Cái Bẫy Thắng Thua Mà Chúng Ta Phải Đối Mặt Tại Nơi Làm Việc

Giả sử rằng sự đa dạng bắt buộc phải đưa ra một kết quả duy nhất- thắng hoặc thua là một cái bẫy tự đặt ra được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi. Sự ngụy biện này âm thầm diễn ra bên trong của hầu hết chúng ta, nó​​ lén lút tạo ra thành kiến khiến chúng ta và những người khác gặp rủi ro. Nếu bạn giữ vai trò lãnh đạo, việc đưa ra giả định có tổng bằng 0 này là một điều nguy hiểm.

Trong những năm phát triển các nhà lãnh đạo toàn diện, tôi nhận thấy rằng phép tính thắng/ thua về sự đa dạng này thường diễn ra theo một trong ba động lực sau:

Những người có kinh nghiệm sâu sắc về lợi thế

Những người có nhiều ưu thế về nhận dạng – ví dụ như tôi, là những người da trắng, nam giới, thuộc tầng lớp trung lưu, có học thức, khỏe mạnh – có thể sẽ phải lo lắng bởi vì mối quan tâm đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) sẽ khiến chúng tôi mất cơ hội, mất chỗ đứng hoặc tầm ảnh hưởng của mình. Chúng tôi biết bản thân đã làm việc chăm chỉ như thế nào để có được những thứ trong hiện tại. Chúng tôi trân trọng ước mơ của bản thân vì con cái của chính mình.

Điều đó có thể giúp những người ở vị trí này xác định các đặc quyền “tích lũy các lợi thế”. Khi chúng ta khám phá được phương pháp tích lũy lợi thế trong cuộc sống của mình, ta sẽ thấy rằng đặc quyền là giành được những cơ hội một cách đều đặn, trong khi đó bất lợi là đánh mất (hoặc không bao giờ có) cơ hội thành công trong cuộc sống.

Thực tế, nỗi sợ hãi rằng sự đa dạng sẽ khiến mình thất bại khiến tôi phải tự hỏi, ở một góc yên lặng trong trái tim, chúng ta có thể thừa nhận rằng mình đã luôn giành được nhiều phần cơ hội hơn nếu chia theo lẽ công bằng. Những người có kinh nghiệm sâu sắc về sự bất lợi có thể nhìn vào những lợi thế mà nhiều người trong chúng ta được hưởng và nghĩ, “Khi bạn quen với việc hưởng đặc quyền, bình đẳng dường như là một sự áp bức.”

Chúng ta cần suy nghĩ rõ ràng hơn về thắng thua. Công bằng là việc mỗi người đều nỗ lực một cách ngay thẳng để giành được phần cơ hội của mình theo đúng lẽ công bằng.

Những người có kinh nghiệm sâu sắc về sự bất lợi

Khi bạn mệt mỏi vì liên tục phải trải qua và đối mặt với những thiệt thòi và tổn thương, sự khẳng định rằng bạn đã hoàn toàn thất bại trong cuộc sống nên được coi là một dấu hiệu của sức khỏe và hy vọng. Ví dụ, nếu các đồng nghiệp da màu của tôi luôn tràn đầy năng lượng với kỳ vọng về cơ hội bình đẳng, đó là phản ứng tốt hơn của lãnh đạo đối với tôi: Tiếp tục thụ động hoặc phản kháng bởi vì có vẻ như những người da trắng như tôi sẽ thua hoặc dựa vào DEI để điều chỉnh lại cách giành cơ hội để đảm bảo sự công bằng nhất cho tất cả mọi người?

Tôi không bảo vệ bất kỳ phát ngôn hay chính sách nào ủng hộ ý tưởng tiêu cực rằng sự khác biệt của con người phải bị phân biệt hoặc các khía cạnh khác nhau về bản sắc và văn hóa sẽ luôn dẫn đến xung đột. Nhưng khi bạn gặp phải công thức thắng/ thua, đó là lúc bạn nên tò mò về cảm xúc, kinh nghiệm và ý định thông báo cho nó.

Những người làm việc trong các công ty có tính cạnh tranh cao

Trong một số tổ chức, sự cạnh tranh được ưu tiên hơn là cộng tác. Sự cạnh tranh chắc chắn sẽ thúc đẩy để gặt hái thành quả xuất sắc. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp thường là độc hại, khi thắng và thua liên tục xuất hiện trong các hành vi nhằm chi phối các đồng nghiệp và làm tổn hại đến đóng góp của họ.

Bất kỳ cá nhân, nhóm hoặc công ty nào duy trì khuynh hướng chiến thắng cố chấp như vậy sẽ thúc đẩy các hình thức cạnh tranh gây tổn hại, tạo nên bầu không khí đầy căng thẳng và thù địch. Những bối cảnh như vậy sẽ thay đổi những đóng góp tích cực và mạnh mẽ của sự đa dạng, công bằng và bao hàm vào đó những nỗi sợ hãi như “Họ đang giao công việc của chúng tôi cho phụ nữ” hoặc thành những kết luận không chính xác như, “Tôi đoán họ chỉ muốn tôi ra ngoài và thuê một người da đen.”

Trong những hoàn cảnh như vậy, sự cạnh tranh đang kích thích sự lười biếng về trí tuệ và ảnh hưởng xấu tới năng lực ra quyết định. Cuối cùng, sự chú trọng quá mức vào chiến thắng khiến tất cả mọi người đều thua cuộc.

Cách thoát khỏi bẫy thắng/ thua

Sợi dây xuyên suốt mớ cạnh tranh đầy hỗn độn này là hoặc cái này hoặc cái kia, đó là tư duy chuyên chế. Thời đại chúng ta đang sống cho phép các giả định thắng/ thua tồn tại như vậy và đôi khi việc vận hành với tư duy giữa chúng ta và chúng, tất cả hoặc không có gì trở nên dễ dàng hơn.

Nhưng đó không phải là cách ta nên dùng để lãnh đạo vào thời điểm hiện tại. Nếu thắng/ thua là cái bẫy do chúng ta tự tạo ra thì chúng ta có thể thoát khỏi nó. Các cuộc trò chuyện và động lực đa dạng được phân lớp và phức tạp. Lãnh đạo toàn diện đòi hỏi chúng ta phải thể hiện sự minh mẫn, nghiêm túc và thu hút mọi nhân viên tham gia để đảm bảo rằng họ sẽ tham gia đóng góp và trụ lại. Nhân lực của chúng tôi đại diện cho một loạt các bản sắc và kinh nghiệm, mà chúng tôi, với tư cách là nhà lãnh đạo, có thể khám phá với sự tò mò và lòng can đảm.

Các nhà lãnh đạo toàn diện thừa nhận và chấp nhận cả cạnh tranh và hợp tác. Đúng vậy, mọi người trong tổ chức cạnh tranh với nhau để được phân công và thăng chức. Hãy đảm bảo rằng sự cạnh tranh như vậy là công bằng và khốc liệt. Khi chúng tôi tập trung vào việc giảm thành kiến ​​cá nhân và toàn thể, cạnh tranh lành mạnh sẽ tăng lên, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội công bằng để thăng tiến. Đó là cách cạnh tranh thúc đẩy thành công.

Chúng ta cũng có thể tự thể hiện mình là những nhà lãnh đạo toàn diện bằng cách cộng tác với các đồng nghiệp của mình trên tất cả các mặt để giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp sáng tạo. Giữa cạnh tranh và cộng tác có một mối quan hệ mạnh mẽ, nó tồn tại khi chúng ta cạnh tranh bằng kỹ năng và ý tưởng của mình hơn là bằng cách ném đá lẫn nhau.

Hãy nghĩ tổ chức của bạn cũng giống như một công ty sân khấu âm nhạc sản xuất các chương trình Broadway. Các nghệ sĩ biểu diễn nhạc kịch liên tục thử giọng với nhau dựa trên giọng nói, khả năng diễn xuất và vũ đạo, ngoại hình và các bằng cấp khác. Tuy nhiên, một khi quyết định tuyển diễn viên được đưa ra, sự thành công của chương trình đòi hỏi khả năng hợp tác cao độ. Bạn có thể mất vai vào tay người khác trong một lần sản xuất và sau đó, trong chương trình tiếp theo, bạn vẫn sẽ phải hợp tác với họ hàng trăm lần nữa trước khán giả thế giới.

Bởi vì cuộc thi sân khấu chọn lọc dựa trên thành tích và tính phù hợp, nhiều người có cơ hội thử giọng và các chương trình xuất sắc nhất giới thiệu những người biểu diễn trong các vai trò phù hợp nhất với họ trong một cộng đồng được xây dựng bằng sự cộng tác mạnh mẽ. Kết quả là: Khi tấm màn sân khấu khép lại, khán giả phải đứng bật dậy trong niềm xúc cảm dâng trào và kinh ngạc trước một câu chuyện rất hay vừa được kể.

Điểm mấu chốt là giả định thắng/ thua về sự đa dạng buộc bạn và tổ chức của bạn chỉ được làm điều đó – thua cuộc. Bạn thất bại bởi các cơ hội bị bóp nghẹt, hạn chế hiệu suất và làm mai một tài năng. Thay vào đó, hãy chấp nhận sự tương tác mạnh mẽ giữa cạnh tranh và cộng tác để cùng nhau gặt hái kết quả tốt đẹp.

—————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: Entrepreneur
  • Người dịch: Trần Thị Thu Hường
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Thu Hường – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=90248

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER