7 Thói Quen Giúp Việc Điều Hành Ban Giám Đốc Đạt Hiệu Quả Cao

Thiết lập một ban giám đốc điều hành vững mạnh có thể giúp thúc đẩy sự phát triển tiến bộ về phía trước. ban giám đốc yếu kém và không hiệu quả sẽ kìm hãm sự phát triển của công ty. Bằng các ý kiến, quan điểm sẽ ​​được bày tỏ bởi chính những người đứng đầu doanh nghiệp đã đề xuất.

Là một giám đốc điều hành, một trong những vai trò quan trọng nhất đã bị lãng quên trong công cuộc này chính là xây dựng và lãnh đạo một ban giám đốc có hiệu quả. Trong suốt hơn 20 năm kinh doanh của mình, tôi đã lãnh đạo bốn công ty (bao gồm cả Bolster, nơi tôi là đồng sáng lập và CEO ngày nay), làm việc như một trong tám thành viên ban giám đốc. Tôi đã nhận thấy rằng một ban giám đốc vững mạnh có thể giúp thúc đẩy một công ty phát triển tốt và tôi cũng đã chứng kiến ​​cách mà một ban giám đốc yếu kém và làm việc không hiệu quả có thể làm kìm hãm sự phát triển của công ty. Những lời nói vô bổ hay sự mất kiểm soát trong việc quản lý cộng với việc thiếu trách nhiệm giải trình vấn đề, cũng có thể gây thiệt hại về lâu dài cho một doanh nghiệp. Đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân và những giai thoại từ hàng chục CEO khách hàng của Bolster, đây là một số những điều có ích đã được thử nghiệm thông qua “Bảy thói quen giúp ban giám đốc điều hành đạt hiệu quả cao”dưới đây.

?Thói quen 1: Bắt đầu với việc điều hành và quản lý từ trong tiềm thức.

Rất nhiều giám đốc điều hành coi việc điều hành ban giám đốc là một việc sau cùng, có nghĩa là ban giám đốc có xu hướng xuất hiện những người tình cờ trong mạng lưới của họ lúc mới thành lập: Các nhà đầu tư. Các giám đốc điều hành cũng có xu hướng coi nơi đây như một thứ gây mất tập trung hoặc khó chịu. Cả hai luồng suy nghĩ này đều đang có vấn đề. Ban giám đốc nên được xem như đội thứ hai của CEO (cùng với đội ngũ quản lý của họ), như một vũ khí chiến lược giúp công ty thành công và là cơ hội để mang lại tiếng nói và quan điểm mới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một ban giám đốc càng độc lập và đa dạng thì sẽ càng hoạt động tốt hơn.

?Thói quen 2: Chủ động trong việc tuyển dụng ban giám đốc

Dành nhiều sự tập trung vào việc xây dựng ban giám đốc cũng như xây dựng đội ngũ điều hành. Quá trình này tốn nhiều thời gian và không thể được ủy quyền cho bất kỳ ai khác. Mong muốn được tiếp cận với những người ngoài tầm với. Yêu cầu ai đó tham gia vào chính là một vinh dự lớn với họ, vì vậy lời yêu cầu đó đã trở thành một việc có ích. Khi tuyển dụng, hãy phỏng vấn càng nhiều ứng viên càng tốt, đừng ngại từ chối những người không phù hợp và có những ứng viên cuối cùng thử thách bằng cách cho tham dự một cuộc họp hội đồng cùng ban giám đốc. Đó cũng như sự thử thách với họ. Sự đa dạng cách thức thực sự rất quan trọng vì nhiều lý do; thách thức bất kỳ nhà tuyển dụng nào, đại lý hoặc nền tảng nào để tìm ra các ứng viên có thể quản lý điều hành được mọi công việc.

?Thói quen 3: Giữ sự cân bằng của bạn bằng cách sử dụng Quy tắc 1s

Cho dù đó là sự khởi nghiệp quản lý tự do của 3 người hay một sự quản lý tự do với quy mô bảy người thì đều cần có đại diện của người chỉ đạo: nhà đầu tư, giám đốc quản lý và sự độc lập. Một số nguyên tắc cơ bản để thành viên của một ban giám đốc hoạt động tốt mà tôi gọi là Quy tắc số 1: Thứ nhất, ban giám đốc nên bao gồm một và chỉ một thành viên của nhóm quản lý đó là giám đốc điều hành. Ngay cả khi những người đồng sáng lập hoặc người quản lý cấp C là cổ đông, đừng tự phá hủy vị trí của mình trong hội đồng chỉ vì một quan điểm mà bạn có thể biết rất rõ. Thứ hai, đối với mỗi nhà đầu tư mới tham gia vào, hãy thêm một giám đốc độc lập, đây là cơ hội lớn nhất để đưa ra những quan điểm mới. Nếu có quá nhiều sự lựa chọn hãy quan sát kỹ từ xa và đưa ra lựa chọn sáng suốt cuối cùng.

?Thói quen 4: Nâng cao trách nhiệm và tôn trọng đôi bên

    Mặc dù ban giám đốc trông có vẻ đáng sợ, nhưng hãy vượt qua dựa vào vai trò của mình và thúc đẩy sự hợp tác và trách nhiệm đôi bên. Để đảm bảo rằng các thành viên trong ban giám đốc luôn sẵn sàng cho các cuộc họp, phải luôn giữ vững niềm tin vào sự cam kết và những mối quan hệ của họ, hãy thể hiện sự chuẩn bị chu đáo để chứng minh điều đó, phải thật sự nhất quán và đáng tin cậy. Thường xuyên giao các tài liệu đã được chuẩn bị cho hội đồng trước vài ngày, hội đồng đó sẽ xây dựng một thói quen mới. Bằng cách trưng cầu ý kiến đón nhận những ​​phản hồi từ các thành viên sau mỗi cuộc họp (và thậm chí là cung cấp cho họ những phản hồi), bạn sẽ cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe và chú ý vào họ. Theo thời gian, họ cũng sẽ dần trở nên cầu tiến và sẵn sàng đón nhân những ý kiến giúp ích cho việc phát triển công ty.

?Thói quen 5: Thúc đẩy các cuộc thảo luận thẳng thắn và trung thực về mặt trí tuệ

Ngay cả trong các nhóm lãnh đạo mạnh nhất, có thể có chút sợ sệt khi bày tỏ sự không đồng ý hoặc thách thức một CEO (suy cho cùng, họ vẫn là người chịu trách nhiệm chính!). Nhưng những tác động thúc đẩy đưa ra ý kiến này lại thường biến mất trong phòng họp, điều này mang đem lại cho nhóm đó một cơ hội để thúc đẩy bản thân và tạo ra thách thức cho các nhà kinh doanh. Mặc dù tìm kiếm thành viên trong hội đồng quản trị theo thiên hướng mềm mỏng hơn có thể sẽ có điểm thú vị, nhưng sẽ có lợi hơn nếu có các thành viên cứng rắn, trực tiếp đứng lên đưa ra quyết định, không ngại bày tỏ ý kiến ​​của mình nhưng cũng là những người biết lắng nghe và học hỏi. Những điều có chút ngược ngược như vây thường rất biết cách thu hút hơn nữa nó giúp hoàn thành nhiều việc hơn, đưa ra những ý tưởng tốt hơn và tăng hiệu quả của công ty.

?Thói quen 6: Dựa vào những chiến lược và chiến thuật

Ngay cả các thành viên ban giám đốc, những người điều hành tài năng cũng gặp khó khăn khi thực hiện việc nhảy dù vào bất kỳ tình huống nào và trở nên siêu hữu ích. Để có được sự trợ giúp về hoạt động đòi hỏi nhiều sự tham gia tích cực thường xuyên vào một vấn đề hoặc lĩnh vực cụ thể nào đó. Nhưng họ phải tham gia một cách có chiến lược và hiểu được rằng cần phải có sự cương quyết nhất định để có thể dẫn dắt cho doanh nghiệp của mình cụ thể là các về kinh tế, cạnh tranh và hệ sinh thái. Đây là một thói quen dễ dàng củng cố trong các cuộc họp. Nếu điều mà các giám đốc hướng tới là việc tìm kiếm thật nhiều chiến thuật, thì đó chính là phản hồi tuyệt vời để cung cấp sau cuộc họp.

?Thói quen 7: Có tầm nhìn, suy nghĩ vươn xa

Thành viên giỏi cần phải hiểu hết các quân cờ trên bàn cờ vua; những người tạo nên thành công trong ban giám đốc tiến thêm một bước, phù hợp với khuôn mẫu để có thể đưa ra những lời khuyên, nêu ra được những gì xảy ra trong quá khứ, làm nên nội dung và hậu quả dự đoán trong tương lai. Đây là một lợi ích to lớn đối với các CEO, những người luôn tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày, đặc biệt nếu một doanh nghiệp dẫn đầu mà gồm nhiều quy tắc chưa được viết ra. Là một giám đốc điều hành, nếu bạn chưa từng tận mắt chứng kiến ​​điều gì đó trước đây, rất khó để có được sự rõ ràng và góc nhìn trực quan nhất, đó là lý do tại sao các thành viên trong ban giám đốc tuyệt vời lại đem đến sự công nhận và những “tư duy vượt trội” cho vai trò của mình. Cuối cùng thì ban giám đốc cũng chỉ ở đó để hỗ trợ và chỉ đạo một công ty. Không theo một mô-tuýp nhất định nào, nhưng bằng cách thực hiện các bước này kết hợp với một vài thói quen lành mạnh, các CEO có thể tạo ra dược những thành viên thật sự năng động và mạnh mẽ cho công ty của họ.

———————————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

* Bài viết gốc: Entrepreneur.com

* Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên

* Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên – Nguồn iVolunteer VietNam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86383

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER