Cách Để Trở Thành Một Nhà Khoa Học Trong Phòng Thí Nghiệm

?Nhà khoa học phòng thí nghiệm làm những công việc gì? 

Một nhà khoa học phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra trên các mẫu thử để xem xét rằng bệnh nhân có mắc bệnh không. Họ có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán ở bệnh viện, giúp bác sĩ xác định nguyên nhân của các triệu chứng để có những chẩn đoán chính xác và các phương pháp chữa trị hiệu quả. Nhiệm vụ của họ gồm:

  • Định vị và xác định vi sinh vật lây nhiễm trong mẫu xét nghiệm.
  • Xác định sự bất thường trong máu bệnh nhân  có thể tác động đến việc đông máu khá chính xác.
  • Kiểm tra các mẫu xét nghiệm máu và kê các loại thuốc trong quá trình trị bệnh.
  • Dựa trên kết quả xét nghiệm và thông tin của bệnh nhân từ đó đưa ra các chẩn đoán và hướng chữa trị.
  • Tách mẫu thử của bệnh nhân và xác định thành phần.
?Những tiêu chí cho một nhà khoa học thí nghiệm

Khi nộp đơn cho vị trí này, hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng tất cả những tiêu chí bao gồm:

Trình độ giáo dục

Để có công việc thì người xin việc tối thiểu phải tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Khoa học thí nghiệm đa khoa từ trường đại học uy tín. Trong suốt quá trình học, có nhiều khóa học đa dạng về khoa học và toán học sẽ được yêu cầu và sẽ cung cấp những kỹ năng cần thiết trong lúc tìm việc và làm việc trong phòng thí nghiệm. Những khóa học này gồm có hóa học hữu cơ, những nguyên tắc quản lý phòng thí nghiệm, vi sinh, huyết học và miễn dịch học.

Đào tạo

Những chuyên gia này đã phải đào tạo thực tế chuyên sâu ở phòng thí nghiệm để có những kinh nghiệm trực tiếp khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Một vài buổi đào tạo tại chỗ diễn ra dưới sự hướng dẫn của sinh viên cuối khóa.

Chứng nhận

Một nhà khoa học phòng thí nghiệm có thể có những chứng nhận bổ sung giúp cho trình độ và kiến thức của họ ấn tượng hơn. Các tổ chức nghề nghiệp cũng cung cấp các chứng nhận như:

  • Clinical Laboratory Scientist (CLS)

Chứng nhận của CLS sẽ được cung cấp cho những nhà khoa học có kinh nghiệm lâm sáng tối thiểu 1 năm sau cùng sau khi tốt nghiệp đại học hoặc một năm kinh nghiệm làm việc ở quân đội. Chứng nhận yêu cầu họ phải vượt qua các bài kiểm tra giấy. Họ chỉ có thể thực hiện bài kiểm tra 2 lần trong một năm. Những đợt thi khác diễn ra khá xa thường là hơn 2 năm 1 lần. Những kỳ thi có giấy chứng nhận từ mỗi tổ chức được chấp nhận với những ngày khác nhau. Các tổ chức sau đây cung cấp chứng nhận CLS: Hiệp hội Bệnh học lâm sàng Hoa Kỳ (ASCP), Hiệp hội các nhà phân tích sinh học Hoa Kỳ (AAB), Hiệp hội Bệnh học lâm sàng quốc tế Hoa Kỳ (ASCP) và những nhà công nghệ y học Hoa Kỳ (AMT).

Những giấy phép bổ sung luôn có sẵn cho những chuyên ngành phòng thí nghiệm ở một số tiểu bang. Một tờ giấy phép chuyên ngành thể hiện trình độ kiến thức trong lĩnh vực sau:

  • Hóa học
  • Di truyền tế bào
  • Sinh học phân tử di truyền
  • Huyết học
  • Tính tương thích lịch sử
  • Miễn dịch học
  • Vi trùng học
  • Độc chất học

Kỹ năng

Một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm cần có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để vượt trội trong môi trường chuyên nghiệp. Các kỹ năng đó là:

  • Quan sát chi tiết

Làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm tính chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kết quả chính xác. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi làm các kiểm tra lên bệnh nhân, bởi vì sai lầm sẽ bị phóng đại lên. Rủi ro mắc sai lầm sẽ được giảm thiểu nếu những nhà khoa học  tập trung vào chi tiết trong quá trình thử nghiệm và kiểm tra.

  • Tính hiếu kỳ

Niềm khao khát được đặt câu hỏi và biết được nhiều điều mới là yếu tố cơ bản để có thể trở thành một nhà khoa học phòng thí nghiệm. Bản chất tò mò không chỉ giúp họ thể hiện tốt mà còn tiếp tục học và cải thiện từ những điều ngoài phòng thí nghiệm.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Mỗi bệnh nhân khi được đưa vào bệnh viện điều trị đều đặt ra cho nhân viên y tế một vấn đề để tìm cách giải quyết. Kỹ năng giải quyết vấn đề cho phép họ đề ra một kế hoạch hành động cho phần của họ trong quy trình chẩn đoán và tuân theo kế hoạch đó để cung cấp càng nhiều thông tin hữu ích cho nhân viên điều trị bệnh nhân càng tốt.

  • Kỹ năng điều tra

Một nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm trong việc xác định các nguyên nhân tiềm ẩn từ các triệu chứng của bệnh nhân bằng việc điều tra các nguyên nhân tiềm ẩn và thực hiện các xét nghiệm, những việc này nhằm xác nhận lại hoặc đưa ra những phương hướng giúp bác sĩ thu hẹp lại phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

  • Kỹ năng quản lý thời gian 

Trong phòng thí nghiệm y tế, thường sẽ có nhiều mẫu xét nghiệm hơn là thời gian hoặc nguồn lực để vận hành. Sử dụng thời gian hiệu quả để tiến hành những bài kiểm tra quan trọng nhất cho tất cả bệnh nhân là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi nhà khoa học phòng thí nghiệm.

  • Kỹ năng làm việc nhóm 

Một nhà khoa học phòng thí nghiệm phải có thể làm việc cùng với nhiều người một cách hiệu quả để có thể trở nên vượt trội trong công việc. Ngoài việc làm việc chung với đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm, họ cũng phải làm việc với bác sĩ và y tá để hỗ trợ điều trị

  • Kỹ năng phân tích

Một kỹ thuật viên y tế cần có kỹ năng phân tích tốt để đánh giá chính xác những quan sát trong quá trình kiểm tra, nhằm cho ra kết quả chính xác. Kỹ năng phân tích cũng hữu ích để xác định thực hiện xét nghiệm nào khi thời gian không cho phép và không thể thực hiện hàng loạt xét nghiệm.

  • Bảo trì thiết bị 

Hàng ngày một nhà khoa học phòng thí nghiệm sẽ làm việc với rất nhiều máy móc và thiết bị y tế. Họ phải biết cách sửa chữa những vấn đề nhỏ nhất cũng như là bảo trì và sử dụng chúng một cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro bị hư hỏng.

?Môi trường làm việc 

Một nhà khoa học dành hầu hết thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm y tế. Họ có thể làm việc cho rất nhiều viện chăm sóc sức khỏe từ phòng khám nhỏ đến bệnh viện lớn. Trung bình một ngày, họ sẽ sử dụng rất nhiều thiết bị khoa học khác nhau để làm thí nghiệm và tìm ra điểm bất thường trong mẫu xét nghiệm.

?Làm thế nào trở thành một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm

Bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

1. Có bằng cấp

Khoa học thí nghiệm là một lĩnh vực chuyên ngành và bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực khoa học y tế thí nghiệm hay các ngành học có liên quan rất cần thiết. Trong quá trình học, bạn phải tối đa thời gian thực hành và tận dụng bất cứ cơ hội nào để hoạt động ngoại khóa để cải thiện hồ sơ sau khi tốt nghiệp.

2. Nhận được lời đề nghị 

Một cách khác để giúp hồ sơ thêm ấn tượng khi bạn không có kinh nghiệm làm việc trước đó là sử dụng lời đề nghị từ các giáo sư người có phòng thí nghiệm nơi bạn làm việc. Trong khi phần mở đầu của một bức thư thông thường thì đặc biệt, nó có thể chấp nhận cho mỗi cá nhân viết cho bạn một lá thư mà bạn có thể dùng khi đi xin việc.

3. Cập nhật hồ sơ bản thân

Hồ sơ nên bao gồm cả trình độ học vấn cao nhất cũng như là các kỹ năng, thành tựu và tất cả những kinh nghiệm làm việc có liên quan. Sử dụng những từ khóa trong phần đầu mô tả công việc để hoàn chỉnh thư xin việc của bạn.

4. Theo đuổi chứng nhận bổ sung

Chứng nhận CLS là điểm khác biệt trong hồ sơ mà bạn có thể bắt đầu thử sức sau một năm kinh nghiệm. Nhận được chứng nhận CLS có thể giúp bạn đàm phán lương ở đợt đánh giá hàng năm tiếp theo hoặc làm đẹp hồ sơ khi bạn muốn thăng tiến hoặc ở một vị trí cao hơn.

?Ví dụ về mô tả công việc của nhà khoa học phòng thí nghiệm

Tannersville Medical đang tìm kiếm một nhà khoa học thí nghiệm lâm sàng để bắt đầu công việc trong phòng thí nghiệm của chúng tôi ngay lập tức. Nhà khoa học trong phòng thí nghiệm sẽ thực hiện các xét nghiệm trên các mẫu bệnh nhân cung cấp và phân tích kết quả để hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán. Ứng viên lý tưởng sẽ có sự chú ý mạnh mẽ đến chi tiết và khả năng sử dụng thời gian của họ một cách hiệu quả và khôn ngoan. Kinh nghiệm được ưu tiên trước nhưng không bắt buộc.

________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Trương Thanh Mai
  • Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Thanh Mai – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=89088

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER