Cách Học Một Ngôn Ngữ ở Bất Kỳ Độ Tuổi Nào
Học ngôn ngữ giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ và suy giảm nhận thức – một lý do khác để bắt đầu học ngoại ngữ, ngay cả khi bạn lớn tuổi. Nó giúp bạn có tinh thần khỏe mạnh! Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ việc học ngôn ngữ không bao giờ là dễ dàng và luôn đòi hỏi sự chăm chỉ, kể cả đối với những người học nhỏ tuổi. Điều đó lý giải tại sao việc quan trọng là phải học từng chút một với những khoảng nghỉ ở giữa và bao gồm cả việc lặp lại thường xuyên. Đó là cách duy nhất để củng cố những gì bạn đã học được trong trí nhớ dài hạn của mình và đó là thành phần trung tâm của công thức học lặp lại ngắt quãng của Babbel. Đừng đặt quá nhiều áp lực cho bản thân. Thay vào đó, hãy dành cho bản thân thời gian để đọc, viết và hiểu bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ lớn. Nghe văn bản ở tốc độ và âm lượng phù hợp với bạn. Tăng kích thước phông chữ trên các thiết bị kỹ thuật số của bạn, và điều chỉnh độ sáng và độ tương phản. Sử dụng hình ảnh và các kỹ thuật học tập khác để được hỗ trợ. Thiết bị ghi nhớ là một phương pháp rất hiệu quả để lưu giữ lại những gì bạn đã học, nhưng chúng chỉ được đưa vào bộ nhớ dài hạn của bạn thông qua việc lặp lại thường xuyên.
5. Là một người học trưởng thành, bạn có thể có nhiều động lực hơn
Động lực học ngoại ngữ của bạn là một yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Tại sao bạn học ngôn ngữ này? Vì những lý do cá nhân hay gia đình? Vì công việc? Hay bởi vì bạn bị thu hút bởi một đất nước và nền văn hóa của nó? Hay để giữ vững tinh thần của bạn khỏe mạnh? Dù bạn có bất cứ lý do gì, hãy ghi nhớ nó. Khi bạn đã xác định được lý do tại sao bạn muốn học một ngôn ngữ, hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được cho bản thân. Có thể bạn muốn gọi một ly café au lait bằng tiếng Pháp vào kỳ nghỉ tới hoặc xem một chương trình truyền hình nước ngoài bằng chính ngôn ngữ nguyên bản. Bạn có thể tiếp cận những gì bạn học một cách có chọn lọc và tập trung vào những thứ mang bạn đến tiến đến gần hơn với mục tiêu của mình.
6. Bạn được chọn cách bạn duy trì nó
Không dễ dàng để duy trì động lực trong một thời gian dài vì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua giai đoạn ổn định hoặc thử thách. Đó là lý do tại sao việc tích hợp việc học ngôn ngữ vào cuộc sống hàng ngày của bạn và kết hợp nó với các hoạt động mà bạn cảm thấy thú vị, như sách, phim, nấu ăn, du lịch, thể thao, âm nhạc hoặc giao lưu lại càng quan trọng hơn. Bạn cũng có thể thử nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như video hướng dẫn, podcast, ứng dụng học ngôn ngữ hoặc các cuộc trao đổi ngôn ngữ. Bạn có thể tìm thấy nhiều lựa chọn trên internet và không phải lúc nào cũng phải là các khóa học ngôn ngữ truyền thống trong lớp học. Các bài học của Babbel hướng đến những người có cuộc sống bận rộn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể học tất cả mọi thứ thông qua một ứng dụng mà bạn có thể quản lý được, mỗi bài học thì kéo dài từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Theo Fidi, điều quan trọng chính là bạn đừng làm quá nhiều, nếu không bạn sẽ bị choáng ngợp. Nó sẽ tốt hơn nếu mỗi ngày làm một chút.
7. Học cách ngừng sự lo lắng và yêu thích giọng nói của bạn
Một số điều rất khó học ngay cả khi bạn còn trẻ – như việc nói không mang theo màu giọng của bạn. Theo lý thuyết về giai đoạn quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ (được Penfield và Roberts đưa ra lần đầu tiên vào năm 1959), có một ngưỡng thời gian sinh học tối ưu để đạt được trình độ ngôn ngữ của người bản ngữ, kết thúc ở độ tuổi từ 6 đến 9 (một số người nói với sự bắt đầu của tuổi dậy thì). Sau đó, nó càng ngày càng tăng sự khác biệt với phát âm của người bản ngữ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học một ngôn ngữ đủ tốt để hiểu và để người khác hiểu(hay còn gọi là đạt được sự trôi chảy), và giọng của người nước ngoài thường trở nên dễ thương hoặc quyến rũ đối với người bản ngữ. Thêm vào đó, nếu bạn thực sự chăm chỉ, bạn không thể không phát âm như người bản ngữ với các bài tập trọng tâm. Và như họ nói, ngoại lệ chứng minh quy luật!
8. Học cách ngừng lo lắng và yêu những lỗi lầm của bạn
Bạn càng lớn tuổi, bạn càng hay chỉ trích bản thân. Khả năng chịu đựng sai lầm của bạn có thể giảm đi hoặc bạn có thể cảm thấy ức chế hoặc xấu hổ khi thử những gì bạn đã học được. Nhưng theo Fidi, những sai lầm là một phần thiết yếu của quá trình học hỏi. Tùy thuộc vào tính cách của bạn – hướng ngoại và sẵn sàng thử những điều mới hay hướng nội và cầu toàn – bạn nên tìm một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói, đặt câu hỏi và để bản thân mắc lỗi. Đó có thể là trong một nhóm hoặc một mình với một ứng dụng, với người bản ngữ hoặc với một người học khác. Hãy chấp nhận “tốt” thay vì phấn đấu cho “tuyệt vời”, và bạn sẽ sớm vượt qua kỳ vọng của chính mình.
*******************************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babel Magazine
- Người dịch: Nguyễn Thị Kim chi
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Nguyễn Thị Kim Chi – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86647
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com