Chuẩn Bị Như Thế Nào Để Thành Công Trong Kỳ Thi TOEFL?

Charlie Brown, một nhân vật trong truyện tranh nổi tiếng “Peanuts” Cách chuẩn bị cho bài thi TOEFL đúng cách

Đôi khi tôi thức trắng đêm chỉ vì thắc mắc, “Cuộc sống là một bài kiểm tra trắc nghiệm hay cuộc sống là một bài kiểm tra đúng hay sai?”

Sau đó, một giọng nói từ trong bóng tối đến và nói với tôi, “Chúng tôi ghét phải nói với bạn điều này nhưng cuộc sống là một bài văn nghìn chữ.”

Vâng, tôi có một tin tốt.

Việc chuẩn bị cho kỳ thi TOEFL không quá phức tạp như cuộc sống của Charlie Brown.

Trên thực tế, việc luyện thi có thể thú vị như đọc truyện tranh “Peanuts”!

Bài thi TOEFL được thiết kế để đánh giá các kỹ năng tiếng Anh cho những người không phải người bản ngữ bằng cách kiểm tra kĩ năng viết, đọc, nghe và nói của họ.

Điều này lúc đầu nghe có vẻ đáng sợ, nhưng không sao cả. Việc cảm thấy hơi lo lắng hoặc choáng ngợp là điều tự nhiên (cảm giác như bạn có quá nhiều việc phải làm). Nhưng tôi còn có một tin tốt hơn nữa cho bạn: Đó là một bài kiểm tra thực sự hữu ích.

Là một giáo viên dạy ngôn ngữ, tôi thích bài thi TOEFL vì nó sử dụng tiếng Anh thực tế trong môi trường thực tế. Nó không phải về ngữ pháp phức tạp hay từ vựng khó khiến bạn không thể áp dụng vào cuộc sống thực.

Vì vậy, khi bạn luyện thi TOEFL, có thể là bạn đang chuẩn bị hành trang cho việc sử dụng tiếng Anh trong đời thực của mình — như ở trường đại học hoặc công việc.

Được rồi! Được rồi. Nhưng bạn vẫn cần phải vượt qua bài kiểm tra với điểm số tốt để đạt được ước mơ của mình. Tôi biết.

Vì thế, với những chiến lược đã được chứng minh sau đây, bạn sẽ có thể chuẩn bị cho bài thi TOEFL của mình một cách thành công nhất, tự tin làm bài và vượt qua nó như một chuyên gia.

Vậy phải chuẩn bị như thế nào: 12 lời khuyên để thành công trong kỳ thi TOEFL
1. Tìm hiểu Cấu Trúc của bài thi TOEFL

Nếu bạn muốn thi TOEFL, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải làm quen với dạng bài thi của TOEFL.

Hãy xem trang web chính thức của TOEFL để tìm thông tin về hình thức thi, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của bạn và tìm các trung tâm khảo thí của bạn.

Một nguồn tài liệu tuyệt vời khác để làm quen với toàn bộ kỳ thi TOEFL là Magoosh. Trang web này cung cấp một khóa học hoàn chỉnh về TOEFL, bao gồm các bài học video, hàng trăm câu hỏi luyện tập (kèm theo video giải thích cách trả lời), lịch học và sự hỗ trợ từ giáo viên. Đó là một nguồn tài liệu tuyệt vời để tìm hiểu cách thức hoạt động của kỳ thi TOEFL — và cách đạt điểm cao. Nó thậm chí còn có các khóa học chuyên biệt để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi trong bất kỳ khoảng thời gian nào: Một năm, một tháng hoặc thậm chí một tuần!

Hiểu nội dung bài thi TOEFL. Dù bạn thi theo hình thức nào, thì bài thi TOEFL luôn có ba phần: đọc, nghe và viết. Bài thi TOEFL trên Internet cũng bao gồm phần nói.

Hình thức thi trên Internet (TOEFL iBT) –  hình thức thi TOEFl mới nhất, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi iBT trông như thế này:

  • Phần Đọc hiểu: 60-80 phút | 36-56 câu hỏi
  • Phần Nghe: 60-90 phút | 34-51 câu hỏi
  • Nghỉ giải lao: 10 phút
  • Phần Nói: 20 phút | 6 bài nói
  • Phần Viết: 50 phút | 2 bài luận

Hình thức thi trên giấy (TOEFL PBT)

  • Phần Nghe: 30 – 40 phút | 50 câu hỏi
  • Phần Viết: 25 phút | 40 câu hỏi
  • Phần Đọc hiểu: 55 phút | 50 câu hỏi
  • Phần thi TWE ( Test of Written English) hay phần thi Viết: 30 phút | viết 1 bài luận

Quyết định hình thức bạn muốn tham gia. Lưu ý rằng ngày nay bài kiểm tra thường được thực hiện qua Internet. Bài kiểm tra trên giấy ngày càng trở nên ít phổ biến hơn.

Hãy xem một số ví dụ về một số câu hỏi trong bài thi TOEFL. Điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại câu hỏi có khả năng được hỏi. Đọc kỹ các câu hỏi. Cố gắng trả lời chúng và sau đó kiểm tra câu trả lời.

2. Biết lí do tại sao thi TOEFL

Hơn 9.000 trường cao đẳng, đại học, cơ quan và tổ chức chấp nhận và yêu cầu bài thi TOEFL TEST tại hơn 130 quốc gia. Để chuẩn bị tốt, điều quan trọng là bạn phải biết lý do tại sao bạn tham gia thi.

Ví dụ: bạn có thể đang làm bài thi:

  • Để biết trình độ tiếng Anh của bạn với một kỳ thi chính thức
  • Để đăng ký vào một trường đại học
  • Vì một khóa học hoặc công việc
  • Vì yêu cầu nhập cư của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn biết lý do tại sao bạn thi TOEFL. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin này để giúp bạn tập trung thời gian học tập tốt hơn. Ví dụ, nếu bạn đang làm bài thi vì một công việc mà bạn sẽ nói chuyện điện thoại rất nhiều, điều quan trọng là bạn phải làm tốt phần nghe và nói.

3. Ghi nhớ số điểm tối thiểu

Các mục tiêu khác nhau yêu cầu điểm số tối thiểu khác nhau. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn biết số điểm tối thiểu bạn sẽ cần để đạt được mục tiêu của mình. Sau đó, chọn số điểm bạn muốn nhận được. Đây là điểm lý tưởng (được ưu tiên) của bạn. Ví dụ, nếu tôi muốn vào Đại học Bang Arizona, điểm tối thiểu là 500. Tuy nhiên, điểm lý tưởng của tôi có thể cao hơn 530.

Viết ra điểm số tối thiểu và điểm số lý tưởng của bạn vào một tờ giấy hoặc một tờ giấy ghi chú, và đặt nó ở nơi nào đó bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Bạn có thể đặt nó trên gương phòng tắm, trên tủ lạnh hoặc trên tường sau bàn làm việc. Mỗi khi bạn nhìn vào mảnh giấy, bạn sẽ được nhắc nhở phải cố gắng học tập để đạt được mục tiêu của mình.

Đảm bảo rằng điểm số lý tưởng của bạn là thực tế. Điều này có nghĩa là chọn một số điểm mà bạn có thể nhận được, không phải là một số điểm quá cao. Để đảm bảo rằng bạn có thể nhận được điểm số lý tưởng của mình, hãy làm bài kiểm tra thực hành và kiểm tra xem hiện tại khả năng bạn đang ở đâu. Bạn cần thêm bao nhiêu điểm nữa để đạt được điểm số lý tưởng và tối thiểu của mình? Bạn phải chuẩn bị trước kỳ thi bao nhiêu tháng? Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian mỗi tuần để học? Câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn chọn một điểm lý tưởng thực tế.

4. Tạo ra ba không gian học tập lý tưởng

Môi trường học tập tốt là điều quan trọng để đạt được điểm số như mong muốn. Sử dụng các mẹo sau để tạo không gian học tập của riêng bạn:

  • Tìm ba địa điểm học lý tưởng hàng đầu của bạn: Nó có thể là phòng của bạn, thư viện, quán cà phê, văn phòng của bạn, phòng khách của bạn hoặc bất cứ nơi nào khác. Nhưng điều quan trọng là bạn phải cảm thấy thoải mái trong không gian. Tại sao lại là ba? Ví dụ, nếu bạn cảm thấy không có động lực trong phòng của mình vào một ngày nào đó, thì bạn có thể đến thư viện hoặc quán cà phê yêu thích của mình.
  • Tạo một vùng yên tĩnh: Khi chọn địa điểm học tập của bạn, hãy tạo ra một không gian không bị phân tâm. Hãy cho gia đình và bạn bè của bạn biết rằng bạn đang học để họ không làm phiền bạn. Tắt điện thoại và đăng xuất khỏi các trang mạng xã hội.
  • Giữ không gian học tập của bạn sạch sẽ và ngăn nắp: Dọn dẹp bàn làm việc và sắp xếp các tệp của bạn. Sử dụng một hệ thống phù hợp với bạn. Đảm bảo rằng bút chì của bạn được mài sắc và bút của bạn đang hoạt động. Có lẽ bạn có thể nhận được một cuốn sổ mới, sạch sẽ chỉ dành cho bài kiểm tra TOEFL.
  • Lên lịch nghỉ ngơi, ăn nhẹ và giờ ăn: Bằng cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn trong thời gian học. Lên lịch khi đi ăn đảm bảo bạn sẽ không quên! Và ăn thức ăn lành mạnh sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn. Để một chai nước gần bạn khi bạn học để bạn uống đủ nước.
  • Hãy giải tỏa tâm trí của bạn: Tập thể dục và thực hiện một số bài tập thiền hoặc thư giãn để có một tư duy tích cực. Các ứng dụng Calm và Headspace rất tuyệt vời để thiền định. Hãy hít vào thật sâu và thở ra chầm chậm khoảng 3 lần có thể rất có lợi cho bạn đấy.

Bạn cũng có thể thử bài tập thở 4-7-8 hay thở để thư giãn. Đầu tiên, hít vào nhẹ nhàng trong 4 lần đếm. Tiếp đó, giữ hơi thở của bạn trong 7 lần đếm. Sau đó thở ra từ từ đếm đến 8. Lặp lại động tác này 3 hoặc 4 lần. Nếu bạn cảm thấy bực bội hoặc không thể tập trung trong một phần thi nào đó, hãy hít thở một vài hơi để lấy lại bình tĩnh. Thư giãn. Tập trung.

5. Có hướng dẫn học tập

Đây có thể là một hướng dẫn học tập chính thức hữu ích. Đọc phần giải thích của bài kiểm tra và nghiên cứu kỹ các mẹo. Làm quen với từng phần trước khi bắt đầu với bất kỳ bài tập hoặc bài kiểm tra thực hành nào. Khi bắt đầu, bạn có thể làm một bài kiểm tra thực hành chỉ để cho bạn biết về khả năng hiện tại của bạn.

Để nhận phản hồi về hiệu suất của bạn — từ một chuyên viên chấm điểm TOEFL — bạn có thể sử dụng một tài nguyên như ScoreNexus. Với ScoreNexus, bạn có thể tham gia một kỳ thi TOEFL đầy đủ và nhận điểm, phản hồi và lời khuyên để cải thiện điểm số của bạn từ một giáo viên thực sự. Đây là một cách tuyệt vời để bạn nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu.

Khi làm các bài tập trong sách hướng dẫn học TOEFL như thế này, đây là một số mẹo cho các phần khác nhau:

  • Đọc: Gạch chân những ý chính và ghi chú vào lề sách hoặc trên một tờ giấy. Kiểm tra câu trả lời của bạn sau đó và xem lại lỗi của bạn. Nếu cần, bạn có thể sử dụng từ điển của mình trong các bài tập thực hành.
  • Nghe: Viết ra ghi chú khi bạn đang nghe để giúp bạn nhớ chi tiết. Đừng viết ra những câu đầy đủ, hãy chỉ viết ra những ý quan trọng nhất.
  • Viết: Hãy suy nghĩ về chủ đề trước, sau đó viết ra ý tưởng của bạn. Tạo một dàn ý, bao gồm phần mở đầu, những điểm chính của bạn và phần kết luận. Bắt đầu viết khi bạn đã có dàn ý. Khi hoàn thành, hãy đọc lại và sửa chữa những sai lầm của bạn.
  • Nó:  Trả lời chính xác những câu hỏi được hỏi; không nói về điều gì khác. Giữ nó đơn giản. Thực hành nói với một giọng điệu thoải mái.
6. Nhận hỗ trợ từ giáo viên hoặc bạn bè

Bạn không cần phải làm điều này một mình. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè(sinh viên khác) và giáo viên.

Thuê một giáo viên hoặc một gia sư

Lợi ích của việc có một giáo viên hoặc một gia sư là bạn sẽ nhận được những lời khuyên và sự hỗ trợ có đủ trình độ chuyên môn và chuyên nghiệp. Những người này có kinh nghiệm trong việc giải thích các quy tắc ngữ pháp và có thể cung cấp cho bạn các bài tập và sự hỗ trợ cụ thể, phù hợp với khả năng của riêng bạn.

Dưới đây là một số nơi để giúp bạn tìm một gia sư:

  • Hội đồng việc làm của các trường đại học địa phương.
  • Các trường tiếng Anh địa phương.
  • Verbling – Chọn từ hàng trăm giáo viên tiếng Anh trực tuyến dựa trên khả năng sẵn có, phạm vi giá cả, kinh nghiệm và chứng chỉ của họ. Bạn sẽ có thể tìm thấy một người ở đây chuyên dạy tiếng Anh cho kỳ thi TOEFL.
  • Wyzant – Tìm một giáo viên ESL (ESL là chương trình tiếng anh như một ngôn ngữ thứ hai _ giải pháp du học cho những bạn chưa có chứng chỉ tiếng học, cũng bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) trong khu vực địa phương của bạn, họ sẽ dạy kèm trực tiếp cho bạn!
  • italki – Tìm một giáo viên trực tuyến cho các bài học video.
  • Craigslist – Bạn có thể đăng tin để tìm một gia sư tiếng Anh hoặc xem liệu có ai đang cung cấp dịch vụ hay không.
  • Buddy School – Bạn có thể tìm kiếm gia sư dạy tiếng Anh và lên lịch học qua Skype với họ.
Tìm những người học tiếng Anh và người bản ngữ khác trong khu vực của bạn

Trên Meetup, bạn có thể tìm kiếm các sự kiện trao đổi ngôn ngữ gần bạn. Thông qua Couchsurfing, bạn có thể tìm thấy các sự kiện, khách du lịch và những người nói tiếng Anh trong khu vực của bạn. Gửi cho họ một tin nhắn và hẹn nhau đi uống cà phê. Không có gì tốt hơn là giao tiếp mặt đối mặt.

Người bản ngữ sẽ rất vui khi được thực hành tiếng Anh với bạn, nếu bạn dạy họ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trao đổi ngôn ngữ rất vui và có lợi cho cả hai. Bạn thậm chí có thể phát triển tình bạn lâu dài như một phần thưởng bổ sung. Để tìm người bản ngữ trực tuyến sẽ sửa bài viết của bạn miễn phí, hãy sử dụng Lang-8.

Những người học ngôn ngữ khác sẽ hào hứng trao đổi các chiến lược, cùng nhau học tập và động viên lẫn nhau. Để học cùng nhau, hãy chọn cùng một tài liệu nghe hoặc đọc. Đặt câu hỏi cho nhau và thảo luận về những gì bạn đã nghe hoặc đọc. Tổng hợp thông tin và điền thông tin chi tiết cùng nhau.

Tìm hỗ trợ trong các cộng đồng trực tuyến

Lên Facebook, gõ “TOEFL” vào thanh tìm kiếm chẳng hạn. Kéo xuống và nhấp vào “xem tất cả kết quả”. Ở trên cùng bên phải, nhấp vào “thêm”, sau đó nhấp vào “nhóm”. Sau đó, bạn sẽ thấy tất cả các nhóm liên quan đến TOEFL trên Facebook.

Bạn cũng có thể tìm kiếm từ khóa “trao đổi ngôn ngữ”, “học tiếng Anh”, “EFL”, “người học ESL” và nhiều từ khóa khác. Cộng đồng trực tuyến rất tuyệt vời, đặc biệt nếu bạn sống ở một khu vực nhỏ hoặc vùng sâu vùng xa mà không có cơ hội trực tiếp.

Giao tiếp trực tuyến sẽ giúp ích cho khả năng viết của bạn. Trao đổi ý kiến ​​trong diễn đàn hoặc chatbox cho phép tất cả các bên có thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của họ và đưa ra lời khuyên thích hợp. Bạn cũng có thể thiết lập cuộc gọi Skype với các số liên lạc trực tuyến của mình để luyện nói.

7. Thực hành Đọc hiểu tiếng Anh không dùng ngôn ngữ chuyên môn

Phần đọc của bài thi TOEFL, bạn sẽ đọc một số đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan đến chúng. Các chủ đề đều bằng tiếng Anh không chuyên mà mọi người đều có thể hiểu được. Dưới đây là một số cách để chuẩn bị:

Đọc trong 30 phút mỗi ngày

Bắt đầu đọc 30 phút mỗi ngày với sự tập trung và chú ý rõ ràng. Có một số trang web tuyệt vời với những điều thú vị để đọc, bao gồm:

  • Breaking News – Đây là một trong những mục yêu thích của tôi, sử dụng tin tức để tạo ra nhiều bài đọc và bài tập khác nhau.
  • Story Archives – Đây có nhiều câu chuyện tin tức từ báo CNN (Mạng Tin tức Truyền Hình cáp) dành cho người học ESL.
  • The English Server – Bạn có thể tìm thấy nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết dễ hiểu tại đây.
Đặt câu hỏi cho bản thân

Hãy dừng lại sau mỗi vài đoạn văn và tự hỏi bản thân một số câu hỏi. Ví dụ, Bạn đã đọc về cái gì ? Ý chính là gì ? Xung đột là gì ? Nhân vật chính là ai?, V.v. Đọc lại câu chuyện để kiểm tra lại câu trả lời. Trong phần cuối của bài đọc, hãy tóm tắt những gì bạn đã đọc. Bạn có thể thực hiện phần tóm tắt của mình bằng văn bản hoặc bằng cách nói để luyện tập cho phần viết hoặc phần nói cùng một lúc.

Cải thiện vốn từ vựng của bạn

Khi thực hiện bài luyện đọc này, hãy nhớ gạch chân các từ mới. Tra cứu nghĩa của chúng trong từ điển và ghi chúng vào sổ tay hoặc thẻ nhớ (flashcards). Sử dụng những từ mới này trong các câu suốt cả ngày và trong quá trình luyện nói và viết của bạn.

8. Luyện nghe tiếng Anh với mục tiêu học tập của bạn trong tâm trí

Trong phần nghe, bạn sẽ nghe thấy những người khác nhau nói, cả độc thoại (một người nói một mình) và đối thoại (hai hoặc nhiều người trò chuyện). Sau đó, bạn sẽ trả lời các câu hỏi dựa trên những gì bạn đã nghe. Sử dụng các mẹo sau để chuẩn bị:

Luôn lắng nghe với mục tiêu học tập trong tâm trí

Trước khi bạn bắt đầu nghe, hãy quyết định trọng tâm của bạn là gì. Dưới đây là một số chủ đề bạn có thể nghe:

  • Các ý tưởng chính. Chủ đề chính là gì?
  • Mục đích. Tại sao người nói đang nói? Để giáo dục? Để đưa ra một ý kiến? Phàn nàn? Vân vân.
  • Chuyển tiếp. Người nói thay đổi từ ý tưởng này sang ý tưởng tiếp theo như thế nào?
  • Trọng âm và ngữ điệu. Người nói đặt trọng âm ở đâu trong câu? Khi nào thì cao độ giọng nói của họ cao hơn và khi nào thì thấp hơn?

Các trang 28-31 của kế hoạch luyện thi TOEFL này có nhiều ý tưởng hơn cho các mục tiêu nghe cụ thể.

Luyện nghe tiếng Anh nhiều nhất có thể

Để luyện kỹ năng nghe này, bạn sẽ muốn nghe âm thanh với người bản ngữ. Đây là nguồn tài liệu nghe:

  • Real people. Sử dụng các nguồn từ # 6 để tìm người bản xứ. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, hãy yêu cầu họ lặp lại điều đó. Tham gia vào cuộc trò chuyện và có thể đặt các câu hỏi nối tiếp nhau. Hãy nhớ rằng, bạn có thể thiết lập cuộc gọi Skype nếu bạn không có cộng đồng nói tiếng Anh trong khu vực của mình.
  • Audio for English learners. Ví dụ như nghe các bài giảng học thuật trên UIC, nhiều đoạn âm thanh về Many Things hoặc podcast thân thiện với ESL trên A4ESL. Chọn cấp độ phù hợp với bạn. Sau đó, để thúc đẩy bản thân hơn một chút, hãy chọn cấp độ khó hơn một chút và cao hơn một bậc so với cấp độ hiện tại của bạn.

Bạn nên bắt đầu với một loạt podcast EnglishClass101 của Innovative Language. Các podcast ở đây đi kèm với bản chép lại và các công cụ để thực hành tiếng Anh của bạn. Vì những podcast này được tạo cho sinh viên tiếng Anh nói riêng, chúng sẽ rõ ràng và dễ dàng ghi chú hơn nhiều. Thêm vào đó, có các podcast dành cho tất cả các cấp độ kỹ năng, từ sơ cấp đến nâng cao, vì vậy bạn có thể thực hành các kỹ năng tiếng Anh cơ bản hoặc chọn để thử thách bản thân.

  • Audio for native speakers. Có rất nhiều nội dung ngoài kia, vì vậy đây chỉ là một số ý tưởng để bạn bắt đầu. Xem các clip YouTube, video FluentU, TED Talks, chương trình truyền hình và phim bằng tiếng Anh. Nghe đài, nhạc và tin tức. Tham gia các khóa học trực tuyến.

Dừng clip hoặc âm thanh của bạn 2-5 phút một lần và tự hỏi bản thân một số câu hỏi. Chủ đề là gì? Ý tưởng chính là gì? Các nhân vật là ai? Ý kiến ​​của bạn về chủ đề này là gì? vân vân.

Nghe lại để kiểm tra câu trả lời của bạn. Tua lại nếu bạn không hiểu điều gì đó. Viết ra bất kỳ từ vựng mới nào bạn tìm thấy và tra cứu nghĩa của nó. Nghe  2 hoặc 3 lần để tìm thêm chi tiết mới.

Khi kết thúc bài nghe, hãy tóm tắt những gì bạn đã nghe. Bạn có thể tóm tắt nó bằng cách viết hoặc nói to, để luyện tập cho phần viết hoặc nói. Sử dụng các từ mới của bạn trong phần tóm tắt của bạn.

9. Thực hành Viết đúng thời gian trước khi kiểm tra

Để chuẩn bị cho phần viết, hãy luyện viết theo thời gian.

Trong kỳ thi thật, bạn sẽ có 50 phút cho hai bài luận. Điều này cho bạn 25 phút cho mỗi chủ đề, bao gồm cả đánh giá. Khi thực hành viết về một chủ đề cụ thể, hãy dành thời gian cho chính mình.

Đầu tiên, hãy chọn một chủ đề (ở đây có nhiều lựa chọn), sau đó đặt hẹn giờ trong 20 hoặc 25 phút. Viết trong khoảng 15-20 phút, sau đó để lại 5 phút để xem xét và sửa chữa.

Dưới đây là một số mẹo khác sẽ giúp bạn cải thiện việc luyện viết theo thời gian:

  • Xem lại ngữ pháp của bạn. Dưới đây là một số bài tập ôn tập trực tuyến từ Purdue OWL. Xem lại các động từ bất quy tắc của bạn và thực hành sử dụng nhiều thì khác nhau. Đảm bảo rằng bạn hiểu các động từ khiếm khuyết và câu điều kiện. Xem lại sự khác biệt giữa danh động từ (gerunds/V-ing) và động từ nguyên mẫu (infinitives/ To V or Vo). Có hiểu biết tốt về giới từ và mạo từ. Cuối cùng, thực hành các cụm động từ trong câu. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hoặc người bản ngữ để làm rõ những nghi ngờ của bạn.
  • Viết bằng tiếng Anh mỗi ngày. Viết nhật ký, email, danh sách mua sắm, danh sách việc cần làm, thư từ và thậm chí cả các bài đăng trên Facebook bằng tiếng Anh. Để làm quen với việc viết bằng tiếng Anh trong một khoảng thời gian, hãy đặt bộ đếm thời gian từ 15-25 phút khi viết nhật ký, viết thư hoặc bài đăng trên blog. Hãy chú ý đến ngữ pháp của bạn ngay cả khi bạn không làm về một chủ đề kỳ thi cụ thể.
  • Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp. Đừng quên chú ý đến dấu câu của bạn. Sử dụng Grammarly để kiểm tra chính tả và ngữ pháp của bạn. (Nó tốt hơn nhiều so với kiểm tra chính tả thông thường.) Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè hoặc gia sư sửa bài viết của bạn.
10. Thực hành nói tiếng Anh một mình và với những người khác

Phần nói của TOEFL được chia thành các nhiệm vụ nhỏ. Bạn có thể cảm thấy lạ khi nói chuyện với máy tính, nhưng đừng lo lắng về điều đó. Để chuẩn bị, bạn sẽ muốn nói chuyện một mình và với những người khác.

Luyện nói ngay cả khi bạn ở một mình

Khi làm bài kiểm tra thực hành hoặc làm các bài tập cụ thể của TOEFL, hãy nói to câu trả lời của bạn, thay vì lầm bầm hoặc nói ‘trong đầu’ mà không thành lời. Hãy to và rõ ràng. Dưới đây là một số ý tưởng khác khi bạn ở một mình:

  • Nói chuyện với thú cưng hoặc thậm chí là cây cối trong nhà bằng tiếng Anh.
  • Nói chuyện trước gương.
  • Nếu bạn gặp khó khăn với một từ cụ thể, hãy luyện tập nó cho đến khi bạn hiểu đúng. Lặp lại cùng một từ hoặc cụm từ bằng tiếng Anh nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
  • Kiểm tra Bảng chữ cái phiên âm quốc tế (IPA) để được hướng dẫn cách phát âm. Đừng quên rằng hầu hết các từ điển tiếng Anh trực tuyến cũng sẽ có nút đọc to từ đó.
  • Ghi lại lời nói của chính bạn. Sau đó, nghe đoạn ghi âm để tìm lỗi.
Thực hành nói chuyện với giáo viên, sinh viên khác hoặc bạn bè

Cùng với bạn bè hoặc gia sư của bạn, hãy nghe đoạn ghi âm của chính bạn nói. Yêu cầu họ phản hồi về cách phát âm, độ rõ ràng và ngữ pháp của bạn. Ghi chép những lỗi thường gặp để có thể tiếp tục luyện tập khi ở một mình.

Thiết lập cuộc gọi Skype để quen với việc nói qua tai nghe. Đưa ra các chủ đề cụ thể để thảo luận. Tôi khuyên bạn nên sử dụng các tài liệu nghe hoặc đọc gần đây làm chủ đề của mình.

Bạn thậm chí có thể nói chuyện với những người không phải người bản ngữ bằng tiếng Anh. Họ sẽ không thể sửa bạn, nhưng bạn vẫn có thể luyện nói thành tiếng.

11. Sử dụng các chiến lược học tập chủ động và thụ động

Có hai hình thức học tập khác nhau: chủ động và thụ động. Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng cả hai chiến lược trong kế hoạch học tập của mình.

Học tập chủ động

Xảy ra khi bạn đang nỗ lực và học tập với mục tiêu trong tâm trí

Ví dụ: khi bạn đang làm bài kiểm tra thực hành, làm việc với giáo viên, ghi nhớ từ vựng, nghe kỹ một podcast — thường xuyên tạm dừng hoặc làm bài tập ngữ pháp, bạn đang chủ động học tập. Mẹo 7-10 trong bài đăng này là các chiến lược học tập chủ động.

Học tập thụ động

Học tập thụ động diễn ra một cách tự nhiên mà không cần nỗ lực. Để học theo cách này, hãy sử dụng tiếng Anh trong thời gian rảnh rỗi và để giải trí ngay cả khi bạn không chủ động học. Ví dụ:

  • Xem phim hoặc chương trình truyền hình mà không bị áp lực khi sử dụng từ điển. Chọn bộ phim yêu thích của bạn và xem lại.
  • Hãy chọn một cuốn sách thu hút sự quan tâm của bạn và một lần nữa, đừng đọc với từ điển. Tôi thường đề nghị đọc tiểu thuyết của Agatha Christie cho học sinh ESL của tôi. Chúng tương đối ngắn và dễ hiểu, nhưng không quá dễ đọc. Vì chúng là những câu chuyện trinh thám thú vị, bạn sẽ muốn đọc xong để tìm ra kẻ sát nhân là ai.
  • Nói chuyện hoặc trao đổi trực tuyến bằng tiếng Anh mà không có mục tiêu học tập. Có rất nhiều nhóm Facebook trên mạng. Chọn một chương trình về sở thích của bạn — không phải về ESL. Ví dụ, với tư cách là một vận động viên chạy, tôi sẽ chọn một nhóm thiên về chạy hoặc các môn thể thao sức bền.
12. Làm bài kiểm tra thực hành

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một bài kiểm tra, việc luyện tập làm bài kiểm tra là điều đương nhiên.

Đo lường sự tiến bộ của bạn. Làm các bài kiểm tra thực hành từ hướng dẫn học tập của bạn để đo lường sự tiến bộ của bạn. Vượt qua những sai lầm và thực hành những phần bạn đang gặp khó khăn. Sau một vài tuần, hãy làm lại bài kiểm tra tương tự. So sánh điểm số của bạn và kiểm tra sự tiến bộ.

Tạo môi trường thi. Khi bạn làm bài kiểm tra thực hành, hãy giả vờ như bạn đang ở trong môi trường thi thực sự. Bạn sẽ muốn có một không gian yên tĩnh và sắp xếp thời gian cho bài kiểm tra thực hành của mình một cách hợp lý.

Đến trung tâm luyện thi, bạn không được mang theo đồ đạc cá nhân của mình. Vì vậy, hãy tắt nguồn điện thoại, cất sổ ghi chép và các vật dụng gây mất tập trung khác. Không có công cụ hỗ trợ nào, chẳng hạn như sổ ghi chép, từ điển, máy tính, v.v. có thể được sử dụng; hãy tạm cất tất cả mọi thứ đi.

Tại trung tâm luyện thi, bạn cũng sẽ không được ăn uống trong khi làm bài thi, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn uống nước và ăn một chút gì đó trước khi thi thực hành. Hãy đi vệ sinh trước khi làm bài kiểm tra thực hành.

Không có số lượng bài kiểm tra thực hành tối thiểu hoặc tối đa để thực hiện. Hãy quyết tâm cho đến khi bạn đạt được điểm tối thiểu (hoặc thậm chí là điểm lý tưởng) một cách nhất quán. Đừng bỏ cuộc.

Khi bạn đã chuẩn bị xong, hãy làm bài kiểm tra đó! Hãy bạn đã chăm chỉ học tập. Thư giãn. Hãy tự tin.

Với sự kiên định và chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ vượt qua kỳ thi TOEFL. Tôi tin bạn. Bạn cũng nên tin vào chính mình. Chúc may mắn!

Và một điều nữa…

Bạn đang tìm kiếm một thời gian nghỉ ngơi sau giờ học vất vả mà vẫn giúp rèn giũa các kỹ năng tiếng Anh TOEFL của bạn?

FluentU là một công cụ học tập thực sự hữu ích, nhưng nó cũng rất thú vị.

Nếu bạn muốn xem nó, có lẽ FluentU đã có nó.

FluentU giúp việc xem các video tiếng Anh bản ngữ trở nên đơn giản. Nó có chú thích tương tác. Nhấn vào bất kỳ từ nào để xem hình ảnh, định nghĩa và các ví dụ hữu ích.

FluentU cho phép bạn tìm hiểu nội dung hấp dẫn với những nhân vật nổi tiếng thế giới.

Video trở thành bài học tiếng Anh. Với các câu hỏi của FluentU, bạn luôn có thể xem thêm các ví dụ cho từ bạn đang học. Bằng cách này, bạn không chỉ luyện nghe. Bạn cũng đang học ngữ pháp và từ vựng trong video. Các câu hỏi cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị cho các bài kiểm tra như TOEFL.

———————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: fluentu.com
  • Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=84529

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER