Tiếng Khóc Có Thể Tăng Cường Sức Khỏe Tinh Thần Như Thế Nào?

“Có những ngày cuộc sống thật khó khăn. Có những ngày thật gập ghềnh. Và có những ngày bạn sẽ chỉ muốn khóc trước khi tiến về phía trước. Tất cả những điều đó đều không sao cả” – Không tên

Trong nhiều năm, tôi đã tạo dựng được một chút danh tiếng cho mình, là một “người giàu cảm xúc”.

Tôi luôn là người khóc đầu tiên tại đám cưới, bao gồm cả lễ cưới của tôi nữa. Tôi hầu như không thể ngừng lại trong suốt buổi lễ! Và sau khi tôi vượt qua hơn nửa chặng đường của bất kỳ ngày lễ tuyệt vời nào, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi tiếng nức nở khá hoành tráng từ một người đang chờ đợi cảnh tiến vào lễ đường.

Về điểm này, có lẽ tôi nên nhắc đến bản thân mình một chút thì tôi là một người đàn ông đã bốn mươi ba tuổi. Tôi cũng sống ở Anh, một quốc gia tự hào về “tinh thần Bulldog” và “tinh thần kiên cường”. Điều này có nghĩa là chúng tôi là một quốc gia nơi có nhiều người không thoải mái với cảm xúc của chính mình và thể hiện rất tệ ra bên ngoài.

Chính điều đó đưa tôi vào vấn đề của bài đăng này – và đây là một bài đăng mang tính chất vui vẻ mà thôi. Tôi rất vui mừng thông báo cho mọi người biết trong vài năm qua, tôi đã thấy giá trị thực sự của việc có thể khóc và không ngại ngùng khi làm như vậy.

Điều này không có nghĩa tôi là người thường xuyên thể hiện sự mềm yếu ra công cộng khiến mọi người khó chịu! Thực tế hoàn toàn ngược lại. Tôi đã hiểu được khi tôi học cách nhận biết van áp suất bên trong của mình. Tôi biết khi nào nó cần được giải phóng và biết cách làm điều đó một cách riêng tư, đàng hoàng và lành mạnh.

Con người là động vật duy nhất có khả năng khóc. Rõ ràng việc khóc có mục đích và không cần nghiên cứu nhiều để phát hiện ra nó có những lợi ích nào, cả về mặt tinh thần và sinh lý. Khóc được cho là có thể làm giảm hormone căng thẳng và thư giãn hệ thần kinh.

Có những lựa chọn thay thế cho việc khóc lóc, và chúng ta luôn thấy chúng mọi lúc: những hành vi không lành mạnh, nghiện ngập, bộc phát tức giận và bạo lực, các kiểu tranh luận và bất đồng lẫn nhau.

Điều đó đưa tôi trở lại ý “tinh thần kiên cường” nói trên. Cảm xúc cần phải bộc phát ở đâu đó, và theo kinh nghiệm của tôi, đó là những người luôn cố gắng trở nên “mạnh mẽ” và “nam tính”, những người có cuộc sống bộn bề với những cuộc tranh cãi và nôn nao bởi rượu chè

Về mặt cân bằng, tôi thà có khả năng khóc và không có gì xấu hổ khi làm như vậy. Gần đây, tôi cảm thấy mình đã học được cách làm xa hơn thế đến mức có thể dùng việc khóc như một công cụ cực kỳ hữu ích trong kho sức khỏe tinh thần của mình.

Vậy thì, điều gì đã khiến tôi làm thế? Câu trả lời rất đơn giản: tình cha con.

Con trai lớn của tôi vừa tròn bảy tuổi. Và thằng nhóc rất giống tôi. Tuy là từ này hơi bị lạm dụng, nhưng nó là một cậu bé “nhạy cảm”. Nó có sự đồng cảm rất lớn và có một tâm hồn vô cùng dịu dàng. Nó cũng rất tình cảm và – lại giống tôi – xúc động trước niềm vui cũng như nỗi buồn.

Cũng giống như mọi người trên thế giới, chúng tôi đã trải qua một khoảng thời gian đầy thử thách kể từ khi đại dịch bắt đầu. Một trong những thứ khó nhất là tìm hướng giúp bọn trẻ vượt qua nó. Đó là việc đối mặt với vấn đề cô đơn của bọn trẻ giữa lúc cách ly cộng đồng, và còn không ngừng nói cho chúng nghe để có thể bảo vệ chúng mà không khiến chúng bị xúc phạm đến trí thông minh.

Một điều khác là nhận biết khi nào mọi thứ tập trung hơi nhiều vào chúng.

Tôi có thể dự đoán khá chính xác khi nào “cơn bộc phát” sắp xảy ra đối với con trai tôi. Và tôi luôn đảm bảo rằng tôi luôn sẵn sàng chờ nó khi nó muốn rơi lệ. Tôi khuyến khích nó làm miễn là nó cần. Tôi quặn lòng khi thấy cha mẹ nói: “Đủ rồi” hoặc tệ hơn.

Điều này không có nghĩa là tôi đang cố gắng nuôi dạy một đứa trẻ luôn phải rơi nước mắt! Nhưng tôi đang cố gắng dạy một đứa trẻ biết rằng tiếng la hét là cách giải tỏa cảm xúc khôn ngoan và tiến hóa hơn là đấm ai đó trong sân chơi hoặc có một cuộc tranh cãi không xác đáng.

Trong khi tôi dạy nó điều này, bản thân tôi cũng đã tự học hỏi được thêm. Cũng giống như tôi đã học cách dự đoán khi nào nó có thể sớm cần “giải quyết tất cả”, tôi cũng biết cách dung hòa khi nào là thời điểm cần thiết.

Tôi có một số vấn đề về sức khỏe tinh thần. Căn bệnh chính là bênh lo âu cùng với sự phân tán rộng rãi của OCD và trầm cảm định kỳ.

Một điều cho thấy sức khỏe tinh thần của tôi đang gặp vấn đề là khi tôi không thể khóc. Trầm cảm thường bị hiểu nhầm. Đối với tôi, khi nó ở mức tồi tệ nhất, nó thể hiện là cảm xúc trống rỗng và tê liệt.

Trên thực tế, “tiếng khóc lớn” thường đánh dấu bước ngoặt của cơn trầm cảm. Nó có nghĩa là tôi đã bắt đầu cảm nhận trở lại. Tôi đã học được cách biểu đạt trong nhiều năm và giờ tôi có thể nói, “Tôi cần phải khóc”.

Và đó là một điều thực sự mạnh mẽ. Tôi biết mình cần phải làm gì, điều đó cho tôi sức mạnh có ý thức cố gắng làm điều đó lúc này.

Như chúng ta đã xác định, khóc có thể giải phóng hormone căng thẳng và làm dịu hệ thần kinh. Ai lại không muốn làm điều đó, đặc biệt là trong thời kỳ sức khỏe tinh thần kém?

Vấn đề là, có quá nhiều người cảm thấy xấu hổ khi thể hiện cảm xúc. Nhưng không giống như việc tôi gọi điện cho tất cả bạn bè của mình và nói, “Tôi cảm thấy hơi chán, vì vậy hôm nay tôi sẽ dành ra một tiếng để đi vào phòng ngủ nghe một loạt các bài hát buồn và ít khăn giấy để khóc.

Lần cuối cùng này xảy ra cách đây chỉ vài ngày, và tôi đã nói với vợ ý định của mình. Tôi có cảm thấy một chút bối rối và tổn thương. Nhưng khi tôi quay lại sau đó, cô ấy nói rằng tôi trông như một con người khác – sự háo hức trong bước đi và sắc hồng trở lại trên má.

Đó là lý do tại sao tôi viết bài này. Nó mang tính cá nhân sâu sắc, bởi vì chẳng ai tự hào có thể khóc tốt cả. Tôi không khỏi băn khoăn liệu điều đó có nên thay đổi hay không.

Tôi tự hào rằng các con tôi không phải sống trong một ngôi nhà luôn có những cuộc cãi cọ. Một ngôi nhà nơi chúng ta thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh – một cách mà con người có thể một mình tiếp cận.

Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn danh sách “giai điệu khóc”. Tìm những bức ảnh cũ nào khiến bạn mất hứng thú hoặc những bộ phim nào chắc chắn sẽ “gây ấn tượng với bạn”. Và đừng ngại thu mình lại một thời gian và sử dụng sức mạnh của cảm xúc để nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn.

Nói rõ hơn, đây không phải là loại vũ khí tôi phải dùng thường xuyên hay công khai, nhưng đó là thứ vũ khí tôi rất thích sử dụng theo ý mình. Nó cũng sẽ ở đó vì bạn, nên đừng sợ hãi hay xấu hổ khi sử dụng nó. Các lựa chọn thay thế có thể phổ biến hơn với số đông như “tinh thần kiên cường”, nhưng chúng không mang lại lợi ích nào cho bản thân hay những người xung quanh.

Hãy cứ khóc đi…

———————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: tinybuddha.com
  • Người dịch: Lê Quỳnh Anh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam’’

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=85466

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER