Điều Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết Về Việc Thiết Lập Ranh Giới
Lợi ích của việc duy trì ranh giới là gì?
Ranh giới là giới hạn giữa chúng ta và những người khác cho phép chúng ta tôn trọng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu và chăm sóc tốt cho bản thân. Chúng ta cần thiết lập ranh giới bởi vì:- Ranh giới cho ta sự bảo vệ chống lại những người thường làm những việc khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.
- Điều chỉnh hành vi gây phiền hà và cho người khác biết điều gì có thể chấp nhận được hay không, chúng ta đứng ở đâu và chúng ta sẵn sàng khoan dung điều gì, giúp cải thiện đáng kể ý thức về bản thân của chúng ta.
- Đặt ra ranh giới giúp chúng ta tin tưởng bản thân và ngược lại, tin tưởng người khác.
- Giúp chúng ta đối xử với bản thân và mọi người như nhau với sự tôn trọng và phẩm giá.
- Dạy chúng ta những gì cần thiết cho bản thân và cho chúng ta can đảm để đứng lên.
- Tạo sự tự tin khi ta làm việc trên tinh thần cứng cỏi của mình.
- Thiết lập ranh giới rất hào phóng đối với người khác vì nó cho phép họ phát triển và chịu trách nhiệm về bản thân, hành động và các vấn đề của họ.
Thế nên, nếu việc thiết lập ranh giới là một điều tốt như vậy, thì vấn đề là gì?
Vấn đề là nó khó, đặc biệt là đối với những người không quen đặt ra ranh giới. Nó có thể khiến bạn tự vấn bản thân và những dự định của mình, đồng thời khiến thế giới của bạn trở nên đảo lộn.
Tại sao việc thiết lập ranh giới lại khó đến vậy?
Hầu hết những người có ranh giới yếu đều:
- Không nhận thức được nhu cầu của họ, điều này cần rất nhiều thời gian và thực hành
- Sợ phải đứng lên vì bản thân
- Không tin vào bản thân họ xứng đáng được công nhận và kính trọng ranh giới của mình
- Sợ mọi người nghĩ mình ích kỷ
- Cho rằng sai lầm khi nghĩ về bản thân vì những ảnh hưởng văn hóa hay tôn giáo khác nhau
- Tin rằng những gì họ muốn là không hợp lý
Làm thế nào để bạn bắt đầu thiết lập ranh giới?
1. Tự kiểm điểm
Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống mà bạn cảm thấy như bị lợi dụng, bị coi thường hay bị đối xử thiếu tôn trọng chưa? Khi bạn nhận thấy bất kỳ điều gì trong số những điều trên, bạn cần tự hỏi bản thân:
- Bạn đang cảm nhận về điều gì? Đó có phải là sự tức giận, tổn thương, hay phản bội?
- Điều gì đã mang đến những cảm giác đó? Người kia đã làm gì? Họ có coi thường cảm xúc của bạn hay có hành động tùy tiện không? Họ có vượt qua ranh giới mà bạn không muốn ai vượt qua không?
- Bạn đã phản ứng với tình huống như thế nào? Bạn có phớt lờ, bao biện cho họ, hay tức giận và phẫn uất, nhưng lại nở nụ cười giả tạo?
- Tại sao bạn lại dung thứ cho hành vi này và phản ứng theo cách này? Bạn sợ điều gì?
Vậy nên, bước đầu tiên là ý thức về những gì đã xảy ra và những gì bạn đang cảm thấy.
Điều này rất cần thiết vì nó giúp bạn nhận thức được nhu cầu, mong muốn và giới hạn của mình, nhận thấy khi ai đó đang lơ là hoặc vi phạm chúng và phản ánh về cách bạn thường đáp lại – và tại sao.
2. Trung thực và can đảm
Bước thứ hai là thành thật về những gì bạn sẽ thực hiện trong tình huống và được phản ánh để bạn có thể tìm ra cách phản ứng công bằng và lành mạnh nhất.
Sau đó, đến phần khó nhất: đi tìm lòng can đảm để hành động ngay cả khi điều đó có thể làm người khác phật lòng, tức giận hoặc khó chịu.
Mọi thứ bên trong bạn có thể hét lên rằng đây là một sai lầm. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng và thậm chí không an toàn khi lên tiếng. Nhưng hãy nhớ rằng phớt lờ vấn đề không phải là một giải pháp vì bạn sẽ chỉ cảm thấy bực bội nếu bạn liên tục tránh nói những gì bạn thực sự muốn nói.
Điều không ai nói cho bạn biết về việc thiết lập ranh giới
1. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi
Tại một thời điểm nào đó, bạn có thể đã học được rằng nhu cầu, cảm xúc và mong muốn của bạn ít quan trọng hơn những nhu cầu của người khác. Khi bạn bắt đầu thực hiện những thay đổi, có thể bạn sẽ cảm thấy như đang dấn thân vào một cuộc hành trình ích kỷ và phản bội lại chính con người mình.
2. Bạn có thể sẽ mắc sai lầm
Bạn đang học một kỹ năng mới, và sai lầm chắc chắn sẽ xảy ra. Bạn có thể phản ứng thái quá với những vấn đề nhỏ hay không thể truyền đạt cảm xúc và nhu cầu của mình một cách chính xác hoặc rõ ràng. Không có đúng hay sai ở đây, chỉ có chặng đường học tập của bạn (learning curve: đường cong học tập, là quá trình để một người phát triển kỹ năng bằng cách học hỏi từ những sai lầm). Bạn có thể luôn luôn thay đổi quyết định của mình hoặc xin lỗi sau nếu bạn nhận ra quyết định của mình không phải là điều tốt nhất.
3. Đôi khi có cảm giác như bạn đang chiến tranh với chính mình
Ở một mức độ nào đó chính là như vậy. Một cuộc chiến với những gì bạn từng tin là đúng nhưng không còn nữa, một cuộc chiến chống lại những câu trả lời mặc định của bạn.
4. Không hề dễ dàng
Đôi khi nó có nghĩa là sai hướng, trượt chân và mối quan hệ đã mất. Nhưng nếu bạn thành thật với chính mình, bạn có thể nhận ra rằng những mối quan hệ đó đã chết ngay từ đầu; bạn đang cố gắng nuôi dưỡng những mối quan hệ bất hạnh vì bạn sợ phải để chúng ra đi.
5. Khiến bạn phải đối đầu với những con quỷ mà bạn không biết trong mình đã tồn tại
Sự bất an của bạn, cảm giác đánh giá thấp bản thân, nỗi sợ hãi bị từ chối hoặc cô đơn — tất cả những điều này và nhiều bong bóng nổi lên khi bạn thành thật về lý do tại sao bạn phải đấu tranh với việc thiết lập ranh giới và bắt đầu vượt qua các rào cản của mình.
6. Lấy đi tất cả những gì bạn có, làm bạn rơi nước mắt và khiến bạn suy sụp
Nhưng khi tất cả đã hoàn thành và kết thúc, bạn sẽ tạo nên sức mạnh, trí tuệ và sự tin tưởng vào bản thân. Bạn học được cách trao cảm xúc đáng tin cậy hơn, biết rằng chúng là tín hiệu nội bộ cho thấy có điều gì đó không ổn và bạn cần điều tra thêm về chúng để có thể quyết định điều gì thực sự tốt nhất cho mình.
Thế nên phải rồi, ranh giới có thể thay đổi cuộc sống, nhưng sự biến động về mặt cảm xúc thường đi kèm với chúng không dành cho những người yếu đuối. Thay đổi bản thân, thoát khỏi vùng an toàn, làm những điều phù hợp có thể kích hoạt bộ não bò sát của bạn, thứ vốn luôn khao khát sự an toàn, khiến bạn cảm thấy mình như đang làm sai điều gì đó. Arnold Bennet đã đúng rằng khi nói rằng mọi sự thay đổi, ngay cả khi tốt hơn, đều đi kèm với sự nỗi lo lắng.
Deepak Chopra nói rằng “Tất cả những thay đổi lớn đều có trước những sự hỗn loạn.” Tôi tin rằng lợi ích của việc duy trì ranh giới làm cho sự hỗn loạn trở nên đáng giá.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Lê Quỳnh Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam’’
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=85484
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com