Bộ Phim “The Social Dilemma” Đã Thay Đổi Quan Điểm Của Tôi Về Mạng Xã Hội Như Thế Nào?
Tôi đã sử dụng mạng xã hội được hơn 10 năm rồi. Tôi đã bắt đầu dùng nó khi tôi vừa mới học trung học, nơi mà tôi có thể trò chuyện trên cộng đồng mạng về những người nổi tiếng của tôi.
Như là một đứa trẻ da đen sống trong một thị trấn mà toàn chủ yếu toàn người da trắng, tôi đấu tranh để tìm sự đồng cảm. Ý thức cộng đồng mạnh mẽ mà tôi cảm nhận được trên mạng làm tôi kinh ngạc. Khi tôi có tài khoản Facebook ở trung học, mạng xã hội đã trờ thành một phần cụ thể trong cuộc sống của tôi.
Mạng xã hội đã tồn tại trong suốt những năm hình thành con người tôi. Nó đã có tác động đến con người mà tôi muốn trở thành. Nhưng tôi không nhận thức được điều đó bởi vì tôi không biết cuộc sống mà thiếu mạng xã hội.
Trong một thập kỷ sử dụng mạng xã hội, tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi qúa vài giờ. Tôi bị ám ảnh bởi những mặt tích cực của mạng xã hội đến nỗi tôi chưa bao giờ nhìn vào những khía cạnh tiêu cực cả.
Việc xem Song Đề Xã Hội khiến tôi nhìn lại và thấy được những tác động bất lợi mà mạng xã hội đã gây ra cho tôi.
Dưới đây là một vài những thay đổi tôi đã làm và chúng có hoạt động lâu dài với tôi.
- Giảm những thông báo
Cho đến khi xem “The Social Dilemma”, tôi mới nhận ra rằng những thông báo đã làm gián đoạn một ngày cảu tôi như thế nào. Tôi xem chúng như là một sự phiền toái nhỏ mà cần thiết. Nhưng tôi nhận ra rằng chúng làm tôi không tập trung vào người khác và hoạt động ưa thích nhất của tôi.
Tôi đã loại bỏ tất cả những thông báo ngoại trừ tin nhắn văn bản và những thư điện tử quan trong của tôi. Điều này có tác dụng trong một thời gian và tôi cảm thấy được giải phóng… cho đến khi tôi nhận ra rằng tôi đã bỏ lỡ những tin nhắn từ những người tôi quan tâm.
Một số bạn bè của tôi chỉ có thể liên hệ với tôi qua Instagram. Tôi đã chọn cài đặt của Instagram và thay đổi chúng để tôi chỉ nhận được thông báo về những DM.
Với ít thông báo hơn, tôi có thể tập trung mà không có tiếng ầm ầm trong túi làm phiền tôi.
- Tìm một sở thích mà không sử dụng màn hình
Như là một nhà văn tự do, tôi dành phần lớn thời gian trong ngày để nhìn chằm chằm vào màn hình. Tôi quyết định đã đến lúc tìm một sở thích mà dẫn tôi tránh xa khỏi đồ điện tử.
Trước khi xem “The Social Dilemma”, tôi đã quay trở lại đọc sách. Nhưng 90% sách tôi đọc là thông qua Kindle của tôi.
Tôi nghĩ thế là đủ rồi. Tôi đứng dậy, sửa soạn bản thân, và lái xe đến của hàng sách cũ để mua sách báo. Tôi đã gần như quên mất cảm giác khi đọc nếu không xem quảng cáo về chương trình mới nhất của Prime Video.
Tôi cũng đã viết nhật ký. Tôi cố gắng nắm bắt từng chi tiết trong ngày của mình ngay cả khi tôi coi đó là điều không đáng kể. Gần đây, tôi đã đọc qua nhật ký thời thơ ấu của mình. Tôi đã ngạc nhiên bởi những chi tiết chẳng hạn như tôi đã ăn gì và chương trình TV nào mà tôi đã đang xem khi ấy.
Nhật ký của tôi là một cỗ máy thời gian đi về quá khứ, nơi thời mà 106 và Park vẫn còn ở trên TV và quần capri thì rất ngầu. Trong vài tuần qua, tôi đã viết nhật ký và đọc sách liên tục. Tôi không có kế hoạch dừng việc này lại sớm.
- Tập luyện những cơ chế đối phó khỏe mạnh hơn
Tôi đã sử dụng mạng xã hội để đối phó với cảm xúc của mình cho đến khi nào tôi có thể nhớ được. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã từng lên Facebook hoặc Twitter để tìm kiếm một số hướng dẫn. Rất may, tôi đã vượt qua được điều đó. Nhưng khi trưởng thành, tôi vẫn sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm hạnh phúc.
Tôi thường tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức. Tôi có thể lướt Twitter với hy vọng có một đoạn video hài hước hoặc đăng một bức ảnh lên Instagram để tăng lượng dopamine. Tôi nhận ra rằng đặt sức khỏe tinh thần của mình vào bàn tay của một thuật toán không bao giờ là một ý kiến hay.
Bây giờ, tôi tập trung vào việc đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Tôi tự hỏi bản thân những câu hỏi như: “Tôi có đói không?” “Tôi có khát không?” “Tôi có cần nói chuyện với ai đó không?” Tùy thuộc vào câu trả lời của tôi, tôi đáp ứng nhu cầu IRL của tôi. Khi không khuất phục được ý nghĩ đầu tiên của mình, “Có lẽ tôi nên tham gia mạng xã hội”, tôi thường không coi đó là một cơ chế đối phó khả thi.
Cần phải luyện tập để thoát khỏi những thói quen xấu đó. Nhưng khi tôi quay trở lại với mạng xã hội, tôi không nản lòng về điều đó. Tôi chỉ tập trung vào việc làm tốt hơn vào lần tới khi tôi không cảm thấy tốt nhất.
- Cai nghiện mạng xã hội trong 24 giờ
Tôi nhận ra rằng một phương pháp cai nghiện mạng xã hội có thể giúp tôi tìm hiểu thêm về sở thích của bản thân. Tôi dành thời gian cai nghiện của mình để xem phim, đi dạo trong thiên nhiên và nghe những album bị lãng quên. Tôi thậm chí còn thử những sở thích mới như vẽ tranh và làm đồ trang sức. Hóa ra khi bạn không vô tâm lướt qua Instagram, lịch trình của bạn sẽ mở ra.
Tôi quyết định theo dõi những gì tôi đã làm mỗi giờ để giúp tôi có chủ đích hơn. Vào cuối ngày, tôi có thể nhìn lại danh sách của mình để làm bằng chứng rằng tôi đã không lãng phí một ngày của mình.
Ngày hôm sau, tôi háo hức kiểm tra một vài ứng dụng mạng xã hội. Nhưng sau dự đoán ban đầu đó, sự thôi thúc nhanh chóng lắng xuống. Giờ đây, tôi tập trung vào việc giảm thiểu việc sử dụng mạng xã hội mỗi ngày hơn là cắt bỏ hoàn toàn.
Nhưng tôi đã lên lịch cai nghiện mạng xã hội hàng tháng vào lịch của mình. Theo thời gian, tôi hy vọng sẽ tăng số ngày tôi không dùng mạng xã hội mỗi tháng.
Bạn đã xem “The Social Dilemma” chưa?
Nếu bạn chưa xem “The Social Dilemma” trên Netflix, tôi khuyên bạn nên tự mình xem nó. Nó đưa ra nhiều quan điểm kích thích suy nghĩ về việc mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng của bạn.
Tôi thách bạn đặt câu hỏi về việc sử dụng mạng xã hội của bạn. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi đơn giản như: Tại sao bạn sử dụng mạng xã hội? Nếu nó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, thì tại sao lại như vậy? Mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thế nào?
Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn điều chỉnh việc sử dụng mạng xã hội của mình và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn.
—————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Trần Công Ẩn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Công Ẩn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66828
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com