Cách Bắt Đầu Một Bức Thư Xin Việc
Từ: John Doe
11301 West Olympic Boulevard Apt. 100
Los Angeles, CA 90064
(212) 245-7154
johndoe@email.com
Đến: Jane Doe
Senior Hiring Manager, XYZ Inc.
(212) 244-7701
jdoexyz@email.com
Chú thích: Bạn có thể đặt “Từ:” và “Đến:” theo nhiều cách: một cái trên một cái dưới, để đối diện nhau, hoặc để cả hai phần về cùng bên trái của thư xin việc. Tuy nhiên, bạn nên đặt thông tin cá nhân của bạn lên trước.
- Gửi đơn ứng tuyển của bạn cho người chịu trách nhiệm cụ thể trong việc tuyển dụng nhân viên.
- Cố gắng tránh lời chào chung chung “Kính gửi: Người đang đọc bức thư” bởi vì nó nghe có vẻ lạnh lùng và thờ ơ. Tìm hiểu tên của người sẽ xem xét sơ yếu lý lịch. Trước khi bạn bắt đầu thư xin việc với dòng chữ “Kính gửi Quản lý tuyển dụng”, hãy tham khảo email, trang web của công ty hoặc hồ sơ của tổ chức trên Linkedin.com để tìm kiếm thông tin mở về công việc: có lẽ tên của người điều hành tuyển dụng sẽ được nhắc đến ở cuối bài đăng tuyển. Sự chú ý từng chi tiết này và việc cá nhân hóa trong cụm từ chào hỏi có thể là một đặc điểm nổi bật giữa hàng tá bức thư xin việc nằm trong hộp thư đến của nhà tuyển dụng.
✨Bắt đầu với một lời chào
Nói chung, bắt đầu thư xin việc với lời chào như “Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],” là cách đúng đắn. Sau đây là một vài lời chào hỏi thay thế khác:
- Kính gửi [Tên và họ]
- Kính gửi ngài/ tiến sĩ.[Họ], (lời chào rất lịch sự)
- Kính gửi [Tên], hoặc Xin chào, [Tên[, (lời chào thân mật)
Nếu bạn không thể tìm ra người cụ thể để điền vào thư xin việc của mình, thì hãy sử dụng “Kính gửi Quản lý Tuyển dụng”, “Kính gửi Quản lý Nhân sự” hoặc “Kính gửi Ngài”. Và đừng quên dấu phẩy sau lời chào hỏi.
Bây giờ hãy bắt tay vào viết một lời chào sau phần tiêu đề chúng ta vừa viết trước đó:
Từ: John Doe
11301 West Olympic Boulevard Apt. 100
Los Angeles, CA 90064
(212) 245-7154
johndoe@email.com
Đến: Jane Doe
Senior Hiring Manager, XYZ Inc.
(212) 244-7701
?CÂU VÀ ĐOẠN VĂN MỞ ĐẦU
Bắt đầu một cách trực tiếp, dứt khoát. Nêu rõ công việc bạn đang ứng tuyển. Hầu hết các chuyên gia nghề nghiệp đều đồng ý cách bắt đầu một lá thư xin việc chung. Họ nói rằng bạn không cần giới thiệu dài dòng trước khi bạn đi thẳng vào vấn đề, Bắt tay vào công việc ngay từ câu đầu tiên. Nói cho họ biết bạn là ai và một vài câu về kinh nghiệm làm việc của bạn. Viết về chuyên ngành của bạn, cung cấp số năm kinh nghiệm, và những thành tựu quan trọng của bạn là gì. Hãy thật ngắn gọn; phần mở đầu thư xin việc không phải là nơi phù hợp cho việc đi quá sâu vào phân tích các chi tiết. Bạn sẽ có phần nội dung thực hiện điều đó.
Ví dụ:
“Tôi cực kỳ hứng thú khi nhìn thấy XYZ Inc. đang tìm kiếm ứng cử viên cho vị trí Trưởng quản lý dự án có kinh nghiệm trong việc giải quyết những dự án phần mềm phức tạp dành cho ngành công nghiệp luyện kim. Với hơn bốn năm kinh nghiệm cộng tác với đội nhóm phát triển phần mềm gồm 31 thành viên trong khối chế tạo máy móc, tôi tự tin rằng tôi là mảnh ghép phù hợp cho vị trí Trưởng quản lý dự án tại XYZ Inc.”
Bạn cũng có thể muốn nhấn mạnh một bản giấy giới thiệu hoặc sự tương tác qua lại trong phần giới thiệu thư xin việc. Có phải bạn của bạn hay người đồng nghiệp trước kia làm việc với công ty và giới thiệu bạn ứng tuyển công việc này? Bắt đầu thư xin việc với tên của người đã đề xuất công việc này với bạn. Kết nối giữa mạng lưới và kết nối cá nhân có thể giúp bạn nhận được công việc, và vị trí bạn kết nối càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội được trúng tuyển công việc hơn.
Ví dụ:
“Tôi rất vui khi được biết đến công việc thông qua một người đồng nghiệp trước của tôi, John Johnson. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau ba năm trong dự án luyện kim phức tạp tại ABC Global. Anh ấy nghĩ rằng tôi sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí này tại quý công ty.”
?NHỮNG ĐIỀU CẦN VIẾT TIẾP THEO TRONG BỨC THƯ XIN VIỆC
Giả sử bạn tiến hành nghiên cứu về vị trí, tìm giám đốc tuyển dụng cụ thể, tạo ra một tiêu đề chuyên nghiệp, bắt đầu thư xin việc với một lời chào thích hợp và viết một đoạn văn mở đầu vô cùng hấp dẫn. Bố cục gọn gàng, mức độ sắc thái phù hợp. Hãy dành một chút thời gian nghỉ ngơi, nhâm nhi tách cà phê nóng và thư giãn trước khi bắt đầu đoạn thứ hai (phần nội dung) và kết luận của bức thư. Phần còn lại của thư xin việc cũng quan trọng không kém phần giới thiệu, vì vậy bạn cần làm mới, thư thái đầu óc của mình.
?ĐOẠN THÂN/NỘI DUNG
Nhìn chung, phần thân thư xin việc bao gồm rất nhiều đoạn văn, nơi bạn có thể đi vào từng chi tiết về trình độ học vấn, giải thích lòng tận tâm, đam mê của bạn, liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan, và chứng minh cho người đọc thấy rằng bạn là mảnh ghép hoàn hảo cho vị trí này.
✨Thể hiện sự tận tâm, nhiệt huyết với công ty
Những nhà tuyển dụng đánh giá cao lòng nhiệt huyết và hứng thú chân thật. Thực tế, họ thường có xu hướng đánh giá cao sự nhiệt huyết nhiều hơn một chút so với những kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Không, điều đó không có nghĩa là lòng nhiệt huyết có thể thay thế cho sự thiếu kỹ năng hay trình độ chuyên môn thấp. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự tận tâm, đam mê công việc này, bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn thiếu một vài kỹ năng nhất định.
Thể hiện lý do bạn say mê làm việc với họ. Lấy những ví dụ minh họa, nếu bạn có thể làm việc với họ. Và nhớ rằng từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, sự hứng thú đồng nghĩa với sự trung thành và cống hiến hết mình trong tương lai, đó là lý do tại sao cần phải chỉ ra sự hứng thú trong công việc một cách chân thành.
✨Thể hiện sự yêu thích của bạn với công ty và với sản phẩm của họ
Nếu bạn đã tổng hợp được một số sản phẩm của công ty, thử một vài dịch vụ của họ, hay bằng cách nào đó liên hệ được những gì công ty làm (hoặc đã làm), hãy nhắc tới chúng. Chẳng hạn như, nếu bạn đang ứng tuyển cho công ty phát triển phần mềm chăm sóc sức khỏe, hãy nói cho họ biết rằng bạn là một người dùng năng động của app hoặc nền tảng EMR/EHR. Kể câu chuyện tại sao bạn lại chọn nền tảng của họ trong hàng tá những dịch vụ tương tự khác, và lợi ích nó mang lại cho cá nhân bạn.
✨Chứng minh rằng bạn ý thức được sứ mệnh của tổ chức và cách họ phát triển doanh nghiệp
Thể hiện rằng bạn đã bắt kịp những tin tức và sự kiện gần đây của quý công ty, và hứng thú với những gì đang diễn ra. Chẳng hạn như, bạn có thể nhắc đến những buổi phỏng vấn gần đây với người đại diện công ty, hội thảo được tổ chức bởi quý công ty, ra mắt thị trường dòng sản phẩm mới, đặc điểm nổi bật của sản phẩm, …
Nhận thức được những sự kiện của công ty sẽ làm bạn khác biệt hơn so với những ứng viên còn lại.
✨Đề xuất giải pháp cho vấn đề của họ
Điều này không cần thiết phải được đặt lên câu đầu tiên. Nhưng nếu bạn có ý định làm vậy, cơ hội trúng tuyển phỏng vấn của bạn sẽ gia tăng rất lớn. Nghiên cứu về định hướng của quý công ty, và cố gắng xác định những vấn đề chính công ty đang phải đối mặt. Đề xuất những giải pháp bạn cảm thấy phù hợp cho từng vấn đề cụ thể. Chẳng hạn như, nếu bạn là một người thiết kế UI/UX và bạn thấy rằng nền tảng EMR của họ còn chưa đủ thu hút thị hiếu của người sử dụng, hoặc mô hình của nó không thuận tiện, hãy đề xuất giải pháp và dự bị cả định hướng, chiến lược, tầm nhìn của bạn với kinh nghiệm trước đây. Giải pháp thực sự sẽ gây ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ.
?PHẦN KẾT LUẬN
Đoạn văn khép lại thư xin việc cần phải ngắn gọn, súc tích và đơn giản. Đề cập rằng bạn chuẩn bị kết thúc bản sơ yếu lý lịch của mình, thể hiện sự kính trọng đối với người đọc, và hỏi họ, một cách lịch sự, liên lạc với bạn.
Ví dụ:
“Tổng kết lại, tôi tin rằng bản thân sẽ là ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí này. Tôi sẽ vô cùng chào đón cơ hội được tự mình trình bày về chức vụ Quản lý Tiếp thị Phương tiện Truyền thông. Hãy thoải mái liên hệ với tôi qua số điện thoại hoặc qua địa chỉ email, và tôi sẽ rất sẵn lòng tham dự buổi phỏng vấn để trình bày những chi tiết tuyệt vời hơn khiến tôi phù hợp với quý công ty.
Trân trọng nhất/ Trân trọng,
John Doe”
?CÁCH CÁ NHÂN HÓA THƯ XIN VIỆC CỦA BẠN
Hãy nhớ rằng những ngành công nghiệp và miền khác nhau, cũng như cấp bậc công việc, xác định cách tiếp cận đúng đắn để viết lá thư xin việc. Tuy nhiên, các quy tắc để thành công khá giống nhau:
- Thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đoạn văn đầu tiên để đảm bảo rằng họ sẽ đọc phần tiếp theo và xem xét từng chi tiết trong bản CV của bạn.
- Đề xuất những giá trị của nhà tuyển dụng. Chứng minh rằng bạn có thể giải quyết vấn đề của họ.
- Tạo ra một cách tiếp cận cá nhân hóa và độc đáo để làm cho thư xin việc của bạn nổi bật hơn so với những người khác và giúp bạn vượt qua vòng đầu tiên của quá trình ứng tuyển.
?LỜI KẾT
Bây giờ bạn đã biết công thức cho một lá thư xin việc chuyên nghiệp để hoàn thành bản CV của bạn. Hãy làm theo các quy tắc và gợi ý để trở thành 10% số người còn lại viết được lá thư độc đáo, đặc biệt là biết cách bắt đầu thư xin việc cho hồ sơ lý lịch, những gì cần đề cập đến, và cách kết thúc phù hợp.
Nếu bạn vẫn nghi ngờ bản thân hoặc không chắc chắn và không thể vượt qua rào cản tâm lý của người viết, hãy hỏi người hỗ trợ chuyên ngành.
Công ty của chúng tôi cung cấp dịch vụ viết CV và thư xin việc chuyên nghiệp cho hàng ngàn khách hàng từ Hoa Kỳ đến bờ bên kia đại dương. Như hôm nay, hơn 130.000 lá thư xin việc đã thành công được xây dựng với sự trợ giúp của dịch vụ trực tuyến, hàng ngàn khách hàng đã nhận được công việc. Liệu bạn có muốn trở thành một trong số người hài lòng đó? Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tham vọng sự nghiệp của bạn và giúp bạn trúng tuyển công việc mơ ước! Đừng chần chờ gì mà hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến cách chúng tôi có thể giúp bạn.
——————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77548
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com