Chiến Tranh Nga Và Ukraine Thực Sự Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Công Việc Kinh Doanh?
?Điều gì được ưu tiên trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu?
Với điều này, giờ đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về vai trò của doanh nghiệp trong xã hội. Kết quả là, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi không đơn giản: Nếu động cơ tài chính của các cổ đông mâu thuẫn với các quyền cơ bản của con người, thì nhu cầu của ai nên được ưu tiên?
Lập luận suốt đời của tôi là nhu cầu dài hạn của các cổ đông không bao giờ lệch với nhu cầu xã hội của chúng ta. Henry Ford đã đưa ra lập luận rất nổi tiếng, lợi nhuận vượt quá nên dùng để trợ giá cho ô tô của ông để nhân viên có đủ khả năng mua chúng. Ông biết rằng việc sản xuất ô tô với giá cả phải chăng hơn sẽ tạo ra một thị trường lớn hơn rất nhiều đối với họ trong dài hạn. Các nhà đầu tư của ông đã đưa ông ra tòa vì ông đang đánh đổi lợi nhuận ngắn hạn của các cổ đông với khả năng tài chính lâu dài của công ty cũng như lợi ích cho xã hội.
Liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhiều doanh nghiệp đang đứng giữa ngã ba đường. Con đường họ chọn có thể mang lại sự cứu trợ ngay lập tức cho các cổ đông nhưng không phản ánh chính xác giá trị của họ với tư cách là một tổ chức. Nhưng quan niệm rằng đạo đức cá nhân của một người có thể tách biệt với đạo đức kinh doanh của một người là một sai lầm.
?Một động thái kinh doanh tốt và một hành động bắt buộc mang tính đạo đức
Việc các doanh nghiệp cần rút khỏi Nga vừa là một động thái kinh doanh tốt vừa là một hành động bắt buộc mang tính đạo đức. Nhận thức tích cực của công chúng, chuỗi cung ứng đáng tin cậy và các giá trị ngoại giao mạnh mẽ đều là lợi ích lâu dài của các cổ đông. Làm kinh doanh với một quốc gia và ở trong quốc gia có chính sách đối ngoại thất thường và hiếu chiến rất có thể sẽ làm hao mòn giá trị của cổ đông theo thời gian. Xã hội và các nhà đầu tư ngày càng tinh thông hơn khi nhìn thấy những lợi ích lâu dài của việc trở thành một doanh nghiệp “tốt”. Trường hợp này cũng không ngoại lệ.
Đối với hành động bắt buộc mang tính đạo đức, tôi chắc chắn rằng nhiều doanh nghiệp sẽ từ chối lập trường chống lại cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Họ có thể sẽ thay mặt cho các cổ đông của họ để làm tốt trong những năm tới. Nhưng khi mô hình về quyền ưu tiên của cổ đông bị hao mòn, những doanh nghiệp phát triển mạnh sẽ là những doanh nghiệp phản ánh giá trị của những người sáng lập và xã hội của chúng ta.
Khả năng tách biệt đạo đức cá nhân với đạo đức kinh doanh của chúng ta đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận xung quanh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ. Điều này tùy thuộc vào việc chúng ta có phá bỏ bức tường lửa giữa đạo đức cá nhân và đạo đức doanh nghiệp và đồng thời dẫn dắt doanh nghiệp làm tốt trong tương lai.
***********
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Trần Thị Trà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Trà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95687
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com