời khuyên để chuẩn bị cho việc kiểm tra sức khỏe việc làm của bạn:
1. Chuẩn bị thể trạng sức khỏe tốt nhất
Một ngày trước ngày kiểm tra, hãy làm theo các bước sau để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị kĩ lương:
- Tránh các âm thanh lớn ảnh hưởng đến thính giác của bạn
- Ngủ ngon
- Hạn chế ăn những chất có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Ví dụ, nếu bạn biết trước caffeine sẽ làm tăng nhịp tim của bạn, hãy cân nhắc chuyển sang uống trà thảo dược vài tiếng trước khi kiểm tra.
- Ăn đồ ăn dinh dưỡng
- Nếu bạn có một buổi kiểm tra thể lực, hãy tập trước các bài tập nhẹ nhàng hoặc dãn cơ.
- Uống nhiều nước
2. Mang theo đủ những thứ cần thiết
Kiểm tra những đồ dùng cần thiết với nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn và bất kỳ tổ chức nào khác có liên quan tới quá trình kiểm tra sức khỏe của bạn. Tùy thuộc vào bài kiểm tra mà bạn có thể cần mang theo một số các món đồ sau:
- Căn cước công dân
- Danh sách các loại thuốc đang sử dụng và đơn thuốc của bạn
- Các vật dụng hỗ trợ, như kính hay máy trợ thính
- Danh sách các vấn đề sức khỏe, dị ứng và các cuộc phẫu thuật
- Giấy tờ làm việc từ nhà tuyển dụng của bạn về một số dịch vụ hoặc yêu cầu cụ thể
3. Giữ bình tĩnh
Tuy rằng khám sức khỏe đi làm có thể rất căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Bác sĩ, nhà tâm lý học hay các chuyên gia y tế khác kiểm tra sức khỏe cho bạn chỉ muốn đưa ra các chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng yêu kiểm tra sức khỏe vì họ muốn bạn được làm việc an toàn và thuận lợi nhất có thể. Hãy trung thực trả lời các câu hỏi về tiền sử bệnh của bạn. Nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi, hãy nhờ các bác sĩ hay chuyên gia y tế giải thích lại.
————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Bài viết gốc: Indeed.com
- Tên người dịch: Nguyễn Thanh Hiền
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thanh Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=84369
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com