Hướng Dẫn Của Chuyên Gia Tâm Lý Học Giúp Bạn Quản Lý Căng Thẳng Trước, Trong Và Sau Khi Phỏng Vấn

Bác sĩ Sherry Benton là nhà sáng lập và giám đốc khoa học của TAO Connect, một nền tảng điện tử được thiết kế để đưa ra các trị liệu sức khỏe về hành vi hiệu quả, dễ tiếp cận, và tiết kiệm chi phí hơn. Bà là giáo sư danh dự và cựu giám đốc trung tâm tư vấn Đại học Florida.

Bà cho rằng, những phản ứng lo lắng của chúng ta đến từ thời mà tổ tiên của chúng ta vẫn còn sống trong hang động: Cơ thể chúng ta phản ứng như cách mà chúng ta từng bị săn lùng bởi các loài thú ăn thịt. Trường hợp lo lắng khi phỏng vấn xin việc, phản ứng này xuất phát từ suy nghĩ về việc chất lượng cuộc sống của bạn sẽ phụ thuộc vào sự thể hiện của bạn.

Trước khi phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem bạn có cần bình tĩnh hay không. Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy cố gắng hít thở sâu và đừng nghĩ rằng mình phải trả lời một câu hỏi ngay lập tức. Nếu sau phỏng vấn bạn vẫn cảm thấy căng thẳng, hãy thử áp dụng một số bài tập chánh niệm.

Người đi làm ngày nay đang chìm trong lo lắng. Trên thực tế, 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu. Những căng thẳng liên quan đến công việc có thể là nguyên nhân chủ yếu đối với nhiều người, vì vậy, không có gì là lạ khi 73% mọi người xem việc thay đổi công việc trở thành sự kiện căng thẳng nhất trong cuộc sống.

Với việc thay đổi công việc hoặc công việc đến từ sự áp lực phải thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn. Những áp lực và lo âu mà bạn phải đối mặt xung quanh việc tìm việc có thể mang đến một tác động bất lợi cho phần thể hiện của bạn ở buổi phỏng vấn, và cuối cùng là sức khỏe tinh thần của bạn. Để kiểm soát lo âu, bạn cần phải hiệu được nguyên nhân dẫn đến lo âu ngay từ đầu để quản lý các triệu chứng xuất hiện trước, trong và sau buổi phỏng vấn.

Nguyên nhân dẫn đến lo âu

Bộ não của con người được mặc định để phân tích mối nguy hiểm và phản ứng – một đặc điểm có từ thời đồ đá. Trong thế giới ngày nay, hành vi này gây hại cho chúng ta hơn là có lợi, vì não bộ của chúng ta gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa những suy nghĩ đau buồn hiện tại và những mối đe dọa thực tế về thể chất.

Khi lo lắng xảy ra, hạch hạnh nhân, một tập hợp các tế bào thần kinh trong não xử lý cảm xúc hệ thống limbic đang nói với cơ thể cách phản ứng với suy nghĩ. Ví dụ, “Tôi sẽ thất bại trong buổi phỏng vấn này” – tương tự như cách mà chúng ta bị săn bởi những loài thú săn mồi. Sự lo lắng khi phỏng vấn bắt nguồn từ suy nghĩ rằng chất lượng cuộc sống của bạn sẽ phụ thuộc vào cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn

Trước buổi phỏng vấn

Từ góc độ sinh lý, kích thích và lo lắng đều giống nhau. Kích thích quá nhiều sẽ dẫn đến sự gia tăng lo lắng, và cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn sẽ có thể bị ảnh hưởng từ điều đó. Tương tự, nếu có quá ít cảm giác kích thích, bạn có thể rơi vào trạng thái buông thả hoặc mệt mỏi.

Tiến vào trạng thái tinh thần tối ưu để đạt hiệu suất cao nhất, bạn cần phân tích suy nghĩ, xác định cảm xúc của mình và tìm ra những gì bạn cần làm để đạt được trạng thái kích thích cân bằng.

Về cơ bản, bạn cần bình tĩnh lại hoặc bạn cần tự làm tinh thần mình phấn chấn lên? Để giảm mức độ kích thích và bình tĩnh, bạn cần đánh giá lại những suy nghĩ lo lắng trong tâm trí mình và thay đổi nó. Điều này đôi khi phản tác dụng, đôi khi bạn cần tự tranh luận với bản thân để xác định suy nghĩ nào đáng để biện minh. Hãy nghĩ như là: “Buổi phỏng vấn này không phải là tình huống sống hoặc chết” hay “Gia đình và bạn bè của mình vẫn sẽ yêu quý mình nếu mình không nhận được công việc này” sẽ giúp chống lại những suy nghĩ tiêu cực, giảm mức độ kích thích và bình tĩnh lại. Để tăng mức độ kích thích và làm nóng lại bản thân, hãy tập trung suy nghĩ như “Tôi cực kỳ phù hợp với công việc này” hoặc “Tôi đã sẵn sàng cho những thử thách”.

Nếu bạn cảm thấy sự lo lắng của mình vẫn ở mức độ mà nó sẽ cản trở sự thể hiện của bạn thì chuẩn bị là một bước quan trọng. Đầu tiên, hãy nghiên cứu các công ty và cố tiếp thu càng nhiều thông tin về công ty đó càng tốt. Sau đó, dành thời gian suy nghĩ về những câu hỏi khó mà bạn có thể phải đối mặt và thực hành câu trả lời. Bằng cách thực hành những câu hỏi tiềm năng, bạn giúp não làm quen với các tình huống được đoán trước.

Trong buổi phỏng vấn

Khi bạn bị áp lực, một trong những dấu hiệu thể chất đầu tiên là tim đập nhanh. Một cách dễ dàng để làm chậm nhịp tim của bạn lại mức bình thường là thực hành bài tập hít thở. Hãy hít thở chậm và sâu sẽ giúp cho tim đập chậm lại, giảm mức độ căng thẳng và khiến bạn cảm thấy thư thái hơn.

Trong buổi phỏng vấn, không ai chú ý đến liệu bạn có đang hít thở sâu giữa các câu trả lời hay không, và điều đó sẽ giúp bạn trông thoải mái và tự tin hơn khi trả lời câu hỏi tiếp theo.

Một sai lầm phổ biến do lo lắng gây ra mà mọi người thường hay mắc phải trong các cuộc phỏng vấn việc làm là ngay lập tức bắt đầu nói khi người phỏng vấn đặt câu hỏi, họ sẽ bắt đầu trả lời trước khi họ biết họ muốn tiếp tục như thế nào. Nếu rơi vào tình huống không thể trả lời một câu hỏi ngay lập tức, bạn có thể dừng một vài giây trước khi trả lời – điều đó tốt hơn là cố động não để nói.

Ngoài nhịp tim tăng nhanh, bàn tay lạnh cũng là một dấu hiệu của lo lắng và căng thẳng. Khi dành thời gian để lấy lại hơi thở, bạn cũng nên cố gắng làm ấm bàn tay để giúp giữ vững cơ hội và tập trung.

Một lần nữa, hạch hạnh nhân và hệ limbic phản ứng với những gì bạn nói với bản thân tương tự như cách bạn nhìn thấy một điều gì đó trong thực tế. Chuẩn bị sẵn những câu nói tích cực và bình tĩnh đó khi bạn phỏng vấn – “Tôi chính xác là nhân viên mà công ty của bạn cần” hoặc “Các kỹ năng của tôi sẽ giúp cho công ty thành công”.

Khi bạn có thể chủ động thay thế những suy nghĩ lo âu trong đầu thành những suy nghĩ tích cực và bình tĩnh, những suy nghĩ tích cực sẽ vượt xa ngoài tâm trí của bạn, thể hiện sự tự tin và điềm tĩnh đối với người phỏng vấn. Suy nghĩ tích cực cùng với việc tích cực giải quyết các triệu chứng căng thẳng về thể chất sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn đáng kể.

✨VolunteerSau buổi phỏng vấn

Lo lắng không nhất thiết phải biến mất sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Thông thường mọi người sẽ suy nghĩ quá lên sau buổi phỏng vấn và bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Mặc dù những suy nghĩ này sẽ mất đi sau khi bạn nhận được công việc, nhưng chúng có thể tồi tệ hơn nếu như bạn không làm như vậy.

Một phương pháp chứng minh để giảm lo lắng là thực hành những bài tập chánh niệm. Những bài tập này được thiết kế để làm giảm đi những suy nghĩ đang diễn ra bên trong não của bạn,  giảm lượng adrenaline và cortisol đang được bơm qua tĩnh mạch và khuyến khích cơ thể tiến vào trạng thái thư giãn.

Thực hành chánh niệm được chứng minh là giúp cơ thể chống lại những tác động tiêu cực từ việc lo lắng, Đặc biệt là khi kết hợp với chiến lược hành vi nhận thức để điều chỉnh lại cách suy nghĩ. Những điều mà bạn tưởng tượng có thể mang lại những kết quả tích cực (hình dung) hãy tưởng tượng cách mà bạn nói chuyện với bạn bè nếu họ ở trong tình huống của bạn là một ví dụ về chiến lược hành vi có thể thay đổi suy nghĩ tiêu cực của bạn.

Hầu hết tất cả mọi người đều đã trải qua một số mức độ lo lắng khi phỏng vấn xin việc và một mức độ lo lắng nhất định là hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu sự căng thẳng và lo lắng của bạn dẫn đến suy nhược thì bạn nên kiểm soát sức khỏe tinh thần của mình thông qua các bài tập hít thở và điều chỉnh suy nghĩ, hoặc thậm chí là các công cụ trị liệu trực tuyến và liệu pháp trực tiếp.

Bác sĩ Sherry Benton là nhà sáng lập và giám đốc khoa học của TAO Connect, Một nền tảng số để cung cấp các liệu pháp sức khỏe hành vi với chi phí phù hợp, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn. Bà cũng là giáo sư danh dự và cựu giám đốc trung tâm tư vấn tại đại học Florida. Bà có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm sàng và nghiên cứu về tư vấn tâm lý và sức khỏe tinh thần cho sinh viên đại học, bà cũng tập trung sự nghiệp của mình vào việc giảm chênh lệch sức khỏe tâm thần và cải thiện khả năng tiếp cận với điều trị sức khỏe tâm thần dựa trên bằng chứng.

—————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích

Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/5-professional-ways-to-decline-an-interview

Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82491

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER